Soạn bài: Xưng hô trong hội thoại
Đề bài: Soạn bài: Xưng hô trong hội thoại. I. Kiến thức cơ bản 1. Từ ngữ xưng hô và việc lựa chọn từ ngữ xưng hô a, Hãy kể ra một số từ ngữ xưng hô thường dùng trong Tiếng việt. Một số từ ngữ xưng hô được sử dụng hằng ngày như: tôi – chúng tôi, bạn – các bạn, nó – chúng nó, ông – các anh, bác – các ...
Đề bài: Soạn bài: Xưng hô trong hội thoại. I. Kiến thức cơ bản 1. Từ ngữ xưng hô và việc lựa chọn từ ngữ xưng hô a, Hãy kể ra một số từ ngữ xưng hô thường dùng trong Tiếng việt. Một số từ ngữ xưng hô được sử dụng hằng ngày như: tôi – chúng tôi, bạn – các bạn, nó – chúng nó, ông – các anh, bác – các bác, mày – chúng mày, anh ấy, chị ấy …., b, Xác định từ ngữ xưng hô trong đoạn trích sau: Dế Mèn – nhân vật kể chuyện xưng “tôi”; Dế Mèn ...
Đề bài: .
I. Kiến thức cơ bản
1. Từ ngữ xưng hô và việc lựa chọn từ ngữ xưng hô
a, Hãy kể ra một số từ ngữ xưng hô thường dùng trong Tiếng việt.
Một số từ ngữ xưng hô được sử dụng hằng ngày như: tôi – chúng tôi, bạn – các bạn, nó – chúng nó, ông – các anh, bác – các bác, mày – chúng mày, anh ấy, chị ấy ….,
b, Xác định từ ngữ xưng hô trong đoạn trích sau:
Dế Mèn – nhân vật kể chuyện xưng “tôi”; Dế Mèn xưng hô với Dế Choắt: ta – chú mày trong đoạn trích (1), tôi – anh trong đoạn trích (2).
Dế Choắt xưng hô với Dế Mèn: em – anh trong đoạn trích (1), tôi – anh trong đoạn trích (2).
c, Nhận xét:
Sự thay đổi cách xưng hô giữa hai nhân vật trong hai đoạn trích cho thấy sự thay đổi về vị thế nhân vật này trong hai tình huống giao tiếp.
Ở đoạn thứ nhất có sự bình đẳng trong cách xưng hô, ở đoạn thứ hai có sự thay đổi về cách xưng hô. Nguyên nhân là do hoàn cảnh thay đổi nên dẫn đến sự thay đổi trong cách xưng hô đó.
d, Lưu ý trong giao tiếp, chúng ta phải lựa chọn từ ngữ xưng hô phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
II. Rèn luyện kỹ năng
1. Một số từ ngữ trong câu trên dùng không đúng. Người viết dùng từ “chúng ta” làm người đọc hiểu nhầm, ở đây có sự sai lầm về các ngôi. Trong trường hợp này, lẽ ra người viết nên dùng từ chúng em hoặc chúng tôi.
2. Trong các văn bản khoa học, mặc dù có khi tác giả của văn bản chỉ gồm 1 người nhưng người ta vẫn xưng là chúng tôi. Việc dùng chúng tôi trong trường hợp này là có dụng ý riền của tác giả. Qua đó tác giả muốn nhấn mạnh tính khách quan trong ngôn ngữ khoa học và thể hiện sự khiêm tốn của tác giả. Cũng có khi tác giả xưng tôi, lúc đó tác giả muốn nhấn mạnh đến quan điểm riêng của cá nhân trước một vấn đề nào đó và bộc lộ tính chủ quan của ý kiến.
3. Cách xưng hô của cậu bé trong hai trường hợp là khác nhau.
Đối với người mẹ, cậu bé xưng hô lịch sự, nhẹ nhàng
Đối với sứ giả, đứa bé xưng hô dõng dạc, mạnh mẽ.
4. Cách xưng hô của vị tướng đối với người thầy của mình thể hiện thái độ tôn trọng người đã dạy dỗ mình. Cách xưng hô thể hiện sự khiêm tốn, lịch sự, thể hiện sự tôn trọng người đối thoại với mình. Câu chuyện trên khuyên chúng ta phải biết “tôn sư trọng đạo”