04/06/2017, 23:44
Phân tích nhân vật Mị trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài.
“Đường lên Tây Bắc vút xa mờĐường lên Tây Bắc mây trắng bồng bềnh như trong mơ” Lời bài hát gợi một vùng non nước của Tổ quốc với thiên nhiên tươi đẹp, thơ mộng, điệp trùng núi cao và bao la mây trắng từng xuất hiện trong thơ Quang Dũng, Chế Lan Viên hoặc văn Nguyễn Tuân. Nhưng Tây Bắc không chỉ ...
“Đường lên Tây Bắc vút xa mờĐường lên Tây Bắc mây trắng bồng bềnh như trong mơ”
Lời bài hát gợi một vùng non nước của Tổ quốc với thiên nhiên tươi đẹp, thơ mộng, điệp trùng núi cao và bao la mây trắng từng xuất hiện trong thơ Quang Dũng, Chế Lan Viên hoặc văn Nguyễn Tuân. Nhưng Tây Bắc không chỉ khơi nguồn cảm hứng của người nghệ sĩ bởi vẻ đẹp thiên nhiên, ta hãy nghe nhà văn Tô Hoài tâm sự: “Đất nước và con người Tây Bắc đã để thương để nhớ cho tôi nhiều quá, tôi không bao giờ có thể quên lúc vợ chồng A Phủ tiễn tôi ra khỏi dốc Tà Sùa cùng vẫy tay gọi theo “Chéo lù! chéo lù!... Hình ảnh Tây Bắc đau thương và dũng cảm lúc nào cũng...trong tâm trí tôi.” Cuộc sống đau thương, tủi nhục của người dân Tây Bắc dưới ách thực dân phong kiến miền núi cứ ám ảnh nhà văn, phát triển nguồn cảm hứng dào dạt để Tô Hoài viết một mạch ba truyện ngắn trong tập “Truyện Tây Bắc”. Nhưng đặc sắc hơn cả là chồng “Vợ chồng A Phủ” (1953), giải nhất “Hội Văn học Việt Nam” (1954 - 1955). Hình tượng cô Mị, nữ nhân vật chính của tác phẩm là hình tượng nhân vật được người đọc đón nhận nồng nhiệt nhất.
Mị là kiểu nhân vật số phận. Song, cô gái H’mông mà ông rất ưu ái đó không hiện lên như một công thức định mệnh. Người đàn bà giàu nữ tính này trở nên sinh động, được tác giả tắm trong khí trời, ánh sáng lẫn cái lầy lội, lầm than của cuộc sống. Tư duy hiện thực đã giúp nhà văn khám phá ra những nghịch lí tồn tại ngay trong một con người.
“Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lí Pá Tra thường trông thấy một cô con gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa. Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe lên, cô cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi.” “Vợ chồng A Phủ “ đã mở đầu như thế, một sự mở đầu xứng đáng với giọng kể chuyện đẹp như ru. Thế giới Tây Bắc đã được mở ra, xa xăm kì diệu, trên cả ý nghĩa và nhạc điệu của lời văn. Một thế giới không phải cổ tích mà như thoảng hương ca dao cổ tích, một thế giới hứa hẹn có nhiều điều kì diệu, gợi cảm qua bức chân dung cô gái H’mông có nhan sắc, chăm chỉ và hiếu thảo.
Điều đáng nói ở đây là, dưới ngòi bút Tô Hoài, người phụ nữ Mèo ở tận chốn biên cương hẻo lánh ấy không hề hiện lên như một giống người hoàn toàn khác lạ. Trái lại, con tim của nhà văn muốn công nhận và muốn chúng ta cùng công nhận cô như một người chị em mang nhiều nét thân thuộc với nhiều người phụ nữ đẹp trong văn học truyền thống ở miền xuôi. Giống như họ, cô có nhan sắc, có khả năng âm nhạc - không có tỳ bà, không có nguyệt cầm thì cô giỏi sáo và giỏi chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo “, Mà tài năng âm nhạc cũng theo truyền thống, bao giờ cũng báo hiệu sự tràn đầy của vẻ đẹp tâm hồn bởi lẽ những rung động của tấm lòng còn có thể được kí thác vào nơi đâu nhiều hơn âm nhạc? Quả thế, Mị đã được yêu và khát khao yêu, trái tim đã bao lần từng hồi hộp trước một thanh âm hẹn hò.
