12/02/2018, 14:33

Phân tích nhân vật Mị trong “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài

Đề bài: Phân tích nhân vật Mị trong “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài Bài làm Vợ chồng A Phủ được nhà văn Tô Hoài viết trong một chuyến đi công tác thực tế tại Tây Bắc. Truyện ngắn nói lên nỗi khốn khổ của người nông dân khi bị xô đẩy tới đường cùng. Nhân vật Mị ...

Đề bài: Phân tích nhân vật Mị trong “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài

Bài làm

Vợ chồng A Phủ được nhà văn Tô Hoài viết trong một chuyến đi công tác thực tế tại Tây Bắc. Truyện ngắn nói lên nỗi khốn khổ của người nông dân khi bị xô đẩy tới đường cùng.

Nhân vật Mị trong truyện ngắn trong “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài cũng thể hiện cuộc sống của người nông dân Việt Nam thu nhỏ. Bằng sức sống mãnh liệt, một sức sống tiềm tàng Mị đã vượt lên chính mình, tự cởi trói giải thoát đời mình.

Nhân vật Mị là một cô gái xinh đẹp, chăm chỉ có tài thổi sáo nhiều chàng trai đi theo Mị về tới tận nhà. Chính vì vậy, Mị là cô gái được nhiều chàng trai trong bản thầm thương trộm nhớ, thèm khát có được.

Nhưng rồi một ngày Mị bị A Sử con trai nhà thống lý Pá Tra bắt về làm con dâu. Phong tục ở quê Mị là người trai có thể bắt người con gái mình thương về làm vợ. Sau ba ngày nếu người con gái ăn uống của nhà người con trai thì phải ở lại làm dâu con, nhưng Mị cương quyết không ăn, không uống một ngụm nước nhà A sử bởi cô không muốn lấy A Sử làm chồng.

Sau ba ngày Mị được thả về nhà, nhưng cuộc đời cô không thoát được, bởi số tiền cha mẹ Mị nợ nhà thống lý Pá Tra nên cô bắt buộc phải quay lại nhà thống lý làm con dâu gạt nợ. Nhiều lần Mị chạy về nhà trên tay cầm nắm lá ngón muốn ăn để chết đi cho yên phận. Nhưng nghĩ tới cha mẹ, sẽ phải chịu khổ khi cô chết. Nên Mị đành cam phận quay trở lại làm dâu nhà thống lý Pá Tra.

Tiếng là con dâu nhà giàu nhưng Mị chẳng khác nào người ở, sống kiếp nô lệ, tôi tới, phải làm việc quần quật từ sáng tới tối. Trâu bò làm việc còn có lúc tối nó được nghỉ ngơi ăn cỏ, nhưng đàn bà con gái nhà thống lý thì làm việc quanh năm suốt tháng

Mị được ví như con rùa suốt ngày sống trong xó cửa, chỉ biết làm việc mà thôi. Cuộc sống của Mị suốt ngày chỉ sống trong xó cửa, trong căn buồng tăm tối kín như bưng chỉ có duy nhất một lỗ nhỏ để ánh sáng thông qua. Lúc nào Mị nhìn qua ô sáng đó cũng chỉ thấy một màu mờ mờ trăng trắng mà thôi.

Nhìn ra ngoài không biết là sương hay nắng, không phân biệt được ngày hay đêm. Ý thức về cuộc sống của Mị như bị giam cầm, tê liệt, ở lâu trong cái khổ Mị đã quen khổ rồi. Mị sống lầm lũi, không cười, không nói âm thầm sống mà như đã chết. Chỉ biết làm và làm mà thôi.

Phân tích nhân vật Mị trong “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài

Nhưng rồi một ngày “ngoài đầu núi lấp ló, có những tiếng thổi sáo rủ bạn đi chơi, Mị nghe tiếng sáo gọi bạn vọng lại thiết tha bồi hồi tưởng chừng như Mị đã vô cảm, chai sạn tâm hồn. Nhưng rồi một ngày Mị cũng tỉnh ngủ. Hôm đó là ngày chợ tình mùa xuân, Mị lôi hũ rượu trong nhà ra uống càng uống càng tỉnh, Mị cảm thấy cơ thể rạo rực lắm.

Mị uống rượu thể hiện cho sự nổi loạn, Mị muốn đi chơi, nhiều người phụ nữ có chồng có con nhưng vẫn có thể đi chơi được mà. Mị toan đứng dậy sửa soạn quần áo để đi chơi chợ tình. Nhưng mà dường như A Sử nhìn thấy sự thay đổi trong con người Mị, hắn đã đánh Mị rồi trói Mị vào cái cột nơi góc nhà.

Hơi rượu trong người mị đã ngấm Mị mơ màng giữa mơ và thực tại nên cô muốn vùng lên để bước đi. Nhưng cơ thể bị trói, tóc Mị bị trói lên nóc nhà nên đau đớn không đi được. Chính cuộc sống thực tại phũ phàng đã chà đạp lên ước mơ của Mị.

Ngọn lửa sống mãnh liệt thể hiện khát khao sống bùng cháy trong con người Mị dâng trào, Mị đã tìm cách để cởi trói cho mình. Rồi trùng hợp ngày hôm đó trong nhà cũng có người bị trói bị đánh như Mị đó chính là A Phủ. Một thanh niên lực lưỡng khỏe mạnh nhưng số phận hẩm hiu bị bắt làm nô lệ cho nhà thống lý Pá Trá. A Phủ cũng bị đánh đập vô cùng tàn nhẫn như Mị vậy.

Nước mắt A Phủ rơi xuống miệng, xuống cổ nhưng anh không thể nào lau đi được chính những giọt nước mắt đó đã thức tỉnh tâm hồn của Mị. Mị đã cởi trói cho mình rồi cắt dây trói thả A Phủ ra hai người cùng nhau bỏ trốn.

Hai con người cùng cảnh ngộ đã gặp nhau trong hoàn cảnh khốn cùng, rồi cùng nhau trốn thoát bắt đầu một cuộc sống mới.

Hành động tự cắt dây trói của mình rồi thả A Phủ ra , thể hiện hành động tự giải phóng kiếp nô lệ của chính mình. Nhân vật Mị đã vượt lên số phận của mình để tự giải thoát mình.

Thông qua nhân vật Mị nhà văn Tô Hoài đã khắc họa nhân vật vô cùng tài tình độc đáo, từ một con người mất sức sống, sức chiến đấu, sống lầm lũi và cam chịu Mị đã thay đổi trở thành người có sức sống tiềm tàng mãnh liệt.

Đông Thảo

Từ khóa tìm kiếm

  • phan tích nhân vật mị
  • phân tích nhân vật mị trong vợ chồng a phủ
  • phân tích nhân vật mị trong vợ chồng a phủ tô hoài
  • nhât vật mị
  • văn mâu phân tich nhân vật mị
  • phan tích nhan vat mi làm sáng to
0