Cảm nhận về bài thơ Thu Điếu của Nguyễn Khuyến
(Kenhvanmau.com) – Anh( Chị) hãy . ( Bài làm văn của học sinh giỏi lớp 11 trường THPT Bình Giang). Đề bài: . BÀI LÀM Nguyễn Khuyến- một nhà thơ nổi tiếng với những bài thơ viết về. Vơi tuyển tập những bài thơ như: thu điếu, thu vịnh, thu ẩm, và cũng nhờ chúng ...
(Kenhvanmau.com) – Anh( Chị) hãy . ( Bài làm văn của học sinh giỏi lớp 11 trường THPT Bình Giang).
Đề bài: .
BÀI LÀM
Nguyễn Khuyến- một nhà thơ nổi tiếng với những bài thơ viết về. Vơi tuyển tập những bài thơ như: thu điếu, thu vịnh, thu ẩm, và cũng nhờ chúng chùm thơ về mùa thu này đã giúp Nguyễn Khuyến trở thành nhà thơ hàng đầu viết về mùa thu. Những câu thơ ẩn chứa trong những bài thơ về mùa thu của ông nhẹ nhàng dễ đi vào lòng người, sẽ không ai có thể quên, khi nhắc tới thơ về mùa thu Việt Nam, và Thu Điếu là một trong 3 bài thơ đặc sản của thơ văn viết về mùa thu.
Được mệnh danh là một nhà thơ của làng cảnh Việt Nam,ba bài thơ về mùa thu của Nguyễn Khuyến đặc biệt là Thu điếu đã trở thành một trong những bức tranh mùa thu đặc sắc của văn học Việt Nam. Với nét đẹp của mùa thu được thi vị hóa , trở thành một bức tranh độc đáo. Lần lượt xuất hiện là những hình ảnh của làng quê việt nam, ao nước, mặt hồ, những hình ảnh hết sức bình dị và gần gữi với cuộc sống của con người Việt Nam
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Mở đầu bài thơ là hình ảnh đan xem giữa con người và cảnh vật, “ao”, “nước tỏng veo”, “chiếc thuyền câu”, đây là những hình ảnh thân thuộc thường xuyên bắt gặp tại các làng quê. Nhưng theo cảm nhận của nhà vân thì bức trang đó có hồn riêng, khác hẳn với sự quan sát của mọi người. “ Ao thu lạnh lẽo nước tỏng veo” một hình ảnh ao nước mùa thu hòa quyện với sự hơi se lạnh đặc trưng của mùa thu gợi cho người đọc có thể cảm nhận được mùa thu đang xuất hiện ngay chính mắt mình. Nhưng tiếp đến hình ảnh con người được nhà văn miêu tả bằng “ chiếc thuyền câu bé tẻo teo”, giữa một bức tranh mùa thi mênh mang,rộng lớn, con người xuất hiện hoàn toàn nhỏ bé, giống như một nét chấm trên bức tranh
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.
Tiếp đến là hình ảnh của những con sóng, theo ngòi bút của nhà thơ Nguyễn Khuyến, những con sóng không dữ dội mà trái lại những con sóng nhẹ nhàng “ theo làn hơi gợn tí” cho thấy sự yên tả, sự bình yên của bức tranh làng quê. Trước bức tranh mộc mạc lại kết hợp với màu sắc của “ lá vàng” làm nổi bật thêm màu sáng của bức tranh. Ở đây, tác giả lại lựa chọn màu vàng để làm nền cho bức tranh của mình là bởi, màu vàng là mầu đặc trưng của mùa thu. Không chỉ dừng lại ở đó, tác giả còn tô thêm cho bức tranh mùa thu của mình trở nên có hình động, động từ “ vèo” được tác giả sử dụng cho thấy sự chuyển động mạnh mẽ của thời khắc giao mùa. Nghệ thuật trong phần thực rất điêu luyện, lá vàng với sóng biếc, tốc độ vèo của lá bay tương ứng với mức độ tí của gợn sóng. Cách hiệp vần ở mỗi cuối câu khiến cho ta đọc lên cảm thấy không gian vừa rất tĩnh lại vừa thu hẹp lại, tâm điểm của bài thơ được nổi bật và tập trung điểm nhìn hơn.
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo
Bức tranh mùa thu còn được Nguyễn Khuyến mở rộng đến tận trời xanh, “ tầng mây”, “ trời” là những hình ảnh rất đỗi chân thực nhưng bầu trời của nhà văn lại mang màu sắc khác, “ tầng mây lơ lửng” , “ trời xanh ngắt” mở ra cho người đọc một không gian mênh mông của cao, vừa rộng, vừa xa
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo
Hình ảnh tre, trúc là hình ảnh rất đổi thân quen của mỗi bức tranh làng quê Việt Nam, và nhà văn cũng vận dụng những hình ảnh hết đổi thân thương đấy vào trong tác phẩm của mình. Thay vì phải dùng các hình ảnh đẹp, lạ, thì với thơ của Nguyễn Khuyễn ông chỉ vận dụng những hình ảnh gắn liền với làng quê. Làm cho cảnh vật càng trở nên êm đềm, thoáng một nỗi buồn cô tịch, hiu hắt chìm vào không khí vắng lặng của mùa thu. Tất cả cảnh vật, từ mặt nước đến ao thu lạnh lẽo đến chiếc thuyền câu bé tí teo, từ sóng biếc đến lá vàng, từ tầng mây lơ lửng đến ngõ trúc… đều hiện lên với đường nét, màu sắc, âm thanh có chút bâng khuâng, man mác, rất gần gũi, thân thiết với mọi người Việt Nam. Biết bao thời gian trôi qua trong không gian của sáng tĩnh mịch ấy, nhưng tư thế ngồi của người buông cần câu như cũng bất động trong thời gian:
Tựa gối ôm cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo
Tư thế của người câu cá là tư thế tựa gối ôm cần kết hợp với tiếng động của “ cá đâu đớp động dưới chân bèo” tạo cảm giác cho mọi người muốn được quay về với làng quê, sống trong không gian của mùa thu.
“Thu điếu” là một bài thơ mùa thu đặc sắc với nghệ thuật tả cảnh ngụ tình độc đáo. Cảnh sắc mùa thu quê hương được miêu tả băng những gam màu đậm nhạt, nét vẽ xa gần tinh tế gợi cảm. m thanh của những sự vật cũng trở nên tinh tế dưới tài quan sát và sự nhạy bén của tác giả. Hình ảnh quen thuộc bình dị là những chất liệu để dệt nên những hồn thơ hay như thế
Là một nhà thơ của làng quê Việt Nam, với những từ ngữ hết sức phong phú nhưng cũng hết đỗi bình dị, sẽ giúp cho người đọc cảm nhận rõ nét hơn về một bức tranh phong cảnh. Qua đó thể hiện được tìn yêu quê hương, đất nước, con người của nhà thơ, thấy được giác quan tinh tế của nhà vân khi nhìn và vẽ lên được một bức tranh mùa thu vừa có cảnh, có hồn, lại có màu sắc.
Tác giả: ANH ĐÀO