Trong lời kể trầm trầm ở đoạn mở đầu của truyện, ta còn nhận thấy đầy đủ tín hiệu của giông bão. Mị hiện lên không chỉ ở phía chân dung mà quan trọng hơn là ở phía thân phận, một thân phận quá nghiệt ngã: người ngồi lẫn với đá, với chuồng ngựa, mặt cắm xuống không sao ngẩng lên được. Mị bị ném vào vị trí không phải dành cho con người. Ấn tượng đặc biệt này chi phối khắp đoạn trích. Và cũng ngay từ đầu, Mị đau khổ nhưng không cam chịu. Nỗi u uất trên mặt cô thể hiện một ý thức, phản kháng. Biết đau khổ cũng là một biểu hiện của sức phản kháng, khác với thái độ bằng lòng tôn giáo: “Nếu ai vả má bên hữu người, hãy đưa má bên kia cho họ luôn “.
Sự kiện Mị làm con dâu gán nợ nhà thống lí Pá Tra giống như “thanh nam châm” hút toàn bộ nỗi khổ đau đời Mị lại. Xu hướng khám phá nhân vật số phận của Tô Hoài có cơ hội dựng lên bản cáo trạng qua một cuộc đời: món nợ nhà giàu truyền kiếp đã cướp trắng cả tuổi trẻ dào dạt khát vọng của Mị. Nhà văn dựng được những phép so sánh thật đau đớn: Mị là con trâu, con ngựa, thậm chí không bằng con ngựa, “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó của”. Song, nhà văn xem ra vẫn thông cảm nhiều hơn với nỗi đau khổ tinh thần. Chính xúc cảm về nỗi đau tinh thần ấy đã khiến ông sáng tạo ra những ngôn từ, hình ảnh khó quên: Một cô Mị mới hồi nào còn rạo rực yêu đương, bây giờ lặng câm. Và nhất là cái hình ảnh căn buồng Mị nằm, kín mít, với cái cửa sổ lỗ vuông bằng bàn tay, Mị ngồi đó trông ra lúc nào cũng chi thấy mờ mờ trăng sáng, không biết là sương hay là nắng. Đúng là một cách diễn tả sức hay về một thứ ngục thất tinh thần, nó không giam hãm thân xác Mị nhưng nó cách li tâm hồn cô với cuộc đời, nó cầm cố tuổi xuân và sức sống của cô. Rõ ràng, tiếng nói tố cáo chế độ phong kiến miền núi ở đây đã được cất lên nhân danh quyền sống. Chế độ ấy đáng lên án bởi nó làm cạn khô nhựa sống, làm tắt lụi đi ngọn lửa của niềm vui sống trong những con người lẽ ra phải được hưởng một cuộc sống tốt đẹp.
Mị đã từng muốn chết mà không thể chết, vì vẫn còn đó, món nợ truyền kiếp. Nhưng đến lúc có thể chết đi vì cha Mị không còn nữa thì Mị lại buông trôi, kéo dài mài một sự tồn tại vật vờ. Chính lúc này, Mị trở nên đáng thương hơn bao giờ hết, bởi muốn chết, nghĩa là còn muốn chống lại một cuộc sống không ra sống, nghĩa là xét cho cùng, còn thiết sống. Còn khi đã không thiết chết, nghĩa là sự tha thiết với cuộc sống đã không còn, dù lên núi hay đi nương, thái cỏ ngựa hay cõng nước... cũng chỉ là cái xác không hồn của Mị mà thôi!
Mị tốt đẹp thế mà lại cơ cực thế. Đỏ là một nghịch lí. Nghịch lí này hé mở một sức cảm thông lớn: nghệ sĩ chân chính là người biết cảm thông với những kiếp sống bé mọn nhất, những phần đời đau đớn, tồi tệ nhất. Có sống gần những người cùng khốn, Nam Cao mới cảm nhận hết cơn quằn quại, hoảng loạn đời Chí Phèo, Tô Hoài mới khám phá ra cái mất lớn nhất của Mị: đánh mất tình đồng loại trong thái độ thản nhiên, tàn nhẫn trước cái chết đang ập xuống đầu A Phủ. Cái mất ghê ghớm ấy hé mớ điều sau rốt: một lời cáo trạng dữ dội mà Mị là nhân chứng về sự bị tước đoạt quyền sổng đến triệt để. Tội phạm ở đây chính là gia đình thống lí Pá Tra và cái xã hội đen tối miền núi một thời.
