Phân tích Thơ duyên của Xuân Diệu.
Đề bài: Em hãy phân tích bài thơ Thơ duyên của nhà thơ Xuân Diệu để thấy được tình cảm dạt dào của tác giả xuất hiện trong tác phẩm. Được xem là ông Hoàng của dòng thơ trữ tình, Xuân Diệu đã để lại rất nhiều những tác phẩm thơ hay về tình yêu. Qua những áng thơ của Xuân Diệu ta không chỉ cảm nhận ...
Đề bài: Em hãy phân tích bài thơ Thơ duyên của nhà thơ Xuân Diệu để thấy được tình cảm dạt dào của tác giả xuất hiện trong tác phẩm. Được xem là ông Hoàng của dòng thơ trữ tình, Xuân Diệu đã để lại rất nhiều những tác phẩm thơ hay về tình yêu. Qua những áng thơ của Xuân Diệu ta không chỉ cảm nhận sự tha thiết, chan chứa của tình yêu đôi lứa mà còn thể hiện được chân dung nhân vật trữ tình đầy đắm say, nồng nhiệt với tình yêu, lúc nào cũng khát khao được yêu, khát khao ấy ...
Đề bài: Em hãy phân tích bài thơ Thơ duyên của nhà thơ Xuân Diệu để thấy được tình cảm dạt dào của tác giả xuất hiện trong tác phẩm.
Được xem là ông Hoàng của dòng thơ trữ tình, Xuân Diệu đã để lại rất nhiều những tác phẩm thơ hay về tình yêu. Qua những áng thơ của Xuân Diệu ta không chỉ cảm nhận sự tha thiết, chan chứa của tình yêu đôi lứa mà còn thể hiện được chân dung nhân vật trữ tình đầy đắm say, nồng nhiệt với tình yêu, lúc nào cũng khát khao được yêu, khát khao ấy cháy bỏng, nồng nhiệt khiến cho những độc giả của Xuân Diệu đọc không chỉ là cảm nhận, mà đọc còn là sống dậy những phút giây tình yêu trong trái tim của tuổi trẻ, tình cảm ấy tha thiết mà cũng thiêng liêng biết bao. Một trong số những bài thơ tình trong rất nhiều tác phẩm thơ tình của Xuân Diệu, đó chính là bài “Thơ duyên”.
Trong các bài thơ của Xuân Diệu, ta dễ dàng nhận thấy được sự sống dạt dào không chỉ ở con người mà còn ở cả vạn vật, trong cái nhìn của nhà thơ thì vạn vật không hề tồn tại riêng lẻ, độc lập mà luôn có sự giao hòa, bén duyên, nảy tình với nhau. Cũng vì vậy mà đọc thơ Xuân Diệu thì độc giả như bước vào một thế giới đầy sắc màu, nhiều cung bậc của cảm xúc, được sống trong những giây phút đầy đắm say, tha thiết của tình yêu, của cảm xúc. Trong bài thơ “Thơ duyên”, nhà thơ Xuân Diệu đã rất khéo léo tạo ra cho các vật thể độc lập mối quan hệ đầy mật thiết, đó là sự giao hòa đầy đắm say, tự nhiên:
“Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên
Cây me ríu rít cặp chim huyền
Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá
Thu đến- nơi nơi động tiếng huyền”
Trong con mắt của thi nhân có tâm hồn nhạy cảm, đặc biết là với hồn thơ luôn tha thiết, say đắm với sự sống, với tình yêu lứa đôi thì những khung cảnh xung quanh dù rất bình dị, đơn sơ nhưng cũng có thể trở thành chất liệu, trở thành đối tượng của cảm xúc thi ca. “Chiều mộng” là một hình ảnh khá lạ lùng, bởi nó gợi cho chúng ta nhiều cảm nhận khác nhau, đó có thể là buổi chiều đẹp đẽ, thi vị như trong giấc mộng, hoặc vẻ đẹp của chiều tà vốn mang vẻ thơ mộng, thi vị như vậy. Và trong cảm nhận của nhà thơ, chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên, tức khung cảnh của buổi chiều hòa quyện với lời thơ say đắm, tạo nên sự kết nối tơ duyên giữa hai hiện tượng vốn không hề có mối quan hệ nào, một hiện tượng thuộc về tự nhiên, và một hiện tượng tồn tại trong thế giới tinh thần của con người.
