12/02/2018, 14:33

Phân tích “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật

Đề bài: Phân tích “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật Bài làm Bài thơ về Tiểu đội xe không kính của nhà thơ Phạm Tiến Duật được viết vào năm 1969 khi nước ta đang trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước giải phóng Miền Nam ruột thịt thống ...

Đề bài: Phân tích “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật

Bài làm

Bài thơ về Tiểu đội xe không kính của nhà thơ Phạm Tiến Duật được viết vào năm 1969 khi nước ta đang trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước giải phóng Miền Nam ruột thịt thống nhất nước nhà.

Bài thơ thể hiện được sự anh dũng, quả cảm của những chiến sĩ bộ đội cụ Hồ khi lái những chiếc xe thiếu những trang thiết bị tối thiểu nhưng vẫn băng băng tiến lên phía trước, quyết tâm giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước.

Hai câu đầu của bài thơ “Tiểu đội xe không kính” tác giả Phạm Tiến Duật đã giải thích rõ ràng về việc vì sao những chiếc xe ô tô chở lương thực, thuốc men, đạn dược của bộ đội ta lại mất đi những tấm kính

Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi.

Nhưng chiếc xe khi mới mua về đều có kính đầy đủ nhưng theo thời gian trải qua nhiều bon rơi, đạn nổ nên những tấm kính bị vỡ, biến thành những chiếc xe không có kính. Đầu tiên chỉ là một hai chiếc nhưng dân dần trở thành một tiểu đội xe không kính.

Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng

Trong hai câu thơ này tác giả Phạm Tiến Duật đã sử dụng từ láy “ung dung” thể hiện cho sự đường hoàng, đĩnh đạc,thể hiện cho tâm thế hiên ngang của người lính trong trận chiến.

Điệp từ “nhìn” thể hiện cái nhìn yêu đời, không sợ hãi, không lo lắng của người lính, luôn luôn hướng thẳng tiến lên phía trước tất cả vì Miền Nam ruột thịt, vì ước mơ giải phóng nước nhà thống nhất tổ quốc.

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng,
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa, như ùa vào buồng lái.

Những chiếc xe không có kính chạy trong cát bụi, mưa sa, chạy trong bom đạn tất nhiên sẽ có những nỗi vất vả mà chỉ có người lái những chiếc xe này mới hiểu được. Thấy gió vào xoa mắt đắng, thể hiện sự gian khổ nhọc trong quá trình kháng chiến của những chiến sĩ dân tộc ta.

Nhưng trong trái tim của người lính con đường trước mặt đã ăn sâu vào trái tim, chạy thẳng vào tim, nên họ cứ thế mà tiến lên phía trước không hề nao núng, sợ hãi.

Trong quá trình lái xe không kính đó có những lúc người lính nhìn thấy những cánh chim trời bay sà vào buồng lái, rồi những giọt mưa táp thẳng vào mặt buốt lạnh. Có những niềm vui và có những khó khăn nhưng tất cả đều tiến lên phía trước.

Không có kính, ừ thì có bụi,
Bụi phun tóc trắng như người già.
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha!

Trong những câu thơ này chi tiết đầy tính trữ tình lãng mạn, đầy những chất thơ bi tráng, những người lính ra đi khi tuổi đời còn đang xuân xanh phơi phới, tóc còn một màu đen tuyền óng ả, nhưng do bụi, gió cát làm cho những mái đầu đen tuyền đó biến thành màu trắng như người già.

Nhưng tất cả đều cảm thấy vô cùng bình thường, như một chuyện hiển nhiên, không có gì đáng ngại. Nó còn trở thành những mẩu chuyện vui nhưng trận cười vui vẻ để người lính của chúng ta trêu đùa có những giây phút xả hơi, vui vẻ

Không có kính, ừ thì ướt áo
Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời
Chưa cần thay lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi!

Những câu thơ này thể hiện lòng nhiệt tình cách mạng của những người lính bộ đội cụ Hồ nó không phải những hình ảnh trừu tượng khó hiểu mà được cụ thể hóa bằng con số ” lái hàng trăm cậy số”.

Thông qua những cung đường gió biết bao mồ hôi, xương máu của những chiến sĩ cách mạng chúng ta rơi xuống. Nhưng bất chấp mọi khó khăn gian khổ, những người lính lái xe của chúng ta vẫn ung dung, lạc quan yêu đời.

Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.

Trong những con đường hành quân, những lúc nhìn thấy đồng đội, người quen việc xe không có kính lại trở thành những ưu điểm. Những người bạn người đồng đội bát tay nhau một cách dễ dàng thuận lợi, qua những ô cửa kính đã vỡ khiến cho mọi sự tiếp xúc, trở nên dễ dàng thuận lợi hơn, gần gũi nhau hơn.

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi, trời xanh thêm.
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước;
Chỉ cần trong xe có một trái tim

Trong những câu thơ này hình ảnh “Trái tim” thể hiện sự ấm áp của tình yêu thương con người, một trái tim đang căng tràn sức sống, lòng thù hận dành cho kẻ thù.

Một trái tim ấm nóng điều khiển mọi hành động của những người lính anh hùng, dũng cảm kia.
Hình ảnh trái tim ở trong xe, thể hiện cho tình yêu của người lính, sự sống một trái tim biết rung động, biết yêu ghét rõ ràng, biết làm những việc có lý chí, thể hiện tinh thần quả cảm của những người lính.

Hình tượng những chiếc xe của tiểu đội xe không kính thật là tinh tế, độc đáo. Những chiếc xe không có kính làm nổi bật hình ảnh anh dũng, quả cảm của những người lính lái xe dọc đường Trường Sơn. Họ là những người chiến sĩ hiện ngang, gan dạ bất chấp mọi nguy hiểm để hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Trong Bài thơ về Tiểu đội xe không kính, tác giả đã sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật như so sánh, ẩn dụ, điệp từ, điệp ngữ thể hiện sự sáng tạo phong phú của tác giả. Thông qua bài thơ tác giả đã phác họa lên hình ảnh người lính cụ Hồ có vẻ đẹp tâm hồn phong phú, thể hiện sự anh dũng, can trường của họ trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Chính những chi tiết đậm chất bi tráng đó đã biến con đường Trường Sơn trở thành con đường mang màu sắc huyền thoại, của dân tộc ta. Bài thơ ” Tiểu đội xe không kính” là một trong những bài thơ vô cùng thành công khi phác họa về chân dung người lính.

Thảo Nguyên

Từ khóa tìm kiếm

  • phân tích bài thơ về tiểu đội xe không kính
0