Từ đấy trở đi, Mị bị rơi vào một trạng thái sống rất đặc biệt. Từ hai câu nói, Mị hiện lên “hoàn toàn câm lặng như cái bóng”. Đó là dụng ý của tác giả: “Mỗi ngày, Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”. Nhà văn để nhân vật lâm vào tình thế bị dồn tận chân tường. Đó là thủ thuật tạo sức nén cho nhân vật trỗi dậy. Và Mị đã vùng lên, thật quyết liệt, với hai đột biến lớn: đêm tình mùa xuân (muốn đi chơi) và đêm đông trên núi cao (cứu A Phủ).
Đây thực sự là một thử thách đối với ngòi bút Tô Hoài. Làm sao cắt nghĩa được - dĩ nhiên là bằng nghệ thuật - điều có vẻ nghịch lí này: vì duyên cớ gì mà cô Mị của ngày xưa, một cô gái đầy xuân tình xuân sắc bỗng nhiên thức dậy trong người đàn bà âm thâm, mòn mỏi đúng vào cái đêm mùa xuân ấy? Làm sao cái con người đã chôn vùi cả tuổi thanh xuân trong căn buồng chỉ có một lỗ cửa vuông mờ mờ trăng trắng kia suốt chừng ấy năm lại sinh ra ý muốn đi chơi xuân vào đúng đêm hôm ấy?
Nguyên do là bởi trời đất? Quả thực, bức tranh xuân năm ấy có sức say lòng người: “Hồng Ngài năm ấy ăn Tết giữa lúc gió thổi vào cỏ gianh vàng ửng, gió và rét dữ dội. Nhưng trong các làng Mèo đó, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá, xòe như con bướm sặc sỡ. Hoa thuốc phiên vừa nở trắng lại đổi ra màu đỏ hau, đỏ thậm, rồi sang màu tím man mát... “.Song gió rét, sắc vàng ửng của cỏ gianh, hay sự biến màu kì ảo của loài hoa đẹp chắc chắn chưa thể đủ để làm nên sự nổi loạn của một tâm hồn đã tê dại suốt bao năm. Còn cần phải có những tác nhân khác nữa, mạnh mẽ hơn, có sức kéo Mị khỏi hiện tại để trở về với cô Mị phơi phới, trẻ trung của những năm tháng trước. Tác nhân ấy, theo Tô Hoài, trước hết phải là hơi men. Nhà văn đã cho nhân vật của mình, ngày Tết năm đó cũng lén uống rượu, “uống ực từng bát”, rồi say đến lịm người. Cái say cùng lúc vừa gây lãng quên, vừa đem về nỗi nhớ. Lãng quên thực tại, nhìn mọi người nhảy đồng, hát mà không nghe, không thấy và cuộc rượu tan lúc nào cũng chẳng hề hay nhưng lại nhớ về “ngày trước, Mị thổi sáo giỏi...”, và quan trọng hơn là nhớ rằng mình vẫn là một con người, vẫn có cái quyền sống của một con người: “Mị vẫn còn trẻ, Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết, huống chi A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau!”. Nhưng có tác dụng nhiều nhất trong việc dìu hồn Mị bềnh bồng về với nỗi khát khao hạnh phúc, yêu đương có lẽ vẫn là tiếng sáo. Tô Hoài quả đã dụng công để mỗi lần tiếng sáo trở lại truyện là mỗi lần nó được biến đổi đi từ âm thanh của hiện tại dần dần thành tiếng của những mùa xuân trước. Thoạt tiên, tiếng sáo, lúc ấy đã có tình lắm nhưng còn vọng lại từ xa, mãi “ngoài đầu núi” và Mị còn đủ tỉnh táo để nhận ra lời hát mình đang nhẩm theo là của người đang thổi. Ít lâu sau, tai Mị lại văng vẳng nghe tiếng sáo nhưng lúc này đã không còn là tiếng sáo ngoài đầu núi mà đó là “tiếng sáo gọi bạn đầu làng”. Rồi