28/05/2017, 20:25

Bi kịch của người phụ nữ qua đoạn Trao duyên (Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Đề bài: Bi kịch của người phụ nữ qua đoạn Trao duyên (Truyện Kiều – Nguyễn Du) (yêu cầu lập dàn bài) I. Mở bài – Nói qua về bi kịch của người phụ nữ nói chung trong xã hội phong kiến xưa – Giới thiệu tác giả Nguyễn Du và đoạn trích II. Thân bài – Phân tích đoạn trích trao duyên để ...

Đề bài: Bi kịch của người phụ nữ qua đoạn Trao duyên (Truyện Kiều – Nguyễn Du) (yêu cầu lập dàn bài) I. Mở bài – Nói qua về bi kịch của người phụ nữ nói chung trong xã hội phong kiến xưa – Giới thiệu tác giả Nguyễn Du và đoạn trích II. Thân bài – Phân tích đoạn trích trao duyên để thấy được bi kịch của Thúy Kiều nói riêng và bi kịch của người phụ nữ nói chung 1. Bi kịch gia đình – Thúy Kiều vốn là một ...

Đề bài: (yêu cầu lập dàn bài)


I.    Mở bài
–    Nói qua về bi kịch của người phụ nữ nói chung trong xã hội phong kiến xưa
–    Giới thiệu tác giả Nguyễn Du và đoạn trích


II.    Thân bài
–    Phân tích đoạn trích trao duyên để thấy được bi kịch của Thúy Kiều nói riêng và bi kịch của người phụ nữ nói chung


1.    Bi kịch gia đình
–    Thúy Kiều vốn là một người con gái xinh đẹp, tài sắc vẹn toàn
–    Nàng có một gia đình khá giả, “êm đềm trướng rủ màn che”
–    Sóng gió bỗng chốc ập đến gia đình nàng, cha nàng bị vu oan và bị bắt
–    Nàng bị đứng trước sự lựa chọn giữa tình yêu và gia đình
–    Vốn là người con gái hiếu thảo nên nàng đã quyết định chọn chữ hiếu
–    Nàng bán mình chuộc cha
->    Có thể nói Thúy Kiều là một người con gái hiếu thảo, yêu thương gia đình của mình. Nàng có thể hi sinh thân mình để đổi lấy sự tự do của cha. Cha nàng được trả sự tự do nhưng nàng thì bị cầm tù lưu lạc mãi mãi


2.    Bi kịch tình yêu
–    Thúy Kiều có một mối tình đẹp đẽ với chàng Kim Trọng – một quân tử hào hoa, thư sinh, hiểu biết
–    Hai người đã thề nguyện sống chết bên nhau
–    Khi sóng gió gia đình xảy ra Thúy Kiều đành phải phụ chàng Kim nên nàng quyết định nhờ Thúy Vân thay mình làm tròn chữ duyên với chàng Kim Trọng
–    Nàng là chị nhưng lại lạy thưa em mình để nhờ vả em trả tình trả nghĩa cho Kim Trọng
–    Nàng đau đớn, xót xa trao lại những kỉ vật tình yêu của mình
–    Nàng nghĩ tới cái chết, nghĩ tới mai này khi Vân và Kim trở thành vợ chồng. Hồn nàng sẽ trở về vì vẫn mang lời thề khắc cốt ghi tâm
–    Trở về thực tại nàng đau đớn gọi tên chàng Kim với tiếng gọi tha thiết sầu bi
->    Đoạn trích thể hiện rõ bi kịch tình yêu của nàng


3.    Liên hệ với bi kịch của Tiểu Thanh trong Độc tiểu thanh kí
–    Cùng là những người con gái tài sắc
–    Cùng có một cuộc đời đầy bi kịch


III.    Kết luận
–    Bi kịch của Thúy Kiều nhưng cũng chính là bi kịch của nhiều người phụ nữ khác trong xã hội xưa cũ
–    Nguyễn du đã thể hiện rõ hình ảnh, tâm trạng đau khổ của Kiều
–    Từ đó ta có thể cảm nhận được nỗi đau của những người hồng nhan mà mệnh bạc.

 

0