05/06/2017, 00:01
Phân tích nhân vật Khải Định trong truyện ngắn “Vi hành” của Nguyễn Ái Quốc
Nếu như bước vào thế giới “Số đỏ” (Vũ Trọng Phụng) ta được chứng kiến những cái mặt nạ che đậy những bộ mặt thật của một lễ hội Carnival lộn ngược, thì đến với “Vi hành” (Nguyễn Ái Quốc) người đọc gặp gỡ với một chân dung - Chân dung ấy được vẽ từ hai hướng nhìn, trong một “hoàn cảnh sáng tác” rất ...
Nếu như bước vào thế giới “Số đỏ” (Vũ Trọng Phụng) ta được chứng kiến những cái mặt nạ che đậy những bộ mặt thật của một lễ hội Carnival lộn ngược, thì đến với “Vi hành” (Nguyễn Ái Quốc) người đọc gặp gỡ với một chân dung - Chân dung ấy được vẽ từ hai hướng nhìn, trong một “hoàn cảnh sáng tác” rất độc đáo, thú vị.
Nếu coi mỗi tác phẩm là một cơ thể sống, thì chi tiết cấu tạo nên nó chính là linh hồn của cơ thể ấy. Đặc biệt đối với thể loại truyện ngắn thì các chi tiết càng đóng vai trò quan trọng. Dường như ý thức được rất rõ điều đó, tác giả Nguyễn Ái Quốc đã sáng tạo nên chi tiết “nhầm lẫn”. Qua chi tiết này, bộ mặt tên vua bù nhìn An Nam hiện lên rõ ràng sinh động, từ ngoại hình đến bản chất bên trong.
- “Hắn đấy !”
- “ Đâu phải !”
- “Đúng mà ! Anh đã bảo là chính hắn đấy”.
Tác giả đã rất khéo léo khi khơi gợi trí tò mò của người đọc. Ngay lập tức một câu hỏi được đặt ra: hắn là ai? Nhân vật “hắn” hiện lên sau đó qua sự mô tả thứ nhất - cái nhìn của đôi bạn trẻ. Hắn có “cái mũi tẹt”; “đôi mắt xếch” và “cái mặt bủng như vỏ chanh”. Hắn được đặt trong dáng điệu “nhút nhát, lúng ta lúng túng, có cả cái chụp đèn chụp lên cái đầu quấn khăn, các ngón tay thì đeo đầy những nhẫn”. Nếu không có những lời kể tiếp theo của nhân vật tôi, hẳn không ai trong chúng ta có thể tưởng tượng mình đang được chiêm ngưỡng đấng hoàng thượng, người đứng đầu nước An Nam? Vậy mà chẳng khác nào một tên hề trong rạp xiếc. Thậm chí nếu không có những lời miêu tả hoạt động thì ông vua này hiện lên chẳng khác nào một Ma-nơ-canh kỳ dị dưới con mắt người Pháp. Ta nhớ đến một hình ảnh tương tự trong “Số đỏ”: “Tuy vận âu phục, vua Xiêm cũng đội cái mũ bản xứ bằng kim ngân châu báu, trông cứ như một cái tháp cao vì nó có đến chín tầng gác”. Nếu đặt hai ông vua này ở cạnh nhau hẳn cái “kho giải trí” của người Pháp trở nên đầy ắp. Ngôn ngữ trào phúng đã phát huy tác dụng của nó. Chỉ bằng vài câu nói chuyện trao đổi bâng quơ, trong một tình huống khó mà phân biệt là có thật hay là tưởng tượng của tác giả, nhân vật đã bị phơi trần và đả kích không thương tiếc. Nguyễn Tuân cũng đã sử dụng cách đặt nhân vật