Trên hàng me xa kia là hình ảnh của cặp chim huyền, đó là sự quấn quýt, ái ân không rời “Cây me ríu rít cặp chim huyền”, âm thanh “ríu rít” gợi ra sự sôi nổi, nồng nhiệt của tình yêu đôi lứa, dù là những loài vậy nhưng cũng dễ đánh động đến phần nội tâm của con người, đó sự ngưỡng mộ trước vẻ đpẹ của tình yêu. Bầu trời cao xanh lại có sự giao hòa với những tán lá trên cành cây kia “Đổ trời xanh ngọc qua tán lá”, đặc biệt, chỉ một động từ “đổ” thôi thì người đọc cũng có thể hình dung ra nguồn năng lượng đủ đầy, dạt dào, đó là sắc xanh của bầu trời đổ xuống, hòa quyện làm một với sắc xanh của tán lá, tạo nên vẻ đẹp thật độc đáo. Và không gian tràn ngập tình yêu mà nhà thơ gợi ra là không gian của mùa thu “Thu đến – nơi nơi động tiếng huyền”, đó là không gian của tình yêu, không gian của sự giao hòa.
“Con đường nho nhỏ gió xiêu xiêu
Lả lả cành hoang nắng trở chiều
Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn
Lần đầu rung động nỗi thương yêu”
Từ khung cảnh giao hòa, bén duyên của vạn vật, cỏ cây thì nhà thơ Xuân Diệu đã hướng đến bộ lộ, dãi bày tình cảm, sự rung động đầu đời trong sáng mà không kém phần da diết của mình. Trước hết, nhà thơ mở ra khung cảnh, nơi sự rung cảm đầu tiên được trao gửi “Con đường nho nhỏ gió xiêu xiêu”, đó là nơi con đường nhỏ, nơi gió thổi nhẹ “gió xiêu xiêu”, đó là không gian đầy thi vị, kích thích được sự rung cảm của con người. “Lả la cành hoang nắng trở chiều” những cành lá dưới sự tác động của những cơn gió “xiêu xiêu” làm cành bay lả lả như cuốn theo cuộc vui của gió, ánh nắng đã lên cao và không gian cũng sang chiều, đây là thời điểm rất đẹp vì ánh nắng đã dịu nhẹ đi rất nhiều, không còn gay gắt như giữa trưa. Và điều đặc biệt là khung cảnh nên thơ ấy chứng kiến một sự rung động thầm kín, trong sáng , đó là rung động đầu đời, lần đầu biết yêu thương “Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn/ Lần đầu rung động nỗi thương yêu”.
“Em bước điềm nhiên không vướng chân
Anh lững đững chẳng theo gần
Vô tâm- nhưng giữa bài thơ dịu,
Anh với em như một cặp vần”
Nếu như ở khổ thơ trên, ta vui mừng, hân hoan trước sự rung động đầy lãng mạn của nhà thơ, chưa hề biết đến đối tượng, cũng như chân dung cụ thể của đối tượng được rung động ấy. Thì đến khổ thơ này, Xuân Diệu đã hé mở cho người đọc hình ảnh của người “em”, nhân vật trữ tình đã thu hút, đã làm cho nhà thơ rung động, làm cho nhà thơ đắm say “Em bước điềm nhiên không vướng chân”, hình ảnh của “em” hiện lên với những bước chân đầy vô tư, tâm hồn trong sáng, “điềm nhiên” không một chút vướng bận. Ngay sau bước chân vô tư, không vướng bận của nhân vật em là những bước chân dụt dè, e ngại của chính nhà thơ “Anh lững đứng chẳng theo gần”, từ láy “lững đững” gợi ra những bước chân không dứt khoát, không chủ động, gợi ra hình ảnh của một chàng trai si tình đang theo gót chân của người mình yêu, nhưng ngại ngùng, bối rối chẳng thể tỏ bày.
