Phân tích nôi dung và nghệ thuật Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên của Nguyễn Dữ lớp 10
Phan tich noi dung va nghe thuat Chuyen chuc phan su o den tan vien – Đề bài: Phân tích nôi dung và nghệ thuật Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên của Nguyễn Dữ lớp 10. Nghệ thuật là một yếu tố không thể thiếu trong bất kì một tác phẩm văn học nào. Đặc biệt ở mỗi thời kì, văn học mang những ...
Phan tich noi dung va nghe thuat Chuyen chuc phan su o den tan vien – Đề bài: Phân tích nôi dung và nghệ thuật Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên của Nguyễn Dữ lớp 10. Nghệ thuật là một yếu tố không thể thiếu trong bất kì một tác phẩm văn học nào. Đặc biệt ở mỗi thời kì, văn học mang những nét nghệ thuật khác nhau. Nếu ở thời hiện đại các tác phẩm truyện mang nét tả thực, nghệ thuật người kể chuyện, điểm nhìn… các tác phẩm thơ mang nhiều nét hiện đại ...
– Đề bài: .
Nghệ thuật là một yếu tố không thể thiếu trong bất kì một tác phẩm văn học nào. Đặc biệt ở mỗi thời kì, văn học mang những nét nghệ thuật khác nhau. Nếu ở thời hiện đại các tác phẩm truyện mang nét tả thực, nghệ thuật người kể chuyện, điểm nhìn… các tác phẩm thơ mang nhiều nét hiện đại như thể thơ tự do, hình ảnh, biện pháp tu từ… thì văn học dân gian có yếu tố kì ảo là nét nghệ thuật chính.
Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên là một trong những truyện của văn học dân gian mang trong mình nét nghệ thuật tiêu biểu đặc sắc ấy.
Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên kể về hành trình đấu tranh bảo vệ cho khát vọng chiến thắng của công lí và chính nghĩa của anh chàng Tử Văn nói riêng và của con người nói chung. Chàng Tử Văn vốn là một người yêu cái thiện ghét cái ác cho nên khi nhìn thấy dân làng bị thần miếu quấy rầy nhũng nhiều chàng không thể khoanh đứng nhìn. Phàm là cái độc ác thì thần thánh hay người trần gì thì cũng phải thẳng tay trừng trị. Mặc dù người dân can ngăn chàng nhưng chàng quyết định đốt đền cho kì được. Chàng tắm rửa sạch sẽ và châm lửa đốt đền. Ngay sau khi đốt đền chàng trở về nhà bắt đầu có hiện tượng chóng mặt, buồn nôn.
Trong cơn mê man chàng gặp tên giặc họ Thôi, ăn mặc giống người phương Bắc. Hắn đồi chàng phải xây lại thành không thì chàng sẽ phải đền mạng. Những tưởng chàng sẽ đồng ý nhưng không, người nho sĩ yêu cái thiện ghét cái độc ác ấy khăng khăng không chịu xây lại. Tên giặc tức giận phải bỏ đi, khi ấy một ông lão cũng xuất hiện và tự xưng là chủ nhân của ngôi đền, bị tên giặc họ Lôi kia chèn ép và đuổi ra khỏi đền. Vì sức yếu lực tàn mà quan trên bị hắn bưng bít hết cho nên ông phải đi lánh tạm. Hồn Tử Văn xuống âm phủ và làm theo những lời dặn của ông lão đó. Tử Văn đấu khẩu với tên giặc ho Thôi và xin Diêm vương đến chỗ ông lão để xác nhận. Khi mọi việc được sáng tỏ ông lão lấy lại được miếu đền còn Tử Văn trở thành một phán sự ở đền Tản Viên. Có thể thấy truyện thể hiện khát khao chiến đấu chống lại cái ác để bảo vệ cái chính nghĩa và công lí.
Truyện không chỉ đạt được thành công ở nội dung mà còn ở nghệ thuật. Nghệ thuật kì ảo được tác giả sử dụng triệt để trong tác phẩm của mình. Một người trần mắt thịt mà có thể trừng trị được một hồn vất vưởng của tên giặc. Thông qua đó tác giả muốn khẳng định vị trí của con người ở trong trời đất. Không những thế, yếu tố kì ảo còn được thể hiện ở việc thần thánh và con người nói chuyện với nhau như chuyện thường, người nho sĩ Tử Văn chết hai ngày mà vẫn còn sống lại được. Điều đó thể hiện sự gần gũi của con người với thần thánh thời xưa, người xưa rất hay tin vào tâm linh, vào thần thánh.
Như vậy qua đây có thể thấy rằng, chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên là một truyện ngắn mang đậm màu sắc dân gian dân tộc, ở đó con người có niềm tin vào thần thánh và những điều kì diệu. Truyện đạt tới trình độ xuất sắc về nội dung và nghệ thuật.