05/06/2017, 00:00
Chứng minh lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao là một người có nhân cách đẹp
Khi phân tích truyện ngắn “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao có người, nhận xét: Lão Hạc đáng kính bởi đó là một con người có nhân cách đẹp. Em có tán thành với nhận xét đó không? Hãy chứng minh. Nam Cao là một nhà văn rất có tài trong việc dựng chân dung nhân vật. Đặc biệt là người nông dân, trong đó ...
Khi phân tích truyện ngắn “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao có người, nhận xét: Lão Hạc đáng kính bởi đó là một con người có nhân cách đẹp. Em có tán thành với nhận xét đó không? Hãy chứng minh.
Nam Cao là một nhà văn rất có tài trong việc dựng chân dung nhân vật. Đặc biệt là người nông dân, trong đó nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên là một ví dụ tiêu biểu. Khi phân tích truyện ngắn này có người đã nhận xét rất đúng là: lão Hạc đáng kính bởi đó là một con người có một nhân cách đẹp. Nhân cách đẹp này ở lão được Nam Cao thể hiện ở ba khía cạnh: nhân hậu, giàu lòng tự trọng và rất mực thương con.
Cuộc sống của lão Hạc cũng nghèo khổ như cuộc sống của bao người nông dân khác trong xã hội bấy giờ. Lão rất hiền lành thật thà và chăm chỉ, những phẩm chất này được nhà văn miêu tả suốt câu chuyện, khi là lời tâm sự của lão với ông giáo về nỗi nhớ con, về nỗi ân hận vì đã bán con Vàng, khi là chuyện lão tần tảo, dành dụm, chắt bóp từng tí một để dành tiền cho con... Nhưng tấm lòng nhân hậu của lão được biểu hiện cảm dộng nhất là ở việc lão chăm sóc con Vàng như chăm sóc một đứa trẻ. Lão ăn gì cũng cho con Vàng ăn và cho nó ăn bằng bát. “Lão cứ nhắm vài miếng lại gắp cho nó một miếng như người ta gắp thức ăn cho con trẻ”. Lão bắt rận rồi tắm cho nó, mắng yêu nó. Lão cưng chiều con Vàng như cưng chiều một đứa trẻ yêu: “lão vội nắm lấy nó, ôm đầu nó, đập nhè nhẹ vào lưng nó...”. Chính vì yêu con Vàng mà lão cứ đắn đo mãi chưa muốn bán nó. Bán rồi, lão khóc vì thương nó: “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...”. Lão ân hận vì đã trót lừa một con chó: “Khi ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!”. Đọc đến đây chúng ta càng thương lão Hạc hơn, thương vì lão quá nghèo, càng kính trọng lão Hạc hơn, kính trọng vì lão thật nhân ái.
Không những thế, lão Hạc còn là một người rất giàu lòng tự trọng. Cuộc sống của lão quá cùng quẫn: “... lão Hạc chỉ ăn khoai. Rồi thì khoai cũng hết. Bắt đầu từ đấy, lão chế tạo được món gì, ăn món ấy. Hôm thì lão ăn củ chuối, hôm thì lão ăn sung luộc, hôm thì ăn rau má, với thỉnh thoảng một vài củ ráy hay bữa trai bữa ốc”. Nhưng không phải vì thế mà lão hạ thấp nhân cách mình để xin xỏ ai. Lão chịu nghèo nhưng không chịu hèn, không chịu hèn đến mức hơi cố chấp: “Lão từ chối tất cả những cái gì tôi (tức nhân vật “ông giáo”) cho lão. Lão từ chối một cách gần như là hách dịch”. Lão không muốn phiền lụy đến ai, đến ngay cả sau khi mình chết. Lão đã lo xa dành dụm ít tiền rồi gửi ông giáo lo chuyện ma chay, kẻo “để phiền cho hàng xóm thì chết không nhắm mắt”. Láng giềng của lão - Binh Tư, làm nghề ăn trộm nên không ưa lão vì “lão lương thiện quá”. Lão Hạc xin bả chó của Binh Tư, không phải để bẫy chó như Binh Tư hiểu, mà để tự mình tìm đến cái chết. Lão chết để được làm “con người đáng kính” chứ không chịu sống hèn mà “theo gót Binh Tư để có ăn...”.
