28/05/2017, 19:41

Phân tích sức sống tiềm tàng mới trỗi dậy của nhân vật Mị

Đề bài: Anh/ chị hãy phân tích sức sống tiềm tàng mới trỗi dậy nhen nhóm như lửa hồng của nhân vật Mị trong truyện " Vợ chồng A Phủ" của nhà văn Tô Hoài Nhà văn Tô Hoài sau chuyến đi thực tế cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc, cùng sống với đồng bào dân tộc trong suốt 8 tháng năm 1952, đã ...

Đề bài: Anh/ chị hãy phân tích sức sống tiềm tàng mới trỗi dậy nhen nhóm như lửa hồng của nhân vật Mị trong truyện " Vợ chồng A Phủ" của nhà văn Tô Hoài Nhà văn Tô Hoài sau chuyến đi thực tế cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc, cùng sống với đồng bào dân tộc trong suốt 8 tháng năm 1952, đã tâm sự: “Đất và người miền Tây Bắc đã để thương, để nhớ trong tôi nhiều quá”. Chính tinh cảm sâu nặng với đồng bào nơi đây và kỷ niệm cùng Tây Bắc đau thương ...

Đề bài: Anh/ chị hãy phân tích sức sống tiềm tàng mới trỗi dậy nhen nhóm như lửa hồng của nhân vật Mị trong truyện " Vợ chồng A Phủ" của nhà văn Tô Hoài 

Nhà văn Tô Hoài sau chuyến đi thực tế cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc, cùng sống với đồng bào dân tộc trong suốt 8 tháng năm 1952, đã tâm sự: “Đất và người miền Tây Bắc đã để thương, để nhớ trong tôi nhiều quá”. Chính tinh cảm sâu nặng với đồng bào nơi đây và kỷ niệm cùng Tây Bắc đau thương và dũng cảm đã thôi thúc ông viết tập Truyện Tây Bắc(1953) đạt được nhiều lời khen ngợi và giải thưởng. 

phan tich dien bien tam trang mi trong dem xuan

Nhân vật Mị trong truyện ngắn Vợ Chồng A Phủ đã thể hiện thấm thía và xúc động tấm lòng đồng cảm yêu thương của nhà văn trước số phận bất hạnh và sức sống tiềm tàng của người lao động miền núi. Nhân vật Mị xuất hiện gây chú ý cho người đọc về không gian sống: “Ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa.Lúc nào cũng vậy cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi”. Để nhân vật của mình hòa lẫn những sự vật vô tri vô giác, phải chăng nhà văn muốn nói với chúng ta về thân phận éo le đau khổ và cuộc đời tăm tối câm lặng của Mị trong khung cảnh tấp nập giâu sang của nhà thống lí Pá Tra. 

Tác giả muốn ngược thời gian để kể về câu chuyện đẫm nước mắt của Mị. Là cô gái hội tụ nhiều phẩm chất tốt đẹp, niềm ao ước của bao nhiêu chàng trai, tưởng rằng sẽ có một hạnh phúc xứng đáng. Nhưng chỉ vì gia đình Mị quá nghèo, vì món nợ truyền kiếp của gia đình mà mẹ Mị mất, cha già yếu, món nợ vẫn chưa trả xong nên Pá Tra tuyên bố: “ Nếu Mị về làm dâu nhà hắn thì món nợ của cha mẹ sẽ được xóa hết”. Vốn là người con gái mạnh mẽ, Mị cương quyết từ chối: “con phải làm nương giả nợ thay cho bố, bố đừng bán con cho nhà giàu”. Đây là biểu hiện ở người con hiếu thảo, khát vọng sống tự do đơn thuần, đầy tự trọng của cô gái miền núi.

Tuy nhiên, dưới chế độ phong kiến hà khắc, một cô gái như Mị làm sao có thể chống lại Số phận đắng cay. Mị đã bị bắt về làm dâu trừ nợ do con trai Pá Tra lợi dụng tục cướp vợ của người Mông. Từ đây trang đời tự do, hạnh phúc của Mị khép lại để mở ra một trang đời tăm tối cơ cực đầy bi ai. Khi mới bị bắt về làm dâu gạt nợ, Mị cố gắng phản kháng lại số phận bắng cách: “ có đến mấy tháng đêm nào Mị cũng khóc”. Cô khóc vì khát vọng sống bị tước đoạt, vì vậy Mị định ăn lá ngón tự tử để chấm dứt cuộc đời nô lệ tủi hờn.Tuy nhiên, từng lời bất lực của người cha như xát muối vào lòng Mị “Mày chết nhưng nợ tao vẫn còn, quan lại bắt tao trả nợ, tao thì ốm yếu quá rồi. Không được, con ơi!”.Bế tắc trước hoan cảnh, Mị chỉ biết vì tinh thương cha nên cô không thể chết, ném nắm lá ngón đi như ném cái khát vong tự giải phóng cho minh,Mị chỉ biết lầm lũi trở về nhà thống lí chấp nhận kiếp đời cơ cực của cô con dâu nghèo. 