đến lúc tiếng sáo đã không chỉ là gọi bạn. Nó “gọi bạn yêu “.Và nó “lững lơ bay ngoài đường”, như tình ai không thể tan, như lòng ai đợi chờ, hờn trách, để rồi cuối cùng tiếng sáo rập rờn trong đầu Mị, nâng hồn Mị bay qua rào chắn của thực tại, đẩy Mị tới hành động đi chơi. Đúng lúc, sợi dây trói tàn bạo của A Sử kịp thời buộc chặt khát vọng của Mị. Ý muốn đi chơi bị chặn đường. Mị vẫn mộng du trong tiếng sáo. Cái chi tiết “vùng bước đi” thật quyết liệt và lãng mạn lạ lùng: khát vọng vẫn cứ trào ra ngoài dây trói. Thực tại cứa vào da bằng những lằn dây trói. Mộng du tan biến trong ý nghĩ đắng cay về thân phận: “Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa”. Như vậy, sự quẫy đạp lần thứ nhất không đủ thay đổi số phận Mị nhưng lại đầy ý nghĩa. Dây trói là hiện thân hung tợn của một kiểu áp bức đầy tính dã man trung cổ. Điều kì diệu là tuy Mị ở trong dây trói, tiếng sáo vẫn trỗi dậy, lặp đi lặp lại như một ám ảnh da diết như bài ca về sức sống bất diệt của con người bị chà đạp.
Nhưng đột biến lớn nhất, đủ sức làm đổi thay một kiếp người là cái đêm đông ấy, Mị cứu A Phủ. Mị khởi đầu trong trạng thái thản nhiên đáng sợ: “Ngọn lửa sưởi bùng lên, cùng lúc ấy thì Mị cũng nhìn sang”, thấy mắt A Phủ trừng trừng mới biết A Phủ còn sống. Mấy đêm nay như thế. “Nhưng Mị vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay. Nếu A Phụ là cái xác chết đứng đấy, tâm trạng cũng thế thôi. Tâm trạng người đàn bà vốn nhân hậu ấy đã rơi vào trạng thái vô cảm, tê dại - chứng tích của tình trạng bị “chai lì” đau khổ. Dòng nước mắt của A Phủ vô tình mà đầy hữu ý. Nó làm hồi sinh trái tim đầy thương tích của Mị. Lòng thương người mạnh mẽ, lấn át cả nỗi thương thân - đó là quy luật của lòng nhân hậu. Chính điều này làm Mị chiến thắng nỗi sợ, dẫn Mị đến hành động đột ngột mà tất yếu: rút dao cắt dây mây cứu A Phủ. Cái sợ lại ập xuống nhưng thúc đẩy bản năng tự vệ tích cực của Mị chạy theo A Phủ.
Mị xuất hiện trong tác phẩm như một đóa hoa ban rừng tinh khiết. Sức chinh phục của thiên truyện là cái nhìn thật biện chứng của Tô Hoài vào thế giới nội tâm của nhân vật Mị. Ở đó, tâm lí con người luôn vận động, phát triển theo hướng chuyển hóa sang mặt bên kia của nó: từ dửng dưng đến thương xót, từ lãng quên đến nhớ thiết tha, từ không sợ thoắt sang hoảng hốt... Lại nhớ đến một ý của Hêghen: phải đẩy tới chóp đỉnh của mâu thuẫn thì sự sống nhiều hình vẻ mới hiện ra. Những trang văn đẹp lời, đẹp ý bậc nhất trong truyện ngắn này có lẽ đều diễn đạt cái sự sống nhiều hình vẻ trên chóp đỉnh mâu thuẫn đó.
Mị là kiểu nhân vật số phận. Song, cô gái H’mông mà ông rất ưu ái đó không hiện lên như một công thức định mệnh. Người đàn bà giàu nữ tính này trở nên sinh động, được tác giả tắm trong khí trời, ánh sáng lẫn cái lầy lội, lầm than của cuộc sống. Tư duy hiện thực đã giúp nhà văn khám phá ra những nghịch lí tồn tại ngay trong một con người.
“Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lí Pá Tra thường trông thấy một cô con gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa. Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe lên, cô cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi.” “Vợ chồng A Phủ “ đã mở đầu như thế, một sự mở đầu xứng đáng với giọng kể chuyện đẹp như ru. Thế giới Tây Bắc đã được mở ra, xa xăm kì diệu, trên cả ý nghĩa và nhạc điệu của lời văn. Một thế giới không phải cổ tích mà như thoảng hương ca dao cổ tích, một thế giới hứa hẹn có nhiều điều kì diệu, gợi cảm qua bức chân dung cô gái H’mông có nhan sắc, chăm chỉ và hiếu thảo.
Điều đáng nói ở đây là, dưới ngòi bút Tô Hoài, người phụ nữ Mèo ở tận chốn biên cương hẻo lánh ấy không hề hiện lên như một giống người hoàn toàn khác lạ. Trái lại, con tim của nhà văn muốn công nhận và muốn chúng ta cùng công nhận cô như một người chị em mang nhiều nét thân thuộc với nhiều người phụ nữ đẹp trong văn học truyền thống ở miền xuôi. Giống như họ, cô có nhan sắc, có khả năng âm nhạc - không có tỳ bà, không có nguyệt cầm thì cô giỏi sáo và giỏi chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo “, Mà tài năng âm nhạc cũng theo truyền thống, bao giờ cũng báo hiệu sự tràn đầy của vẻ đẹp tâm hồn bởi lẽ những rung động của tấm lòng còn có thể được kí thác vào nơi đâu nhiều hơn âm nhạc? Quả thế, Mị đã được yêu và khát khao yêu, trái tim đã bao lần từng hồi hộp trước một thanh âm hẹn hò.
Trong lời kể trầm trầm ở đoạn mở đầu của truyện, ta còn nhận thấy đầy đủ tín hiệu của giông bão. Mị hiện lên không chỉ ở phía chân dung mà quan trọng hơn là ở phía thân phận, một thân phận quá nghiệt ngã: người ngồi lẫn với đá, với chuồng ngựa, mặt cắm xuống không sao ngẩng lên được. Mị bị ném vào vị trí không phải dành cho con người. Ấn tượng đặc biệt này chi phối khắp đoạn trích. Và cũng ngay từ đầu, Mị đau khổ nhưng không cam chịu. Nỗi u uất trên mặt cô thể hiện một ý thức, phản kháng. Biết đau khổ cũng là một biểu hiện của sức phản kháng, khác với thái độ bằng lòng tôn giáo: “Nếu ai vả má bên hữu người, hãy đưa má bên kia cho họ luôn “.
Sự kiện Mị làm con dâu gán nợ nhà thống lí Pá Tra giống như “thanh nam châm” hút toàn bộ nỗi khổ đau đời Mị lại. Xu hướng khám phá nhân vật số phận của Tô Hoài có cơ hội dựng lên bản cáo trạng qua một cuộc đời: món nợ nhà giàu truyền kiếp đã cướp trắng cả tuổi trẻ dào dạt khát vọng của Mị. Nhà văn dựng được những phép so sánh thật đau đớn: Mị là con trâu, con ngựa, thậm chí không bằng con ngựa, “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó của”. Song, nhà văn xem ra vẫn thông cảm nhiều hơn với nỗi đau khổ tinh thần. Chính xúc cảm về nỗi đau tinh thần ấy đã khiến ông sáng tạo ra những ngôn từ, hình ảnh khó quên: Một cô Mị mới hồi nào còn rạo rực yêu đương, bây giờ lặng câm. Và nhất là cái hình ảnh căn buồng Mị nằm, kín mít, với cái cửa sổ lỗ vuông bằng bàn tay, Mị ngồi đó trông ra lúc nào cũng chi thấy mờ mờ trăng sáng, không biết là sương hay là nắng. Đúng là một cách diễn tả sức hay về một thứ ngục thất tinh thần, nó không giam hãm thân xác Mị nhưng nó cách li tâm hồn cô với cuộc đời, nó cầm cố tuổi xuân và sức sống của cô. Rõ ràng, tiếng nói tố cáo chế độ phong kiến miền núi ở đây đã được cất lên nhân danh quyền sống. Chế độ ấy đáng lên án bởi nó làm cạn khô nhựa sống, làm tắt lụi đi ngọn lửa của niềm vui sống trong những con người lẽ ra phải được hưởng một cuộc sống tốt đẹp.