Huấn Cao xuất hiện trước hết là qua con mắt của viên quản ngục. Chính vì thế mà sự oai phong hiên ngang, kiêu bạc của Huấn Cao càng được tô đậm. Khải Định cũng vậy. Nhân vật này không trực tiếp đặt bộ mặt của mình lên trang giấy. Nhưng cũng chính qua cái nhìn khách quan của người Pháp chân dung của hắn cứ lồ lộ nổi lên rõ ràng và chi tiết. Về ngoại hình, khuôn mặt An Nam hiện lên với các đặc trưng “mũi tẹt, mắt xếch; da bủng như vỏ chanh” mà Khải Định đã mang đại diện. Điều này vốn dĩ đã được miêu tả làm người đọc hình dung rất rõ nét. Tuy nhiên, có thể đổi tại cho đặc trưng xứ sở, cũng giống như ta khó mà phân biệt được người Tây, chỉ thấy ai cũng da trắng, mắt xanh, mũi lõ... Nhưng hãy xem tư thế của một đấng hoàng thượng: “nhút nhát lúng ta lúng túng” đến nỗi làm cho họ - những người dân nước Pháp bật cười. Nhất là những thứ “ngọc ngà châu báu” ở nước ta thì trong mắt người Pháp đã trở thành “bộ lụa là, đủ cả bộ hạt cườm”. Trong trang phục của Hoàng đế, Khải Định chẳng những không tạo nổi vẻ uy nghi, lẫm liệt mà chỉ càng làm thiên hạ bật cười. Chi tiết “cái chụp đèn chụp lên cái đầu quấn khăn” đà hoàn thành nốt bức chân dung lố bịch của một tên hề Khải Định. Than ôi ! Giá trị của một đức vua chỉ ngang với một tên hề ! Không dừng lại ở chỗ đó, đoạn văn ghi lại sự so sánh của đôi trai gái giữa Khải Định và các trò mua vui khác càng nhấn mạnh tư cách của nhân vật Khải Định. Đúng lúc cái trò giải trí sắp cạn, hoàng thượng của chúng ta trở thành một phát hiện mới thú vị, hấp dẫn lại rẻ tiền. “Nghe nói ông bầu Nhà hát múa rối có định kí giao kèo thuê đấy”. Đến nước này thì Khải Định đã trở thành một món hàng béo bở cho các khu giải trí khai thác. Câu nói bâng quơ của đôi bạn trẻ “nghe nói ...” đã trở thành ấn tượng dư luận chung của công chúng Pháp đối với Khải Định.
Chân dung của “đức hoàng thượng” còn được thể hiện sâu sắc hơn từ góc nhìn thứ hai - qua lời kể của nhân vật tôi. “Vi hành” được viết dưới hình thức một bức thư, điều này rất có lợi cho những ý tạt ngang, chuyển cảnh. Nhân vật tôi từ tình huống hiểu lầm của đôi bạn trẻ và chứng kiến cuộc đối thoại ấy đã cất lên lời nói của mình. Những vị vua anh minh, tài đức thường cải trang đi dò la khắp xứ, tìm hiểu cuộc sống của nhân dân mình. Khải Định được hiểu là có thể đang “vi hành”. Sự ngẫu nhiên khi nhìn thấy nhân vật tôi trên chuyến xe làm đôi bạn trẻ nghĩ như thế, đồng thời khơi mở cả ý nghĩ của “Tôi”. Nhân vật Tôi cho rằng: “ngày nay có những ông hoàng, ông chúa để tiện việc riêng và vì những lí do không cao thượng bằng, cũng “vi hành” đấy. Các giả thiết được đặt ra để giải thích, suy đoán về ý đồ “vi hành” của Khải Định. “Ngài muốn biết dân Pháp, dưới quyền tự trị của bạn ngài là Alechxăng đệ nhất có được sung sướng, được uống nhiều rượu và được hút nhiều thuốc phiện bằng dân Nam, dưới quyền ngự trị của ngài hay không?”