Phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm Vợ Nhặt
(Kenhvanmau.com) – Anh (Chị) hãy của nhà văn Kim Lân (sách Ngữ văn 12) Đề bài: Anh (Chị) hãy phân tích giá trị nhân đạo trong bài vợ nhặt của nhà văn Kim Lân. BÀI LÀM Vợ nhặt được in trong tập Con chó xấu xí, xuất bản năm 1962 được coi là một trong những ...
(Kenhvanmau.com) – Anh (Chị) hãy của nhà văn Kim Lân (sách Ngữ văn 12)
Đề bài: Anh (Chị) hãy phân tích giá trị nhân đạo trong bài vợ nhặt của nhà văn Kim Lân.
BÀI LÀM
Vợ nhặt được in trong tập Con chó xấu xí, xuất bản năm 1962 được coi là một trong những truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Kim Lân. Tác phẩm viết về nạn đói khủng khiếp năm 1945, qua những trang văn sâu sắc và cảm động, Kim Lân bày tỏ, cảm thông sâu sắc với những số phận bất hạnh, từ đó làm nổi bật lên giá trị nhân đạo của tác phẩm.
Tác phẩm Vợ nhặt viết về nạn đói khủng khiếp năm Ất Dậu, cái nạn đói đã cướp đi sinh mạng của hơn hai triệu người từ Quảng Trị ra đến Lạng Sơn. Cái đói tràn qua gương mặt của từng người, tràn vào không gian…. Nhà văn đã tái hiện lại một cách chân thực thời khắc lịch sử mà ranh giới của sự sống và cái chết thật mong manh như làn khói.
Cái đói làm méo mó nhân cách, khiến Thị chẳng cần nghĩ đến tự trọng, cứ sà xuống cắm đầu anh bánh đúc chẳng cần chuyện trò gì rồi cắp thúng theo một người đàn ông xa lạ về làm vợ. Vậy là việc cưới xin cứ như một trò đùa, bốn bát bánh đúc là anh Tràng đã có vợ, và một nồi cháo cám lại là cỗ tân hôn. Nhà văn đặt các nhân vật của mình vào sự nghiệt ngã ấy để làm tỏa sáng tình người, tình đời, tỏa sáng chủ nghĩa nhân văn tha thiết, một sự thông cảm sâu sắc tới những con người bất hạnh.
Tình huống nhân vật Tràng quá nghèo khi đất nước lầm than đưa người đàn bà ngoài đường về làm vợ là tình người cao quý, là khát vọng hạnh phúc đáng trân trọng của con người. Còn Thị, một người đàn bà không tên, theo không Tràng về làm vợ không phải chị ta không hiểu nhân cách của mình mà vì sự sống, và chị cũng không mặc cảm với thân phận vợ nhặt. Bởi họ thật sự thương nhau, hướng về nhau như bất cứ đôi tình nhân nào.
Kim Lân cảm thương với nỗi niềm của bà cụ Tứ, nhà văn nghẹn ngào không nói hết. ông hòa cùng tâm trạng của bà cụ để buồn, lo, mừng vui lẫn lộn trước cơ sự đã rồi của con. Nhà văn đã nhìn thấy ở bà mẹ một tấm lòng vị tha, bao dung với đứa con dâu, không vì cái đói mà xua đuổi, hắt hủi thị mà suy nghĩ thấu tình đạt lí: Người ta có đói mới lấy đến con mình, mà con mình mới có vợ, bà mừng lòng cho các con nhưng vẫn không khỏi xót xa.
Ngòi bút Kim Lân luôn dí dỏm, vui tươi khi miêu tả nội tâm nhân vật. Hơn hai mươi lần nhà văn Kim Lân nhắc đến nụ cười của Tràng và khi đi bên thị, một người đàn bà gầy gò, quần áo rách như tổ đỉa anh không hề có một chút gì coi thường cô gái. Nhà văn đã gieo vào lòng người đọc niềm xúc động sâu xa về hạnh phúc con người. Không chỉ trân trọng khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc mà ông còn mở ra cho họ niềm tin vào tương lai tươi sáng. Ông đã gửi gắm tình yêu cuộc sống, niềm tin vào ngày mai sẽ chiến thắng ở người mẹ.
Cái đáng quý của người lao động nghèo khổ là họ nghèo mà không hèn, nghèo mà luôn yêu thương đùm bọc lẫn nhau, cho dù ở ngay bên bờ vực của cái chết nhưng vẫn luôn lạc quan và hướng về ngày mai tươi sáng, để tin và để sống.
Truyện Vợ nhặt mở đầu là buổi chiều chạng vạng, nhưng kết thúc bằng buổi sáng bình minh. Một kết thức chứa sức nặng nghệ thuật và nội dung tư tưởng tác phẩm, thoát ra khỏi kết cấu khép của văn học đương thời để bước tới phạm trù văn học cách mạng. Một kết thúc có cơ sở chắc chắc từ hiện thực đời sống mà nhà văn nhìn thấy để mở ra cho nhân vật của mình hướng đi. Đó cũng chính là tinh thần nhân đạo cao cả của nhà văn. Không chỉ thương cảm, chia sẻ nỗi khổ đau bất hạnh mà còn trân trọng, nâng đỡ họ vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt của cuộc sống để vươn tới tương lai.
Tác giả: ANH ĐÀO