Mị tốt đẹp thế mà lại cơ cực thế. Đỏ là một nghịch lí. Nghịch lí này hé mở một sức cảm thông lớn: nghệ sĩ chân chính là người biết cảm thông với những kiếp sống bé mọn nhất, những phần đời đau đớn, tồi tệ nhất. Có sống gần những người cùng khốn, Nam Cao mới cảm nhận hết cơn quằn quại, hoảng loạn đời Chí Phèo, Tô Hoài mới khám phá ra cái mất lớn nhất của Mị: đánh mất tình đồng loại trong thái độ thản nhiên, tàn nhẫn trước cái chết đang ập xuống đầu A Phủ. Cái mất ghê ghớm ấy hé mớ điều sau rốt: một lời cáo trạng dữ dội mà Mị là nhân chứng về sự bị tước đoạt quyền sổng đến triệt để. Tội phạm ở đây chính là gia đình thống lí Pá Tra và cái xã hội đen tối miền núi một thời.
Từ đấy trở đi, Mị bị rơi vào một trạng thái sống rất đặc biệt. Từ hai câu nói, Mị hiện lên “hoàn toàn câm lặng như cái bóng”. Đó là dụng ý của tác giả: “Mỗi ngày, Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”. Nhà văn để nhân vật lâm vào tình thế bị dồn tận chân tường. Đó là thủ thuật tạo sức nén cho nhân vật trỗi dậy. Và Mị đã vùng lên, thật quyết liệt, với hai đột biến lớn: đêm tình mùa xuân (muốn đi chơi) và đêm đông trên núi cao (cứu A Phủ).
Đây thực sự là một thử thách đối với ngòi bút Tô Hoài. Làm sao cắt nghĩa được - dĩ nhiên là bằng nghệ thuật - điều có vẻ nghịch lí này: vì duyên cớ gì mà cô Mị của ngày xưa, một cô gái đầy xuân tình xuân sắc bỗng nhiên thức dậy trong người đàn bà âm thâm, mòn mỏi đúng vào cái đêm mùa xuân ấy? Làm sao cái con người đã chôn vùi cả tuổi thanh xuân trong căn buồng chỉ có một lỗ cửa vuông mờ mờ trăng trắng kia suốt chừng ấy năm lại sinh ra ý muốn đi chơi xuân vào đúng đêm hôm ấy?
Nguyên do là bởi trời đất? Quả thực, bức tranh xuân năm ấy có sức say lòng người: “Hồng Ngài năm ấy ăn Tết giữa lúc gió thổi vào cỏ gianh vàng ửng, gió và rét dữ dội. Nhưng trong các làng Mèo đó, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá, xòe như con bướm sặc sỡ. Hoa thuốc phiên vừa nở trắng lại đổi ra màu đỏ hau, đỏ thậm, rồi sang màu tím man mát... “.Song gió rét, sắc vàng ửng của cỏ gianh, hay sự biến màu kì ảo của loài hoa đẹp chắc chắn chưa thể đủ để làm nên sự nổi loạn của một tâm hồn đã tê dại suốt bao năm. Còn cần phải có những tác nhân khác nữa, mạnh mẽ hơn, có sức kéo Mị khỏi hiện tại để trở về với cô Mị phơi phới, trẻ trung của những năm tháng trước. Tác nhân ấy, theo Tô Hoài, trước hết phải là hơi men. Nhà văn đã cho nhân vật của mình, ngày Tết năm đó cũng lén uống rượu, “uống ực từng bát”, rồi say đến lịm người. Cái say cùng lúc vừa gây lãng quên, vừa đem về nỗi nhớ. Lãng quên thực tại, nhìn mọi người nhảy đồng, hát mà không nghe, không thấy và cuộc rượu tan lúc nào cũng chẳng hề hay nhưng lại nhớ về “ngày trước, Mị thổi sáo giỏi...”, và quan trọng hơn là nhớ rằng mình vẫn là một con người, vẫn có cái quyền sống của một con người: “Mị vẫn còn trẻ, Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết, huống chi A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau!”