. “Ngài muốn học sử dụng cái liềm của nhà nông cùng cái búa của thày thợ để, sau cuộc ngao du đem về chút ấm no” cho đám dân bất hạnh của Ngài? Hay ngài “chán cảnh làm một ông vua to, giờ ngài lại muốn nếm thử cuộc đời các cậu công tử bé”? ... Mỗi suy đoán dường như là một mũi dao đả kích sắc nhọn hướng vào Khải Định. Đằng sau đại từ “ngài” nghe có vẻ rất tôn trọng ấy là sự mỉa mai, chế giễu. Nhân vật Khải Định, qua nhận thức của một người dân An Nam, không chỉ là một tên vua bù nhìn mà còn vô cùng ngu dốt. Hắn trở thành một con rối vô nghĩa, bù nhìn trong sự điều khiển của thực dân Pháp, một tên vua bất tài, bán nước trong con mắt người dân An Nam. “Ngày nay, cứ mỗi lần ra khỏi cửa, thật tôi không sao che dấu nổi niềm tự hào được là một người An Nam và sự kiêu hãnh được có một vị hoàng đế”. Câu nói ấy chứa đựng sự mỉa mai, chua chát đối với Khải Định. Từ tình huống “nhầm lẫn” ban đầu, theo diễn biến của câu chuyện, ngày càng được mở rộng, éo le và hài hước. Nhân vật Khải Định cũng theo đó mà bộc lộ bản chất của mình. Bằng tài năng sáng tạo độc đáo, tác giả Nguyễn Ái Quốc đã xây dựng nên một bức chân dung biếm hoạ theo phép “lạ hoá” của người phương Tây. Ngôn ngữ trào phúng dày đặc trong truyện tạo thành một nét phong cách riêng. Không phải Nguyễn Ái Quốc - một người cộng sản mạt sát Khải Định mà là công chúng Pháp đấy chứ. Thủ pháp nghệ thuật “vẽ mây nẩy trăng” đã tô đậm một Khải Định với bộ dạng ngớ ngẩn, kì quái, lố bịch, một gã ăn chơi bừa bãi “Thế hay là hắn đem tất cả các thứ đó đến tiệm cầm đồ rồi?”. Cái giá của món hàng Khải Định thật thảm hại. Trong câu chuyện ta có thể tìm thấy những từ tác giả đưa ra để suy đoán như “phải chăng ngài muốn…”; “hay là ngài muốn…”. Có ai cấm được người viết đưa ra những phán đoán như thế. Chính vì vậy mà Khải Định cứ ngày càng được suy đoán theo những mức cao hơn và bản chất của hắn cũng hiện rõ theo chiều tăng tiến ấy. Từ một tên vua bù nhìn, Khải Định dần dần bị lột dần từ cái vẻ ngoài giả dối đến một trí tuệ rỗng tuếch và bản chất thấp hèn, ti tiện. Con tàu điện từ lúc xuất phát đến lúc chuyển ga lần thứ hai đã chở theo một bức chân dung như thế và để lại rất nhiều suy nghĩ trong lòng người đọc.
