28/05/2017, 20:25

Phân tích nét Đặc sắc của truyện Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên Nguyễn Dữ

Đề bài: Phân tích nét Đặc sắc của truyện Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên Nguyễn Dữ – Văn lớp 10. Truyện ngắn Nguyễn Dữ luôn mang đến những ý nghĩa sâu sắc cho cuộc sống của con người. Các tác phẩm của ông cho đến nay vẫn nguyên giá trị, truyện của Nguyên Dữ không chỉ có giá trị về mặt nội ...

Đề bài: Phân tích nét Đặc sắc của truyện Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên Nguyễn Dữ – Văn lớp 10. Truyện ngắn Nguyễn Dữ luôn mang đến những ý nghĩa sâu sắc cho cuộc sống của con người. Các tác phẩm của ông cho đến nay vẫn nguyên giá trị, truyện của Nguyên Dữ không chỉ có giá trị về mặt nội dung mà còn có giá trị về mặt nghệ thuật. Tiêu biểu trong tập truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ là tác phẩm Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên. Có thể nói tác phẩm này là ...

Đề bài: – Văn lớp 10.


Truyện ngắn Nguyễn Dữ luôn mang đến những ý nghĩa sâu sắc cho cuộc sống của con người. Các tác phẩm của ông cho đến nay vẫn nguyên giá trị, truyện của Nguyên Dữ không chỉ có giá trị về mặt nội dung mà còn có giá trị về mặt nghệ thuật. Tiêu biểu trong tập truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ là tác phẩm Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên. Có thể nói tác phẩm này là một truyện đặc sắc.
Trước hết tác phẩm đặc sắc ở mặt nội dung, Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên đã xây dựng được những nhân vật đại diện cho những kiểu người có trong xã hội thực tế của con người.


Thứ nhất là nhân vật chính Ngô Tử Văn, chàng là một nho sĩ yêu cái thiện diệt cái ác. Chàng đại diện cho nhân loại, cho con người luôn khát khao đấu tranh bảo vệ cái thiện, cái chính nghĩa cái công lí, sự thật ở đời. Vốn là người không chịu được những điều sai trái cho nên khi thấy thần miếu hoành hành nhũng nhiễu nhân dân cho nên chàng quyết định đốt đền mặc dù biết điều đó có thể khiến chàng mất mạng. Kể cả khi có hiện tượng chàng có thể chết bất cứ lúc nào, đối diện với tên giặc phương Bắc và trước những lơi đe dọa của hắn chàng vẫn quả quyết không xây lại đền.

 

Và cho đến khi hồn chàng xuống âm phủ, đối diện với hình phạt vì tội được cho là rất nặng, chàng cũng không hề nhún bước. Chàng tìm ra sự thật và giúp cho người có công với đất nước lấy lại được đền, tên giặc phương bắc bị đày xuống ngục cửu u còn mình thì thành một phán sự ở đền Tản Viên. Hành trình Tử Văn bảo vệ lẽ đúng là hành trình con người bao vệ công lí, chính nghĩa. Không những thế Tử Văn còn đại diện cho kiểu người anh hùng, hi sinh vì lẽ lớn trong cuộc đời. Đời ai cũng phải chết cốt là để lại được tiếng về sau.

net dac sac cua chuyen chuc phan o den tan vien


Thứ hai nhân vât họ Lôi và những tên quan ăn hối lộ đại diện cho những thế lực xấu và những tên quan tham trong xã hội. Chúng không những ăn cướp mà chúng còn la làng đã thế lại đồng lõa khiến cho thế lực của chúng quá to lớn. Chính vì thế mà người có công cho đất nước như ông lão nọ mà không thể nào đấu lại chúng được. Ông chỉ có một mình mà chúng thì lại quá đông, ông chỉ còn biết ngôi trông chờ thời cơ đến. Trong cuộc sống của chúng ta cũng vậy, cái ác thường rất lớn, để sống thiện sống đẹp thì khó còn để sống ác thì lại rất nhanh, nó bắt đầu bằng những thói xấu và nó trở thành kẻ chế ngự con người. Vì thế đấu tranh lại nó rất gian nan và đòi hỏi con người phải kiên trì, phải dũng cảm.


Truyện không chỉ đặc sắc về nội dung mà nó còn đặc sắc về mặt nghệ thuật. Yếu tố kì ảo là nét đặc sắc nghệ thuật trong thiên truyện này. Tử Văn vốn là người trần mắt thịt mà có thể chiến đấu lại với hồn ma của tên giặc kia hay chết đi hai ngày rồi mà vẫn còn có thể sống lại. Tác giả sử dụng nghệ thuật kì ảo để làm tăng thêm sự huyền ảo, truyền thuyết cho câu chuyện. Đồng thời thể hiện được vị trí của con người trong vũ trụ và đời sống tâm linh con người Việt xưa.


Như vậy có thể khẳng định rằng tác phẩm Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên là một tác phẩm không chỉ đặc sắc về nội dung mà còn đặc sắc về nghệ thuật. Nguyễn Dữ đã kế thừa nét nghệ thuật kì ảo của truyền thuyết dân gian để làm nên tác phẩm của mình. Nó góp phần làm tăng hiệu quả truyền đạt nội dung đến người đọc.

 

0