Phẩm chất đẹp nhất của lão Hạc có lẽ là ở tình thương vô bờ đối với con. Lão hiểu và thương con vì nhà nghèo quá mà không lấy được vợ. Thằng con lão định bán vườn. Lão không dám xẵng chỉ nhẹ nhàng khuyên giải. “Lão khuyên nó hãy dằn lòng bỏ đám này để dùi giắng lại ít lâu xem có đám nào khá mà nhẹ tiền hơn sẽ liệu...”. Con lão nghe lời lão nhưng “có vẻ buồn”, lão càng thương con hơn. Con lão phẫn chí “xin đi làm đồn điền”, lão chỉ biết khóc trong nỗi xót xa. Lời kể của lão không còn là lời kể thông thường mà là tiếng nói của con tim người cha đau đớn vì mất con: “Tôi chỉ còn biết khóc chứ còn biết làm sao được nữa. Thẻ của nó người ta giữ. Hình của nó, người ta đã chụp rồi. Nó lại đã lấy tiền của người ta. Nó là người của người ta rồi, chứ đâu có còn là con tôi?...”. Con lão đi xa, lão tính từng ngày. Lão “thổ lộ” nỗi nhớ con với con Vàng: “Cậu có nhớ bố cậu không? Hả cậu Vàng? Bố cậu lâu lắm không có thư về. Bố cậu đi có lẽ được đến ba năm rồi đấy...”, cả đời lão tằn tiện chắt chịu là để vun vén cho con Lão “bòn vườn” là cũng để cho con: “Cái vườn là của con ta... lớp trước nó đòi bán, ta không cho bán là ta chỉ có ý giữ cho nó, chứ có phải giữ để cho ta ăn đâu!... Ta làm vườn của nó, cũng nên để ra cho nó...”. Lão đi làm thuê kiếm ăn chứ quyết không ăn lạm vào tiền vườn của con. Thế rồi, đói kém, bão lụt, ốm đau, lão không có việc làm. Một mình lão với con Vàng cứ “đói deo đói dắt”. Lão phải bán con Vàng vì “bây giờ tiêu một xu cũng là tiêu vào tiền của cháu”. Để không phải đụng một chút nào đến số tiền của con, để mảnh vườn cho con vẫn nguyên vẹn, lão Hạc đã tự mình tìm đến cái chết.
Cái chết thương tâm của lão Hạc cứ ám ảnh người đọc về một số phận người nông dân bị bần cùng hóa trong xã hội bế tắc ngày xưa. Nhưng cũng chính cái chết của lão Hạc lại làm người ta tin vào sự trường tồn vĩnh cửu của tình người, mà ở đây là tình cha con sâu nặng. Lão Hạc tiêu biểu cho phẩm chất người nông dần Việt Nam: nhân hậu, giàu tình thương và đức hi sinh.
Cuộc sống của lão Hạc cũng nghèo khổ như cuộc sống của bao người nông dân khác trong xã hội bấy giờ. Lão rất hiền lành thật thà và chăm chỉ, những phẩm chất này được nhà văn miêu tả suốt câu chuyện, khi là lời tâm sự của lão với ông giáo về nỗi nhớ con, về nỗi ân hận vì đã bán con Vàng, khi là chuyện lão tần tảo, dành dụm, chắt bóp từng tí một để dành tiền cho con... Nhưng tấm lòng nhân hậu của lão được biểu hiện cảm dộng nhất là ở việc lão chăm sóc con Vàng như chăm sóc một đứa trẻ. Lão ăn gì cũng cho con Vàng ăn và cho nó ăn bằng bát. “Lão cứ nhắm vài miếng lại gắp cho nó một miếng như người ta gắp thức ăn cho con trẻ”. Lão bắt rận rồi tắm cho nó, mắng yêu nó. Lão cưng chiều con Vàng như cưng chiều một đứa trẻ yêu: “lão vội nắm lấy nó, ôm đầu nó, đập nhè nhẹ vào lưng nó...”. Chính vì yêu con Vàng mà lão cứ đắn đo mãi chưa muốn bán nó. Bán rồi, lão khóc vì thương nó: “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...”. Lão ân hận vì đã trót lừa một con chó: “Khi ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!”. Đọc đến đây chúng ta càng thương lão Hạc hơn, thương vì lão quá nghèo, càng kính trọng lão Hạc hơn, kính trọng vì lão thật nhân ái.