Chúng ta đều biết Bác viết văn hay làm thơ không vì mục đích văn chương. Xuyên suốt toàn bộ sự nghiệp thơ văn của Người là một mục đích duy nhất: coi sáng tác văn chương là một hành vi chính trị, một hình thức hoạt động cách mạng. Vì thế từ nội dung đến tư tưởng của “Vi hành” cũng không nằm ngoài mục đích ấy. Nhân vật Khải Định là nhân vật rất phù hợp để Bác thực hiện điều đó. Khải Định xuất hiện trước công chúng Pháp tạo ra một tràng cười mỉa mai, một không khí tiếp đón “nồng nhiệt”: “Hắn đấy’” “Đúng hắn mà !”... như hàng loạt đại bác trào phúng. Tác giả đã lật tẩy không biết bao nhiêu mặt nạ đang diễn trò trong cuộc đấu xảo ấy. Từ tên vua ngờ nghệch đến chính phủ Pháp đương thời. Nhìn vào nhân vật Khải Định, công chúng Pháp không chỉ được chứng kiến bộ mặt của một cá nhân mà còn hiểu được sự xảo trá mà chính phủ hòng loè mắt mọi người. Như vậy, chúng ta có thể thấy rõ mục đích chính trị của tác giả Nguyễn Ái Quốc. “Vi hành” được viết trên đất Pháp, viết để công chúng Pháp đọc. Chính vì thế từ ngôn ngữ đến hình thức tác phẩm đều rất phù hợp. “Vi hành” xuất hiện đã đánh trúng thị hiếu của công chúng Pháp và nhân vật Khải Định thành công rực rỡ. Người đọc bật cười trước bóng dáng Khải Định. Nếu như Chí Phèo ngật ngưỡng bước ra từ làng Vũ Đại mang theo sự khốn khổ, tha hoá đến thảm hại của số phận những người nông dân trước Cách mạng Tháng Tám thì tên vua Khải Định ngơ ngáo, ngộ nghĩnh lừng thừng bước ra từ “Vi hành”. Hắn mang theo sự nhu nhược, bán nước của triều đình phong kiến và khoác lên mình tấm áo giả dối của chính quyền Pháp. Câu suy đoán “hay là ngài chán cảnh làm một ông vua to, giờ ngài lại muốn nếm thử cuộc đời của các công tử bé ...” không chỉ là sự suy đoán bâng quơ, một lời nói ngẫu nhiên. Nó góp phần tái hiện hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ.
Nguyễn Ái Quốc một mặt hạ bệ tên vua ngu dốt đang từ địa vị “một ông vua to” xuống vị trí “công tử bé”. Mặt khác, tác giả nêu bật hiện trạng của các nước Đông Dương đang trong cảnh thuộc địa, dưới “vòng tay ôm ấp, bảo vệ” của “mẫu quốc”. Qua nhân vật Khải Định, mũi tên của Nguyễn Ái Quốc đã nhắm trúng nhiều đích, phơi bày, bóc trần sự giả dối của vũ hội Carnaval đang nhộn nhịp diễn ra. Đồng thời, Người cũng tỏ rõ thái độ của một người dân An Nam đang sống trên đất Pháp trước hoàn cảnh nước nhà. Chuyến đi thăm “mẫu quốc” của Khải Định là một cơ hội tốt để Bác hướng ngòi bút chính trị sắc sảo, nhạy bén của mình, viết để phục vụ phong trào Cách Mạng nước nhà. Người đọc như nhìn thấy bức chân dung tên vua An Nam bị “kéo lê” trên khắp lối ngõ nước Pháp. Từ nhân vật Khải Định, tác giả đặt ra những câu hỏi lớn cho công chúng Pháp. Đó là thắc mắc về xã hội Việt Nam đương thời, cái nhìn của người dân An Nam trước những chuyển biến của xã hội. Đó là tư tưởng, nhận thức của những con người sống trong cảnh nô lệ. Hơn thế nữa, công chúng Pháp còn hướng sự thắc mắc của mình vào chính phủ Pháp đương thời. Nhân vật và tình huống là xương thịt cấu tạo nên tác phẩm, thổi vào tác phẩm ấy một luồng sinh khí, tạo cho nó sức sống lâu bền. Sở dĩ “Vi hành” có được điều đó là nhờ xây dựng được một tình huống độc đáo và một nhân vật rất điển hình. Trong vô vàn những bức chân dung mà văn học có được, Khải Định là một khuôn mặt rất khó quên. Nhân vật Khải Định được xây dựng bằng ngôn ngữ trào phúng sắc sảo, cay độc. Từ hai hướng nhìn khách quan và chủ quan, tác giả Nguyễn Ái Quốc đã đem đến cho người đọc một cái nhìn toàn diện về tên vua bán nước. Trong một xã hội, người ta đôi khi chỉ nhìn vào một vài biểu hiện để có thể đánh giá được bộ mặt xã hội ấy. Vũ Trọng Phụng chớp lấy cảnh “hạnh phúc của một tang gia” để làm nổi bật hàng loạt bộ mặt giả dối. Nguyễn Công Hoan nhặt lấy một “đồng hào có ma” để phác họa nên gương mặt quan phụ mẫu. Nguyễn Ái Quốc nhân một cuộc đấu xảo đã vạch mặt kẻ đứng đầu xã hội Việt Nam thời bấy giờ, góp vào cho dòng văn học trào phúng một tiếng cười chế giễu, sâu cay, sắc sảo.