Những năm tháng sống trong nhà thống lí đã khiến Mị không còn sức phản kháng, từng ngày tháng qua đi trong bóng đen của khổ đau và câm lặng: “Ở lâu trong cái khổ Mị quen rồi.Mị tưởng minh là con trâu, ngựa chỉ biết ăn cỏ đi làm mà thôi”. Bây giờ hoan cảnh đã khiến cô không biết khóc than, không mong mỏi khát khao “Mị cúi mặt không nghi ngợi gì nữa…mỗi ngày Mị căng không nói lùi lũi như con rùa nơi xó cửa”.Còn gì đáng thương hơn cho cô gái Mị lúc này đây coi như không phải cuộc sống mà chỉ là sự tồn tại cho qua ngày tháng mà thôi. Hình ảnh con rùa lùi lũi gợi nhớ tới câu ca dao xưa kia:

“ Thương thay thân phận con rùa
Lên đỉnh đợi hạc xuống chùa đợi bia”
 

Đó là ẩn dụ đầy ám ảnh về thân phận nhọc nhằn của người phụ nữ trước cách mạng tháng tám.Từ khi bước chân vào nhà Pá Tra, Mị còn chịu cảnh áp bức bóc lột nặng nề. Cô làm việc quần quật suốt năm suốt tháng: “Tết xong lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì giặt se đay, đến mùa thì đi nương bẻ bắp”.Nhịp sống quẩn quanh đó khiến Mị chua xót nhận ra mình không bằng con trâu con ngựa nhà giàu, bởi vì con trâu con ngựa có lúc còn được đứng gãi chân nhai cỏ, còn Mị vùi đầu làm việc cả ngày cả đêm.Trong hoàn cảnh ấy ý thức của Mị gần như tê liệt, thầm lặng và cô đơn khép mình trong căn phòng kín mít : “Chỉ có một chiếc cửa sổ với lỗ vuông bằng bàn tay lúc nào trông ra cũng thấy trắng trắng không biết là sương hay là nắng”.Căn buồng ấy giống như nhà tù giam cầm tuổi thanh xuân của cô.

Ở đây, tác giả đã cất lên tiếng nói đau xót căm phẫn tố cáo tội ác của giai cấp thống trị miền núi đã làm vùi dập sự sống của cô gái vùng cao như Mị.Chính tác giả đã rất tinh ý phát hiện ra một điều kì diệu ở nhân vật Mị: Bên trong hình ảnh con rùa câm lặng còn có một con người với những nhịp đập khát khao đam mê. Bên trong tâm hồn tưởng chừng đã chai sạn tình cảm vẫn âm ỉ ngọn lửa thanh xuân đẹp đẽ, vẫn tiềm tàng một sức sống mãnh liệt. Khát vọng âm thầm về hạnh phúc của Mị giống như đốm than hồng bị vùi nén, chỉ cần nhận được một ngọn gió lành nó sẽ bùng cháy lên như ngọn lửa. Và ngọn gió ấy đã đến gõ cửa trái tim Mị trong đêm hội mùa xuân đầy ắp tiếng gọi bạn tình. 

Mùa xuân đến trên núi cao Tây Bắc với sắc xuân vàng ửng của cỏ gianh, với vẻ đẹp sặc sỡ của những chiếc váy phơi trên mỏm đá. Xuân đến với tiếng cười nói trong trẻo,… âm thanh và hương sắc ấy đã chạm đến tâm hồn Mị giúp cô nhận ra tiếng sáo và nhẩm thầm “ bài hát của người đang thổi”. 

Bước ngoặt đánh dấu sự hồi sinh , trở về với quá khứ, với những giai điệu ngọt ngào từ thuở trước,ở cô đã bắt đầu mở rộng để đón nhận âm thanh nồng nàn của tình yêu gửi trong tiếng sáo.
Âm thanh ấy đã thôi thúc Mị hành động  “Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ừng ực,từng bát một, rồi say. Cách uống rượu của Mị được miêu tả tinh tế để thể hiện những biến đổi âm thầm mà dữ dội trong tâm hồn người đàn bà tưởng như đã nguội tắt sự sống.Mị uống để say,để quên nỗi đời cay cực.Tiếng sáo Mị nghe ở xa hay tiếng sáo vọng về từ hoài niệm đưa Mị về với quãng đường tuổi xuân để nhớ nhung tiếc nuối.Khi ý thức dần trở về, Mị thấy lòng đột nhiên mù sương, cảm xúc phơi phới trở lại. Bất ngờ Mị nhận ra Mị còn trẻ lắm. “Mị muốn đi chơi”.

Đó là chặng đường đầu thôi thúc cho tâm hồn Mị đứng dậy đi theo tiếng gọi của tình yêu, thoát khỏi những u ám trong căn nhà ma mị kia. Một tâm hồn như những đống than hồng đang nhen nhóm trỗi dậy để chờ có làn gió mát sẽ thổi bừng lên, đó cũng như sức sống của người con gái vùng cao này, yêu những gì thật nhất, làm theo những gì trái tim mách bảo. 

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

MIÊU TẢ ĐÊM TÌNH MÙA XUÂN

NÊU DIỄN BIẾN TÂM TRẠNG MỊ KHI NGHE TIẾNG SÁO 

NÊU CẢM NGHĨ CỦA EM SAU KHI ĐỌC XONG TÁC PHẨM " VỢ CHỒNG A PHỦ" 
 

0