. Nhưng có tác dụng nhiều nhất trong việc dìu hồn Mị bềnh bồng về với nỗi khát khao hạnh phúc, yêu đương có lẽ vẫn là tiếng sáo. Tô Hoài quả đã dụng công để mỗi lần tiếng sáo trở lại truyện là mỗi lần nó được biến đổi đi từ âm thanh của hiện tại dần dần thành tiếng của những mùa xuân trước. Thoạt tiên, tiếng sáo, lúc ấy đã có tình lắm nhưng còn vọng lại từ xa, mãi “ngoài đầu núi” và Mị còn đủ tỉnh táo để nhận ra lời hát mình đang nhẩm theo là của người đang thổi. Ít lâu sau, tai Mị lại văng vẳng nghe tiếng sáo nhưng lúc này đã không còn là tiếng sáo ngoài đầu núi mà đó là “tiếng sáo gọi bạn đầu làng”. Rồi đến lúc tiếng sáo đã không chỉ là gọi bạn. Nó “gọi bạn yêu “.Và nó “lững lơ bay ngoài đường”, như tình ai không thể tan, như lòng ai đợi chờ, hờn trách, để rồi cuối cùng tiếng sáo rập rờn trong đầu Mị, nâng hồn Mị bay qua rào chắn của thực tại, đẩy Mị tới hành động đi chơi. Đúng lúc, sợi dây trói tàn bạo của A Sử kịp thời buộc chặt khát vọng của Mị. Ý muốn đi chơi bị chặn đường. Mị vẫn mộng du trong tiếng sáo. Cái chi tiết “vùng bước đi” thật quyết liệt và lãng mạn lạ lùng: khát vọng vẫn cứ trào ra ngoài dây trói. Thực tại cứa vào da bằng những lằn dây trói. Mộng du tan biến trong ý nghĩ đắng cay về thân phận: “Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa”. Như vậy, sự quẫy đạp lần thứ nhất không đủ thay đổi số phận Mị nhưng lại đầy ý nghĩa. Dây trói là hiện thân hung tợn của một kiểu áp bức đầy tính dã man trung cổ. Điều kì diệu là tuy Mị ở trong dây trói, tiếng sáo vẫn trỗi dậy, lặp đi lặp lại như một ám ảnh da diết như bài ca về sức sống bất diệt của con người bị chà đạp.
Nhưng đột biến lớn nhất, đủ sức làm đổi thay một kiếp người là cái đêm đông ấy, Mị cứu A Phủ. Mị khởi đầu trong trạng thái thản nhiên đáng sợ: “Ngọn lửa sưởi bùng lên, cùng lúc ấy thì Mị cũng nhìn sang”, thấy mắt A Phủ trừng trừng mới biết A Phủ còn sống. Mấy đêm nay như thế. “Nhưng Mị vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay. Nếu A Phụ là cái xác chết đứng đấy, tâm trạng cũng thế thôi. Tâm trạng người đàn bà vốn nhân hậu ấy đã rơi vào trạng thái vô cảm, tê dại - chứng tích của tình trạng bị “chai lì” đau khổ. Dòng nước mắt của A Phủ vô tình mà đầy hữu ý. Nó làm hồi sinh trái tim đầy thương tích của Mị. Lòng thương người mạnh mẽ, lấn át cả nỗi thương thân - đó là quy luật của lòng nhân hậu. Chính điều này làm Mị chiến thắng nỗi sợ, dẫn Mị đến hành động đột ngột mà tất yếu: rút dao cắt dây mây cứu A Phủ. Cái sợ lại ập xuống nhưng thúc đẩy bản năng tự vệ tích cực của Mị chạy theo A Phủ.
Mị xuất hiện trong tác phẩm như một đóa hoa ban rừng tinh khiết. Sức chinh phục của thiên truyện là cái nhìn thật biện chứng của Tô Hoài vào thế giới nội tâm của nhân vật Mị. Ở đó, tâm lí con người luôn vận động, phát triển theo hướng chuyển hóa sang mặt bên kia của nó: từ dửng dưng đến thương xót, từ lãng quên đến nhớ thiết tha, từ không sợ thoắt sang hoảng hốt... Lại nhớ đến một ý của Hêghen: phải đẩy tới chóp đỉnh của mâu thuẫn thì sự sống nhiều hình vẻ mới hiện ra. Những trang văn đẹp lời, đẹp ý bậc nhất trong truyện ngắn này có lẽ đều diễn đạt cái sự sống nhiều hình vẻ trên chóp đỉnh mâu thuẫn đó.