Chúng ta thường chỉ nhắc tới một nhà thơ cách mạng Hồ Chí Minh, một nhà chính trị kiệt xuất, tài ba, một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Văn học Việt Nam còn biết đến một cây bút trào phúng sắc sảo Nguyễn Ái Quốc.
- “Hắn đấy !”
- “ Đâu phải !”
- “Đúng mà ! Anh đã bảo là chính hắn đấy”.
Tác giả đã rất khéo léo khi khơi gợi trí tò mò của người đọc. Ngay lập tức một câu hỏi được đặt ra: hắn là ai? Nhân vật “hắn” hiện lên sau đó qua sự mô tả thứ nhất - cái nhìn của đôi bạn trẻ. Hắn có “cái mũi tẹt”; “đôi mắt xếch” và “cái mặt bủng như vỏ chanh”. Hắn được đặt trong dáng điệu “nhút nhát, lúng ta lúng túng, có cả cái chụp đèn chụp lên cái đầu quấn khăn, các ngón tay thì đeo đầy những nhẫn”. Nếu không có những lời kể tiếp theo của nhân vật tôi, hẳn không ai trong chúng ta có thể tưởng tượng mình đang được chiêm ngưỡng đấng hoàng thượng, người đứng đầu nước An Nam? Vậy mà chẳng khác nào một tên hề trong rạp xiếc. Thậm chí nếu không có những lời miêu tả hoạt động thì ông vua này hiện lên chẳng khác nào một Ma-nơ-canh kỳ dị dưới con mắt người Pháp. Ta nhớ đến một hình ảnh tương tự trong “Số đỏ”: “Tuy vận âu phục, vua Xiêm cũng đội cái mũ bản xứ bằng kim ngân châu báu, trông cứ như một cái tháp cao vì nó có đến chín tầng gác”. Nếu đặt hai ông vua này ở cạnh nhau hẳn cái “kho giải trí” của người Pháp trở nên đầy ắp. Ngôn ngữ trào phúng đã phát huy tác dụng của nó. Chỉ bằng vài câu nói chuyện trao đổi bâng quơ, trong một tình huống khó mà phân biệt là có thật hay là tưởng tượng của tác giả, nhân vật đã bị phơi trần và đả kích không thương tiếc. Nguyễn Tuân cũng đã sử dụng cách đặt nhân vật Huấn Cao xuất hiện trước hết là qua con mắt của viên quản ngục. Chính vì thế mà sự oai phong hiên ngang, kiêu bạc của Huấn Cao càng được tô đậm. Khải Định cũng vậy. Nhân vật này không trực tiếp đặt bộ mặt của mình lên trang giấy. Nhưng cũng chính qua cái nhìn khách quan của người Pháp chân dung của hắn cứ lồ lộ nổi lên rõ ràng và chi tiết. Về ngoại hình, khuôn mặt An Nam hiện lên với các đặc trưng “mũi tẹt, mắt xếch; da bủng như vỏ chanh” mà Khải Định đã mang đại diện. Điều này vốn dĩ đã được miêu tả làm người đọc hình dung rất rõ nét. Tuy nhiên, có thể đổi tại cho đặc trưng xứ sở, cũng giống như ta khó mà phân biệt được người Tây, chỉ thấy ai cũng da trắng, mắt xanh, mũi lõ... Nhưng hãy xem tư thế của một đấng hoàng thượng: “nhút nhát lúng ta lúng túng” đến nỗi làm cho họ - những người dân nước Pháp bật cười. Nhất là những thứ “ngọc ngà châu báu” ở nước ta thì trong mắt người Pháp đã trở thành “bộ lụa là, đủ cả bộ hạt cườm”. Trong trang phục của Hoàng đế, Khải Định chẳng những không tạo nổi vẻ uy nghi, lẫm liệt mà chỉ càng làm thiên hạ bật cười. Chi tiết “cái chụp đèn chụp lên cái đầu quấn khăn” đà hoàn thành nốt bức chân dung lố bịch của một tên hề Khải Định. Than ôi ! Giá trị của một đức vua chỉ ngang với một tên hề ! Không dừng lại ở chỗ đó, đoạn văn ghi lại sự so sánh của đôi trai gái giữa Khải Định và các trò mua vui khác càng nhấn mạnh tư cách của nhân vật Khải Định. Đúng lúc cái trò giải trí sắp cạn, hoàng thượng của chúng ta trở thành một phát hiện mới thú vị, hấp dẫn lại rẻ tiền. “Nghe nói ông bầu Nhà hát múa rối có định kí giao kèo thuê đấy”. Đến nước này thì Khải Định đã trở thành một món hàng béo bở cho các khu giải trí khai thác. Câu nói bâng quơ của đôi bạn trẻ “nghe nói ...” đã trở thành ấn tượng dư luận chung của công chúng Pháp đối với Khải Định.
Chân dung của “đức hoàng thượng” còn được thể hiện sâu sắc hơn từ góc nhìn thứ hai - qua lời kể của nhân vật tôi. “Vi hành” được viết dưới hình thức một bức thư, điều này rất có lợi cho những ý tạt ngang, chuyển cảnh. Nhân vật tôi từ tình huống hiểu lầm của đôi bạn trẻ và chứng kiến cuộc đối thoại ấy đã cất lên lời nói của mình. Những vị vua anh minh, tài đức thường cải trang đi dò la khắp xứ, tìm hiểu cuộc sống của nhân dân mình. Khải Định được hiểu là có thể đang “vi hành”. Sự ngẫu nhiên khi nhìn thấy nhân vật tôi trên chuyến xe làm đôi bạn trẻ nghĩ như thế, đồng thời khơi mở cả ý nghĩ của “Tôi”. Nhân vật Tôi cho rằng: “ngày nay có những ông hoàng, ông chúa để tiện việc riêng và vì những lí do không cao thượng bằng, cũng “vi hành” đấy. Các giả thiết được đặt ra để giải thích, suy đoán về ý đồ “vi hành” của Khải Định. “Ngài muốn biết dân Pháp, dưới quyền tự trị của bạn ngài là Alechxăng đệ nhất có được sung sướng, được uống nhiều rượu và được hút nhiều thuốc phiện bằng dân Nam, dưới quyền ngự trị của ngài hay không?”. “Ngài muốn học sử dụng cái liềm của nhà nông cùng cái búa của thày thợ để, sau cuộc ngao du đem về chút ấm no” cho đám dân bất hạnh của Ngài? Hay ngài “chán cảnh làm một ông vua to, giờ ngài lại muốn nếm thử cuộc đời các cậu công tử bé”? ... Mỗi suy đoán dường như là một mũi dao đả kích sắc nhọn hướng vào Khải Định. Đằng sau đại từ “ngài” nghe có vẻ rất tôn trọng ấy là sự mỉa mai, chế giễu. Nhân vật Khải Định, qua nhận thức của một người dân An Nam, không chỉ là một tên vua bù nhìn mà còn vô cùng ngu dốt. Hắn trở thành một con rối vô nghĩa, bù nhìn trong sự điều khiển của thực dân Pháp, một tên vua bất tài, bán nước trong con mắt người dân An Nam. “Ngày nay, cứ mỗi lần ra khỏi cửa, thật tôi không sao che dấu nổi niềm tự hào được là một người An Nam và sự kiêu hãnh được có một vị hoàng đế”. Câu nói ấy chứa đựng sự mỉa mai, chua chát đối với Khải Định. Từ tình huống “nhầm lẫn” ban đầu, theo diễn biến của câu chuyện, ngày càng được mở rộng, éo le và hài hước. Nhân vật Khải Định cũng theo đó mà bộc lộ bản chất của mình. Bằng tài năng sáng tạo độc đáo, tác giả Nguyễn Ái Quốc đã xây dựng nên một bức chân dung biếm hoạ theo phép “lạ hoá” của người phương Tây. Ngôn ngữ trào phúng dày đặc trong truyện tạo thành một nét phong cách riêng. Không phải Nguyễn Ái Quốc - một người cộng sản mạt sát Khải Định mà là công chúng Pháp đấy chứ. Thủ pháp nghệ thuật “vẽ mây nẩy trăng” đã tô đậm một Khải Định với bộ dạng ngớ ngẩn, kì quái, lố bịch, một gã ăn chơi bừa bãi “Thế hay là hắn đem tất cả các thứ đó đến tiệm cầm đồ rồi?”