12/02/2018, 14:33

Phân tích truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành

Đề bài: Phân tích truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành Bài làm Nhà vă Nguyễn Trung thành viết tác phẩm “Rừng xà nu” khi đi thực tế tại vùng Tây Nguyên. Tác phẩm “Rừng xà nu” là một tác phẩm nói lên những người dân Tây Nguyên vô ...

Đề bài: Phân tích truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành

Bài làm

Nhà vă Nguyễn Trung thành viết tác phẩm “Rừng xà nu” khi đi thực tế tại vùng Tây Nguyên. Tác phẩm “Rừng xà nu” là một tác phẩm nói lên những người dân Tây Nguyên vô cùng bất khuất, họ một lòng kiên cường đi theo cách mạng, gắn bó đời mình với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Những năm kháng chiến chống thực dân Pháp đầy quyết liệt.

Tác phẩm “Rừng xà nu” chỉ là một truyện ngắn nhưng chứa đựng rất nhiều ý nghĩa lớn lao. Nó chính là bản anh hùng ca của những người dân Tây Nguyên anh hùng kiên cường, một thế hệ cách mạng mới với những người trẻ nhiệt tình, gan dạ, mưu trí.

Tác phẩm “Rừng xà nu” mở đầu hình ảnh những người dân làng Xô Man anh dũng một rừng xà nu bất chấp sự hủy hoại về bom đạn, tàn nhẫn, nhưng chúng vẫn kiên cường đứng lên xanh tốt không bao giờ gục ngã, cây to đổ xuống thì cây con lại mọc lên. Nó chính là biểu tượng của dân làng Xô Man kiên cường.

Tất cả cánh rừng xà nu không cây nào không bị thương, có những cây bị chặt đứt ngang người. Nhựa chảy tràn trề, ở vết thương, lâu ngày nhựa sẽ khô thơm ngào ngạt, long lanh trong nắng hè rồi dần thâm tím lại đặc lại thành từng những cục máu vô cùng lớn. Có những cây con cao tới ngang ngực người lớn lại bị đại bác chặt ngang thân đứt đôi.

Có những cây vượt lên số phận cao hơn đầu người cành lá vô cùng xanh tốt, xum xuê, như những con chim đã đủ lông đủ cánh,

Tác giả Nguyễn Trung Thành miêu tả những cánh rừng xà nu bằng một thứ ngôn ngữ vô cùng tinh tế giàu chất tơ một thứ ngôn ngữ vừa gợi tả, vừa làm cho người đọc say đắm, gợi mở nhiều sự tưởng tượng phong phú.

Phân tích truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành

Hình ảnh những cây xà nu ở trong hình ảnh của một loài cây ham ánh sáng mặt trời tượng trưng cho những con người dân vùng Tây Nguyên anh dũng kiên cường, trong những ngày tháng kháng chiến chống Mĩ. Bút pháp miêu tả đặc tả những thủ pháp phát huy tối đa những hiệu lực của nó. Rừng xà nu hiện như một người bạn trung thành kiên cường bảo vệ dân làng Xô Man.

Tái hiện lại cuộc sống chân thực chiến đấu kiên cường người dân Tây Kiên trong những ngày tháng chống giặc xâm lược Mĩ, nhà văn Nguyễn Trung Thành đã miêu tả sự trưởng thành những thế hệ nối tiếp phát huy những truyền thống vô cùng anh hùng.

Trong truyện ngắn “Rừng xà nu” nhân vật T nú là đứa trẻ gan dạ một người trẻ gặp nhiều bất hạnh trong cuộc sống. Cha mẹ bị giặc giết từ khi còn nhỏ, T nú được người dân làng Xô Man nuôi dưỡng, năm 11 tuổi T nú và Mai được anh Quyết một người cách mạng dạy chữ, việc học mãi không thuộc những con chữ làm cho T nú buồn lắm. T nú lấy những viên đá đập vào tay mình đến chảy máu để có thể nhớ lâu hơn.

Hình ảnh lấy đá đập vào tay mình của một cậu bé hơn mười tuổi đã khiến người cho người đọc hiểu được bản tính gan góc kiên cường của T nú xuất phát từ cá tính khi còn rất nhỏ.

Khi lớn lên T nú kết hôn với Mai sinh ra em bé trai đầu lòng là thành quả tình yêu của hai người. T nú tham gia hoạt động cách mạng thường xuyên xa nhà. Ở nhà bọn thằng Dục đã bắt Mai và em bé tra tấn vô cùng dã man, T nú chạy từ căn cứ cách mạng trở về nhà chỉ đứng sau một cái cây để nhìn những trận mưa đòn roi của tên Dục và bè lũ tay sai giáng xuống người Mai. Khi T nú định lao ra để cứu mai và con mình thì cụ Mết đã giữ T nú lại.

Rồi Mai và em bé bị tra tấn tới chết, T nú không chịu được nên đã lao ra ôm lấy vợ con mà khóc. Bọn giặc bắt T nú tra tấn dã man nhưng T nú câm lặng, như một xác chết nỗi đau trong lòng anh quá lớn. Khi giặc tẩm nhựa xà nu vào mười đầu ngón tay của T nú và châm lửa đốt khiến cho mười đầu rực lửa. Nhưng T nú cũng không kêu than xin tha mạng, cụ Mết cùng dân làng Xô Man tay mác, tay giáo xông lên giết tên Dục giải cứu cho T nú.

Sau khi được giải thoát T nú vẫn tiếp tục sự nghiệp cách mạng của mình, không bỏ cuộc dù không có mười đầu ngón tay nhưng T nú vẫn có thể cầm súng, cầm mác để giết giặc. T nú đã lập được nhiều chiến công lớn, trở thành biểu tượng anh hùng của người dân làng Xô Man.

Không chỉ có T nú, dân làng Xô Man có rất nhiều người anh dũng như cụ Mết tựa như một cây xà nu già kiên cường vững chãi qua thời gian, mưa bão, T nú là cây xà nu đang tuổi trưởng thành, bé Heng, bé Dít là những cây xà nu non trẻ nhưng đang dần trưởng thành theo thời gian.

Nguyễn Trung Thành đã vô cùng thành công khi xây dựng nhân vật cụ Mết là một nhân vật huyền thoại có nhiều tính tốt đẹp, là người gắn kết những người dân làng Xô Man đi theo con đường cách mạng.

Đọc truyện ngắn “Rừng xà nu” người đọc cảm thấy ấn tượng về những con người làng Xô Man vô cùng kiên cường, anh dũng, có lòng yêu quê hương đất nước mạnh mẽ,

Với những đoạn văn vô cùng tinh tế thể hiện sự chau chuốt của người viết. Tác giả Nguyễn Trung Thành đã thổi hồn vào những lời văn của mình để tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm.

Truyện ngắn “Rừng xà nu” thể hiện những số phận cả người dân tộc từ câu chuyện của tác giả ta cảm thấy được hình ảnh rất nhiều T nú, cụ Mết.. kiên cường anh dũng của dân làng Xô Man.

Đông Thảo

0