12/02/2018, 14:33

Phân tích bài ca dao “Anh đi anh nhớ quê nhà”

Đề bài: Phân tích bài ca dao “Anh đi anh nhớ quê nhà” Bài làm Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, ca dao dân ca là một phần không thể thiếu của người dân lao động. Nó thể hiện những tình cảm thiêng liêng, tâm tư tình cảm của người dân lao động trong thời ...

Đề bài: Phân tích bài ca dao “Anh đi anh nhớ quê nhà”

Bài làm

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, ca dao dân ca là một phần không thể thiếu của người dân lao động. Nó thể hiện những tình cảm thiêng liêng, tâm tư tình cảm của người dân lao động trong thời phong kiến.

Bài ca dao “Anh đi anh nhớ quê nhà” thể hiện tình cảm của người con trai khi đi xa nhưng trong lòng luôn nhớ về người thương về quê hương yêu dấu của mình bằng cả tấm lòng. Người con trai cảm thấy nhớ về người phụ nữ của mình bằng cả trái tim yêu thương, nhớ tới món ăn giản dị, mộc mạc với tấm lòng yêu thương tha thiết.

Nó thể hiện cho tình cảm yêu thương, tình nghĩa vợ chồng mặn nồng, giản dị nhưng ấm áp:

Anh đi anh nhớ quê nhà,
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.
Nhớ ai dãi nắng dầm sương,
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao

Bài ca dao có nhiều ý kiến khác nhau bởi có người cho rằng đây là một lời tỏ tình của một chàng trai đi xa quê hương và nó lên tình cảm của mình với người con gái mình đã thầm thương trộm nhớ. Nhưng cũng có nhiều ý kiến cho rằng đây là một bài thơ của người chồng khi đi xa nhớ về người vợ thân thương của mình.

Phân tích bài ca dao “Anh đi anh nhớ quê nhà”

Trong hai câu đầu của bài ca dao thể hiện tình cảm của người đàn ông xa quê dành tình cảm thắm thiết, mặn nồng của mình dành cho quê hương. Một quê hương sinh ra và lớn lên của người con trai, nơi chôn rau cắt rốn, nơi gắn bó những kỷ niệm tuổi thơ, nơi có những điều vui buồn của người đàn ông.

Anh đi anh nhớ quê nhà,
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.

Người con trai đi xa trong tâm trạng nhớ quê hương của mình. Anh ta liền nhớ tới những món ăn vô cùng giản dị mộc mạc thể hiện bản sắc quê hương của mình. Những người dân ở vùng nông thôn miền Bắc ai cũng biết tới món rau muống, tương cà, đây là món ăn vô cùng quen thuộc thể hiện sự giản dị của những người lao động.

Một món ăn giản dị bình dân nhưng có sự chân thành, dù nghèo khó nhưng thể hiện tình cảm ấm áp còn ngon hơn cả cao lương mỹ vị, nó khiến cho người con trai khi đi xa không thể nào quên được sự giản dị thân thương đó.

Chính món ăn mộc mạc chính là kỷ niệm ngọt ngào thân thương nhất nó đã trở thành hồi ức vô cùng ngọt ngào ăn sâu vào tiềm thức của người con trai. Dù ở đâu, đi đâu thì những món ăn giản dị của quê hương cũng không bao giờ phai mờ trong lòng người con trai

Người con trai chỉ nhớ những điều vô cùng giản dị, mộc mạc, gần gũi với tuổi thơ của người đàn ông, thể hiện một tâm hồn giản dị, mộc mạc của người đàn ông, không tham vinh hoa phú quý mà chỉ nhớ những kỷ niệm thể hiện sự gắn bó ấm áp giữa tình cảm gia đình mộc mạc.

Thể hiện tình cảm của người đàn ông thủy chung son sắc, không một dạ hai lòng không phải người tham phú phụ bần, mà luôn nhớ những gì giản dị, mộc mạc, thể hiện sự sâu sắc trong tình cảm của người con trai dành cho cô gái của mình.

Trong hai câu ca dao tiếp theo người con trai đã chuyển hướng nỗi nhớ nhung của mình từ việc nhớ quê hương sang nhớ người con gái của mình thương yêu. Hình ảnh cô con gái hiện ra vô cùng giản dị mộc mạc, vô cùng gợi cảm, thể hiện tình cảm sâu sắc của người đàn ông.

Nhớ ai dãi nắng dầm sương,
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.

Trong hai câu ca dao này điệp từ “Nhớ ai” được người xưa sử dụng nhằm nhấn mạnh nỗi nhớ trong lòng của người con trai xa xứ, luôn nhớ về quê hương và người con gái của mình.
Nó chính là tấm lòng, sự chân thành của người con trai dành cho người phụ nữ của đời mình, người mà anh đã trao trọn cái trái tim.

Hình ảnh người con gái nơi quê nhà sớm khuya tần tảo, mưa nắng, quanh năm lam lũ bán mặt cho trời bán lưng cho đất thể hiện tình cảm người con trai nhớ tới người con gái của mình không phải một tiểu thư lá ngọc cành vàng hay một cô gái có vẻ đẹp trong trắng tinh khiết như ngọc nữ, mà là một cô gái tần tảo mưa nắng.

Sự vất vả lam lũ của người con gái lại là điều khiến người con trai vô cùng day dứt, nhớ da diết không thể nào quên dù có ở nơi đâu đi chăng nữa thì hình ảnh cô gái vẫn chiếm trọn trái tim người con trai.

Điều này cho thấy người con trai là người vô cùng thủy chung trước sau như một, tình yêu người con trai dành cho người phụ nữ của mình là sự chân thành, mộc mạc không hề nhìn theo những điều hào nhoáng ngoại, mang vẻ bên ngoài.

Anh chỉ yêu tâm hồn của cô gái, nhớ những cảnh cô gái làm việc, lao động miệt mài hình ảnh làm cho chàng trai da diết nhớ, vô cùng xúc động không thể nào quên được dù có đi đâu ở đâu.

Bài ca dao thể hiện nỗi nhớ của người con trai khi phải rời xa quê hương của mình xa những người yêu thương nhất của cuộc đời mình, xa người con gái gắn bó thủy chung với anh.

Bài ca dao thể hiện một giọng thơ bồi hồi xao xuyến thể hiện nhớ nhung, của người con trai khi xa quê hương và ngồi nhớ lại quê hương, nhớ lại người con gái đang chờ đợi minh nơi quê nha bằng tình cảm thân thương, mộc mạc nhất. Bài ca dao khiến cho người đọc cảm thấy bồi hồi, bởi tình cảm chân thành của người đàn ông dành cho cô gái của mình.

Thảo Nguyên

Từ khóa tìm kiếm

  • em hay cam nhân câu ca dao sau anh đi anh nhô que nha nho canh rau
  • phan tich bai ca dao anh di anh nho que nhaf nho ccach rau
0