. Cái giá của món hàng Khải Định thật thảm hại. Trong câu chuyện ta có thể tìm thấy những từ tác giả đưa ra để suy đoán như “phải chăng ngài muốn…”; “hay là ngài muốn…”. Có ai cấm được người viết đưa ra những phán đoán như thế. Chính vì vậy mà Khải Định cứ ngày càng được suy đoán theo những mức cao hơn và bản chất của hắn cũng hiện rõ theo chiều tăng tiến ấy. Từ một tên vua bù nhìn, Khải Định dần dần bị lột dần từ cái vẻ ngoài giả dối đến một trí tuệ rỗng tuếch và bản chất thấp hèn, ti tiện. Con tàu điện từ lúc xuất phát đến lúc chuyển ga lần thứ hai đã chở theo một bức chân dung như thế và để lại rất nhiều suy nghĩ trong lòng người đọc.
Chúng ta đều biết Bác viết văn hay làm thơ không vì mục đích văn chương. Xuyên suốt toàn bộ sự nghiệp thơ văn của Người là một mục đích duy nhất: coi sáng tác văn chương là một hành vi chính trị, một hình thức hoạt động cách mạng. Vì thế từ nội dung đến tư tưởng của “Vi hành” cũng không nằm ngoài mục đích ấy. Nhân vật Khải Định là nhân vật rất phù hợp để Bác thực hiện điều đó. Khải Định xuất hiện trước công chúng Pháp tạo ra một tràng cười mỉa mai, một không khí tiếp đón “nồng nhiệt”: “Hắn đấy’” “Đúng hắn mà !”... như hàng loạt đại bác trào phúng. Tác giả đã lật tẩy không biết bao nhiêu mặt nạ đang diễn trò trong cuộc đấu xảo ấy. Từ tên vua ngờ nghệch đến chính phủ Pháp đương thời. Nhìn vào nhân vật Khải Định, công chúng Pháp không chỉ được chứng kiến bộ mặt của một cá nhân mà còn hiểu được sự xảo trá mà chính phủ hòng loè mắt mọi người. Như vậy, chúng ta có thể thấy rõ mục đích chính trị của tác giả Nguyễn Ái Quốc. “Vi hành” được viết trên đất Pháp, viết để công chúng Pháp đọc. Chính vì thế từ ngôn ngữ đến hình thức tác phẩm đều rất phù hợp. “Vi hành” xuất hiện đã đánh trúng thị hiếu của công chúng Pháp và nhân vật Khải Định thành công rực rỡ. Người đọc bật cười trước bóng dáng Khải Định. Nếu như Chí Phèo ngật ngưỡng bước ra từ làng Vũ Đại mang theo sự khốn khổ, tha hoá đến thảm hại của số phận những người nông dân trước Cách mạng Tháng Tám thì tên vua Khải Định ngơ ngáo, ngộ nghĩnh lừng thừng bước ra từ “Vi hành”. Hắn mang theo sự nhu nhược, bán nước của triều đình phong kiến và khoác lên mình tấm áo giả dối của chính quyền Pháp. Câu suy đoán “hay là ngài chán cảnh làm một ông vua to, giờ ngài lại muốn nếm thử cuộc đời của các công tử bé ...” không chỉ là sự suy đoán bâng quơ, một lời nói ngẫu nhiên. Nó góp phần tái hiện hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ.
