12/02/2018, 16:38

Cảm nhận bài Chiều Tối của Hồ Chí Minh

(Kenhvanmau.com) – Anh(Chị) hãy . (Bài làm văn của học sinh lớp 11 trường THPT Bình Giang – Hải Dương). Đề bài: Cảm nhận bài “Chiều tối” của Hồ Chí Minh. BÀI LÀM Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của Việt Nam, là một danh nhân văn hóa thế ...

(Kenhvanmau.com) – Anh(Chị) hãy . (Bài làm văn của học sinh lớp 11 trường THPT Bình Giang – Hải Dương).

Đề bài: Cảm nhận bài “Chiều tối” của Hồ Chí Minh.

BÀI LÀM

 

  Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của Việt Nam, là một danh nhân văn hóa thế giới. Người không chỉ là một nhà cách mạng kiệt xuất mà còn là một nhà thơ, nhà văn lớn, Người đã để lại một kho tàng văn học đồ sộ với những tác phẩm có giá trị nhân văn to lớn. Tiêu biểu trong đó là bài Chiều tối.

cam-nhan-bai-chieu-toi-cua-ho-chi-minhcam-nhan-bai-chieu-toi-cua-ho-chi-minh

                             Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ

                                    Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không

                     Cô em xóm núi xay ngô tối

                         Xay hết lò than đã rực hồng.

  Bài thơ nằm trong tập “Nhật ký trong tù” được viết trong khoảng thời gian Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam ở nhà lao tỉnh Quảng Tây. Chiều tối là bài thơ thứ 31, được gợi cảm hứng trong lần chuyển lao từ Quảng Tây sang Thừa Bảo. Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn từ tuyệt.

 

                            Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ

                                    Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không.

  Ở hai câu thơ đầu bài thơ miêu tả cảnh chiều tối, và người đọc bắt gặp ở đây bút pháp chấm phá quen thuộc của Hồ Chí Minh. Chỉ vài nét nhỏ, mà người đọc có thể thấy được cả một không gian rộng mở. Trong bức tranh buổi chiều đấy, Hồ Chí Minh chỉ vẽ một con chim bay về rừng tìm chốn ngủ. Với những áng mây trôi nhẹ giữa tầng không. Cánh chim và áng mây đó luôn mang trong mình nét cổ thi, được Hồ Chí Minh sử dụng miêu tả cảnh chiều tối, đây là thi liệu quen thuộc, ám chỉ thời gian. Và chỉ cần bấy nhiêu đấy thôi, cũng đủ để gợi ra một bầu trời cao rộng, trong trẻo gợi nên nổi bâng khuâng xao xuyến của lòng người. Cánh chim nhỏ nhoi khiến cho bầu trời rộng thêm, vạn vật đang vận hành theo quy luật của muôn đời. Chim thì bay về tìm chốn ngủ sau một ngày kiếm ăn. Mây thì cứ lửng lơ trôi trên bầu trời chỉ có người đi là chưa được dừng chân, người tù ngục dường như đồng cảm trước sự mệt mỏi của cánh chim kia và cũng khao khát được dừng chân nghỉ lại sau một ngày dài đầy ải. Cảnh vậy đã làm cho con người trở nên xao xuyến bồi hồi. Câu thơ tả cảnh nhưng người đọc vẫn nhận ra một thoáng nao nao của lòng người mang nổi nhớ quê hương.

 

                                    Cô em xóm núi xay ngô tối

                                     Xay hết lò than đã rực hồng

  Bài thơ đã chuyển từ bức tranh thiên nhiên sang bức tranh  đời sống một cách thật tự nhiên với hình ảnh cô em xóm núi  xay ngô với anh lửa chiều hồng làm cho bức tranh không còn hưu quạnh nao nào buồn như trước mà nó mang hơi thở ấm áp của cuộc sống. Hình ảnh con người với công việc bình thường gợi nên một vẻ đẹp bình dị tươi tắn như cuộc sống hang ngày hết sức gần gũi, tạo nên một vẻ đẹp khỏe khoắn.

cam-nhan-bai-chieu-toi-cua-ho-chi-minhcam-nhan-bai-chieu-toi-cua-ho-chi-minh

  Bài thơ được tả theo hướng vận động từ chiều cho đến tối, từ ngày sang đêm nhưng không gợi sự tối tăm, bi quan, trái lại đầy hơi ấm và ánh sáng được hắt lên từ ánh lửa chiều hôm. Thể hiện nhịp sống của con người được toát lên từ trái tim lạc quan yêu đời của Hồ Chí Minh.

  Bài thơ Chiều tối toát lên vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh trong trạng thái bị áp giải, bị đau đớn về thể chất nhưng vẫn vươn lên trên cảnh ngộ cũng để cảm nhận sự tươi đẹp của cuộc sống. Thể hiện tinh thần của Bác là tinh thần thép, nhưng trái tim vẫn bát ngát nghĩa tình. Từ đó mỗi bản thân chúng ta cũng học hỏi được từ Bác rất nhiều điều. Là cần phải biết sống có nghị lực, sống có quyết tâm, vươn lên, vượt khó để rồi từ đó ta mới cảm thấy yêu thương. Ta càng cảm thấy trân trọng hơn vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc- Hồ Chí Minh.

Tác giả: ANH ĐÀO

>>>Xem thêm:

0