Tuy có ngại ngùng, bối rối đấy nhưng nhà thơ cũng đã rất tự tin khi khẳng định mình và nhân vật “em” là một cặp đôi không thể tách rời, như một “cặp vần”, mà cặp vần ấy nếu tách rời nhau thì sẽ vô nghĩa và lạc lõng. Câu thơ vừa cho thấy sự quyết tâm, chân thành của Xuân Diệu, vừa cho thấy sự hồn nhiên, đáng yêu của chàng trai lần đầu biết yêu. Từ tình yêu bất chợt, đắm say với nhân vật “em”, nhà thơ Xuân Diệu đã thể hiện sự bay bổng của cảm xúc thông qua việc khắc họa cảnh vật xung quanh mình, vừa là tả cảnh nhưng cũng ngụ tình, chứa ý, thể hiện được tình cảm, tâm trạng thực tiễn của nhà thơ:
“Mây biếc về đâu bay gấp gấp
Con cò trên ruộng cánh phân vân
Chim nghe trời rộng giang thêm cánh
Hoa lạnh chiều thưa sương xuống dần”
Những đám mây trên bầu trời kia không từ tốn, vận động khẽ khàng, nhịp nhàng như nhịp độ vốn có của nó mà bay “gấp gấp”, nhưng không thể nhận thấy được điểm đến là đâu. Từ đó thể hiện sự xốn xang của tình cảm cùng với đó là sự trăn trở, suy tư vì không biết tận cùng của tình cảm này là đâu. Tiếp theo sự bất định, suy tư đó là sự mô tả hình ảnh của cánh cò phân vân, không biết nên bay hay nên ở “Con cò trên ruộng cánh phân vân”. Tuy nhiên, sự bối rối trong tâm hồn đó chỉ tồn tại nhất thời, chốc lát, vì ngay sau đó nhà thơ đã bình tâm lại và có thêm niềm tin vào tương lai “Chim nghe trời rộng giang thêm cánh” đó là sự bay bổng, tương lai đầy tươi đẹp của đôi lứa, “Hoa lạnh chiều thưa xương xuống dần”, đó chính là sự gắn kết, ấp ủ của tình yêu.
“Ai hay tuy lặng thu bước êm
Tuy chẳng băng nhân gạ tỏ niềm
Trông thấy chiều hôm ngơ ngẩn vậy
Lòng anh thôi đã cưới lòng em”.
Tình cảm đơn phương, sự rung động đầu lặng lẽ, khó dãi bày, bộc lộ, những bước chân theo gót người yêu tuy lặng thầm, cô gái không hay, bởi nhà thơ luôn ý thức trong từng bước chân”Ai hay tuy lặng chẳng thu bước êm”, tuy không có lời tỏ tình “Tuy chẳng băng nhân gạ tỏ niềm”, nhà thơ chỉ ôm ấp mối tình đơn phương ấy cho mình, khiến cho tâm hồn ngơ ngẩn, tâm trạng rối bời “Trông thấy chiều hôm ngơ ngẩn vậy”. Nhưng sự dụt dè trong hành động không thể phủ nhận được sự chắc chắn, tự tin trong tâm hồn, tình cảm, vì sự rung động của nhà thơ đã trao trọn cho “em”, cô gái nhà thơ yêu “Lòng anh thôi đã cưới lòng em”.
“Thơ duyên” là bài thơ được nhà thơ Xuân Diệu sáng tác năm 16 tuổi, vì vậy mà những rung động đầu đời được nhà thơ tái hiện đầy chân thực,hiện lên trước mắt người đọc là hình ảnh một chàng trai đầy ngây thơ, lần đầu tiên biết rung động, lần đầu tiên biết yêu. Nhưng đúng với độ tuổi của mình, chàng trai ấy dụt dè, nhút nhát, không dám bày tỏ, dãi bày với người mình yêu. Nhưng trái với sự dụt dè của hành động là tình cảm sâu nặng đầy chân thành mà chàng trai dành cho cô gái.