Nguyễn Ái Quốc một mặt hạ bệ tên vua ngu dốt đang từ địa vị “một ông vua to” xuống vị trí “công tử bé”. Mặt khác, tác giả nêu bật hiện trạng của các nước Đông Dương đang trong cảnh thuộc địa, dưới “vòng tay ôm ấp, bảo vệ” của “mẫu quốc”. Qua nhân vật Khải Định, mũi tên của Nguyễn Ái Quốc đã nhắm trúng nhiều đích, phơi bày, bóc trần sự giả dối của vũ hội Carnaval đang nhộn nhịp diễn ra. Đồng thời, Người cũng tỏ rõ thái độ của một người dân An Nam đang sống trên đất Pháp trước hoàn cảnh nước nhà. Chuyến đi thăm “mẫu quốc” của Khải Định là một cơ hội tốt để Bác hướng ngòi bút chính trị sắc sảo, nhạy bén của mình, viết để phục vụ phong trào Cách Mạng nước nhà. Người đọc như nhìn thấy bức chân dung tên vua An Nam bị “kéo lê” trên khắp lối ngõ nước Pháp. Từ nhân vật Khải Định, tác giả đặt ra những câu hỏi lớn cho công chúng Pháp. Đó là thắc mắc về xã hội Việt Nam đương thời, cái nhìn của người dân An Nam trước những chuyển biến của xã hội. Đó là tư tưởng, nhận thức của những con người sống trong cảnh nô lệ. Hơn thế nữa, công chúng Pháp còn hướng sự thắc mắc của mình vào chính phủ Pháp đương thời. Nhân vật và tình huống là xương thịt cấu tạo nên tác phẩm, thổi vào tác phẩm ấy một luồng sinh khí, tạo cho nó sức sống lâu bền. Sở dĩ “Vi hành” có được điều đó là nhờ xây dựng được một tình huống độc đáo và một nhân vật rất điển hình. Trong vô vàn những bức chân dung mà văn học có được, Khải Định là một khuôn mặt rất khó quên. Nhân vật Khải Định được xây dựng bằng ngôn ngữ trào phúng sắc sảo, cay độc. Từ hai hướng nhìn khách quan và chủ quan, tác giả Nguyễn Ái Quốc đã đem đến cho người đọc một cái nhìn toàn diện về tên vua bán nước. Trong một xã hội, người ta đôi khi chỉ nhìn vào một vài biểu hiện để có thể đánh giá được bộ mặt xã hội ấy. Vũ Trọng Phụng chớp lấy cảnh “hạnh phúc của một tang gia” để làm nổi bật hàng loạt bộ mặt giả dối. Nguyễn Công Hoan nhặt lấy một “đồng hào có ma” để phác họa nên gương mặt quan phụ mẫu. Nguyễn Ái Quốc nhân một cuộc đấu xảo đã vạch mặt kẻ đứng đầu xã hội Việt Nam thời bấy giờ, góp vào cho dòng văn học trào phúng một tiếng cười chế giễu, sâu cay, sắc sảo.
Chúng ta thường chỉ nhắc tới một nhà thơ cách mạng Hồ Chí Minh, một nhà chính trị kiệt xuất, tài ba, một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Văn học Việt Nam còn biết đến một cây bút trào phúng sắc sảo Nguyễn Ái Quốc.