Phân tích tác phẩm Bên Kia Sông Đuống
() – Anh (Chị) hãy của Hoàng Cầm ( Bài làm của học sinh trường THPT Vĩnh Chân) Đề bài: Anh (Chị) hãy phân tích tác phẩm Bên Kia Sông Đuống của Hoàng Cầm BÀI LÀM Sinh ra ở quê hương quan họ Bắc Ninh, được tắm mát dưới làn điệu dân ca ngọt ngào đằm thắm đã nuôi ...
() – Anh (Chị) hãy của Hoàng Cầm ( Bài làm của học sinh trường THPT Vĩnh Chân)
Đề bài: Anh (Chị) hãy phân tích tác phẩm Bên Kia Sông Đuống của Hoàng Cầm
BÀI LÀM
Sinh ra ở quê hương quan họ Bắc Ninh, được tắm mát dưới làn điệu dân ca ngọt ngào đằm thắm đã nuôi dưỡng hồn thơ Hoàng Cầm. Cũng chính bởi vậy, thơ Hoàng Cầm luôn hiện hữu đất và người Kinh Bắc với bao di tích, đền đài, những nếp sống sinh hoạt và văn hóa của mảnh đất nghìn năm văn vật nơi đây. Bài thơ Bên kia sông Đuống được thai nghén từ hồn thơ ấy.
Sông Đuống (sông Thiên Đức) là một nhánh của sông Hồng chia Bắc Ninh làm đôi, tả ngạn và hữu ngạn. Khi nhà thơ đang chiến đấu ở miền Nam, nghe tin giặc bắn phá quê hương đã xúc động và viết Bên kia sông Đuống với tâm tư của một người con kháng chiến đau nỗi đau quê hương bị giặc Pháp giày xéo và gửi vào đó ước vọng chiến đấu giành lại độc lập, tự do cho quê hương đất nước.
Hình ảnh mở đầu mỗi khổ thơ là sông Đuống – dòng sông gắn với tiềm thức, tâm hồn, văn hóa đất Kinh Kỳ tạo nên bản giao hưởng thấm đượm chất trữ tình. Khiến bài thơ nhẹ nhàng như lời ru lời hát gợi dậy bao nỗi niềm bâng khuâng. Sông Đuống được miêu tả sinh động, cụ thể mà ở góc độ nào ta cũng cảm nhận được và kiêu hãnh với vẻ đẹp của nó.
Hoàng Cầm đã sử dụng tài tình các biên pháp tu từ khiến cho con sông quê hương trở thành chứng nhân lịch sử trong kháng chiến trường kì của dân tộc. Con sông nằm nghiêng nghiêng như sinh thể, như một thiếu nữ với bao nỗi niềm trăn trở, lo âu. Tất cả những hình ảnh quen thuộc của làng quê vùng bắc bộ đã được Hoàng cầm viết nên bằng tất cả niềm yêu mến. Qua đó làm nổi bật được sự trù phú và sức sống mạnh mẽ của cảnh vật.
Khi nói tới nỗi chia cắt đôi bờ Kinh Bắc, cấu trúc thơ chất chứa sự đau đớn, tiếc nuối như xoáy vào lòng người đọc nỗi đau đáu khôn nguôi. Quê hương bị chia cắt cũng như mất đi một phần cơ thể, vì thế nhà thơ đã so sánh “như rụng bàn tay”, một so sảnh tự nhiên, sâu sắc làm tăng thêm nỗi nhớ khôn nguôi với mảnh đất quê hương xứ sở tăng thêm cảm hứng dạt dào trong thơ. Trong thơ Hoàng Cầm, nét tươi trong của tranh Đông Hồ gợi lên sự tươi tắn, tinh khôi gợi màu dân tộc niềm kiêu hãnh về bản sắc văn hóa quê hương.
Nhà thơ không miêu tả hình ảnh những con người cụ thể nhưng trạm khắc về cuộc sống chia li hoang tàn bằng cách dùng hình ảnh những vật vô tri trong bức tranh để nói lên nỗi đau thương mà đồng bào ta phải chịu đựng và đằng sau nỗi đau ấy là hình ảnh quê hương với bản sắc văn hóa, phong tục sống động
Hoàng Cầm không chỉ gợi mở trước mắt bạn đọc một không gian mênh mông của mộng bình yên thơ mộng với những nét vẽ truyền thống và niềm yêu mến con người Kinh Bắc mà còn kiêu hãnh về các địa danh của quê hương xứ sở. Với vài nét phác họa, ông đã dựng nên trước mắt người đọc bức chân dung cụ thể của những con người Kinh Bắc cụ già phúc hậu, trẻ em ngây thơ, thiếu nữ tháo vát.
Có nhớ từng khuôn mặt búp sen
Những cô hàng xén răng đen
Cười như mùa thu tỏa nắng
Trên đây là những nét vẽ điển hình về người con gái đất Kinh Bắc, những cô hàng xén răng đen với những nét phong tục tập quán cổ truyền, nhà thơ đã khéo léo so sánh nụ cười thiếu nữ với ánh nắng mùa thu, một vẻ đẹp hòa hợp giữa con người với thiên nhiên. Tình yêu quê hương tràn đầy trong từng câu thơ.
Nếu như không gắn bó máu thịt với quê hương với phong tục, truyền thống của quê hương thì Hoàng Cầm thì không thể viết nên những vần thơ đẹp đến vậy. Đọc Bên kia sông Đuống, chúng ta lại có dịp hồi tưởng tới quê hương của riêng mình.