Phân tích tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao
Đề bài: Bài làm Tác giả Nam Cao là một nhà văn hiện thực vô cùng xuất sắc mỗi tác phẩm của ông đều gắn liền với những thân phận người dân vô cùng day dứt, thể hiện sự ám ảnh của tác giả về những người dân khốn khổ bị xô đẩy tới đường cùng. Mỗi câu chuyện của ông đều gợi ...
Đề bài:
Bài làm
Tác giả Nam Cao là một nhà văn hiện thực vô cùng xuất sắc mỗi tác phẩm của ông đều gắn liền với những thân phận người dân vô cùng day dứt, thể hiện sự ám ảnh của tác giả về những người dân khốn khổ bị xô đẩy tới đường cùng.
Mỗi câu chuyện của ông đều gợi lên một những sự bế tắc, nỗi khốn khổ của người dân trong kiếp người lầm than, bị chế độ phong kiến, thực dân Pháp đẩy tới đường cùng phải tự mình tìm tới cái chết.
Tác phẩm “Lão Hạc” là một trong những câu chuyện cảm động về hình ảnh người nông dân nghèo khổ, cô độc, cảnh khốn khổ nhưng vẫn toát lên tinh thần cao quý, phẩm chất tốt đẹp của người nông dân nhân hậu, chất phác. Lão Hạc là người nông dân có lòng tự trọng mãnh liệt dù chết ông cũng không muốn nhờ vả người khác, hàng xóm xung quanh mình.
Thông qua tác phẩm “Lão Hạc” thể hiện sự nhân văn nhân đạo của tác giả với những mảnh đời nông dân khốn khổ, bất hạnh. Tác giả Nam Cao lấy bối cảnh lịch sử thời kỳ đất nước đang chìm trong biển lửa tang tóc, cảnh nước mất, dân lầm than vô cùng đói khổ, cùng quẫn, xơ xác.
Tác giả đã xây dựng lên một nhân vật ông lão vô cùng khốn khổ, bị chế độ phong kiến và thực dân đẩy tới đường khốn khổ. Tác giả Nam Cao đã thể hiện sự tinh tế của mình khi lựa chọn người kể lại câu chuyện này là ông giáo người hàng xóm thân thiết với lão Hạc.
Bằng những lời văn giản dị, mộc mạc thể hiện gần gũi với người đọc. Từng mảnh đời chứ vật vờ, khốn khổ trong cảnh nghèo đói. Sống mà không bằng chết.
Cuộc đời của lão Hạc là một cuộc đời chỉ chứa toàn chuyện buồn, sự khổ đau. Vợ lão mất sớm, có người con trai duy nhất thì lại bỏ lão đi làm ở đồn điền cao su, một nơi nổi tiếng là đi dễ khó về, nơi bóc lột sức lao động hành hạ con người tới tận cùng.
Lão Hạc rất thương con nhưng lại nghèo khổ quá không thể làm gì cho con được. Lão chỉ có duy nhất một mảnh đất là thứ tài sản duy nhất lão có thể dành dụm để lại cho con để khi nào con trai lão về lấy vợ có chốn nương thân.
Lão Hạc là người dân hiền lành lương thiện, vô cùng chăm chỉ, chất phác, quanh năm bán mặt cho trời bán lưng cho đất nhưng không đủ ăn. Ai thuê gì lão đều làm cả.
Nhưng cuộc sống khắc nghiệt, sức khỏe của lão ngày càng yếu đi, lão không muốn cậy nhờ con cái khi tuổi mình càng ngày yếu đi và lão cũng không muốn làm phiền hàng xóm.
Cuộc sống quá túng quẫn bê tác nên lão đã nghĩ đến việc phải bán người bạn thân thiết của mình là con chó tên cậu Vàng. Những tình cảm của ông lão dành cho cậu Vàng chẳng khác gì con trai mình. Bởi từ ngày con trai lão đi xa, trước khi đi con trai lão có dẫn về một con chó.
Lão Hạc nuôi nó thương nó như con trai mình, thường tâm sự với nó, và coi nó như con mình. Lão ăn gì nó ăn đó, nhưng cuộc sống ngày càng nghèo khổ thân lão cũng không nuôi nổi lão ăn củ chuối, củ mài sống qua ngày nhưng con chó thì không thể nào ăn những thứ đó. Lão nghĩ tới việc bán nó đi.
Việc phải bán đi người bạn thân thiết của mình lão phải đấu tranh nội tâm ghê gớm, khiến cho lão đau khổ tới tận cùng, những nếp nhăn trên khuôn mặt xô lại.
Lão có mảnh vườn là tài sản duy nhất để lại cho con trai sau khi con lão từ đồn điền cao su trở về quê hương. Nhưng, mảnh đất đó đang có nguy cơ bị nhà Bá Kiến chiếm lấy làm của nhà lão. Đã nhiều lần tên Bá Kiến sai người sang hỏi mua mảnh vườn của ông lão. Nhưng ông lão không bán, chúng mua không được nên bàn mưu tính kế để cướp không mảnh vườn của lão.
Trước khi chết lão sang nhà Binh Tư xin bả chó, rồi lão sang nhà ông giáo Thứ gửi gắm ông giấy tờ mảnh vườn và ba mươi đồng để ông giáo giữ hộ, khi nào lão chết thì dùng tiền để làm ma chay tang lễ cho lão.
Còn mảnh vườn lão nhờ ông giáo giữ hộ để con trai lão về thì trao lại, cho gia đình Bá Kiến khiến không nhăm nhe chiếm mảnh vườn của lão.
Cái chết của lão Hạc là một cái chết vô cùng thảm thương đầy bi kịch. Nó thức tỉnh rất nhiều con người đang lầm đường lạc lối, đang bị sự nghèo khổ làm cho mất dần nhân tính.
Cái chết của lão Hạc phản ảnh hiện thực của xã hội phong kiến vô cùng bất công, đã xô đẩy người nông dân vào bước vào đường cùng khiến cho sự bế tắc túng quẫn là nguyên nhân dẫn tới cái chết vô cùng bi thảm.
Truyện ngắn “Lão Hạc” thể hiện sự bế tắc của người dân trong xã hội phong kiến, những người nông dân khốn khổ bị xô tới đường cùng phải tìm tới cái chết một cách đau đớn.
Thông qua truyện ngắn “Lão Hạc” thể hiện tinh thần nhân văn của tác giả Nam Cao với những số phận người nông dân khốn khổ. Thông qua tác phẩm tác giả muốn tố cáo tội ác của xã hội phong kiến và bè lũ xâm lược.
Thảo Nguyên