Không những thế, lão Hạc còn là một người rất giàu lòng tự trọng. Cuộc sống của lão quá cùng quẫn: “... lão Hạc chỉ ăn khoai. Rồi thì khoai cũng hết. Bắt đầu từ đấy, lão chế tạo được món gì, ăn món ấy. Hôm thì lão ăn củ chuối, hôm thì lão ăn sung luộc, hôm thì ăn rau má, với thỉnh thoảng một vài củ ráy hay bữa trai bữa ốc”. Nhưng không phải vì thế mà lão hạ thấp nhân cách mình để xin xỏ ai. Lão chịu nghèo nhưng không chịu hèn, không chịu hèn đến mức hơi cố chấp: “Lão từ chối tất cả những cái gì tôi (tức nhân vật “ông giáo”) cho lão. Lão từ chối một cách gần như là hách dịch”. Lão không muốn phiền lụy đến ai, đến ngay cả sau khi mình chết. Lão đã lo xa dành dụm ít tiền rồi gửi ông giáo lo chuyện ma chay, kẻo “để phiền cho hàng xóm thì chết không nhắm mắt”. Láng giềng của lão - Binh Tư, làm nghề ăn trộm nên không ưa lão vì “lão lương thiện quá”. Lão Hạc xin bả chó của Binh Tư, không phải để bẫy chó như Binh Tư hiểu, mà để tự mình tìm đến cái chết. Lão chết để được làm “con người đáng kính” chứ không chịu sống hèn mà “theo gót Binh Tư để có ăn...”.
Phẩm chất đẹp nhất của lão Hạc có lẽ là ở tình thương vô bờ đối với con. Lão hiểu và thương con vì nhà nghèo quá mà không lấy được vợ. Thằng con lão định bán vườn. Lão không dám xẵng chỉ nhẹ nhàng khuyên giải. “Lão khuyên nó hãy dằn lòng bỏ đám này để dùi giắng lại ít lâu xem có đám nào khá mà nhẹ tiền hơn sẽ liệu...”. Con lão nghe lời lão nhưng “có vẻ buồn”, lão càng thương con hơn. Con lão phẫn chí “xin đi làm đồn điền”, lão chỉ biết khóc trong nỗi xót xa. Lời kể của lão không còn là lời kể thông thường mà là tiếng nói của con tim người cha đau đớn vì mất con: “Tôi chỉ còn biết khóc chứ còn biết làm sao được nữa. Thẻ của nó người ta giữ. Hình của nó, người ta đã chụp rồi. Nó lại đã lấy tiền của người ta. Nó là người của người ta rồi, chứ đâu có còn là con tôi?...”. Con lão đi xa, lão tính từng ngày. Lão “thổ lộ” nỗi nhớ con với con Vàng: “Cậu có nhớ bố cậu không? Hả cậu Vàng? Bố cậu lâu lắm không có thư về. Bố cậu đi có lẽ được đến ba năm rồi đấy...”, cả đời lão tằn tiện chắt chịu là để vun vén cho con Lão “bòn vườn” là cũng để cho con: “Cái vườn là của con ta... lớp trước nó đòi bán, ta không cho bán là ta chỉ có ý giữ cho nó, chứ có phải giữ để cho ta ăn đâu!... Ta làm vườn của nó, cũng nên để ra cho nó...”. Lão đi làm thuê kiếm ăn chứ quyết không ăn lạm vào tiền vườn của con. Thế rồi, đói kém, bão lụt, ốm đau, lão không có việc làm. Một mình lão với con Vàng cứ “đói deo đói dắt”. Lão phải bán con Vàng vì “bây giờ tiêu một xu cũng là tiêu vào tiền của cháu”. Để không phải đụng một chút nào đến số tiền của con, để mảnh vườn cho con vẫn nguyên vẹn, lão Hạc đã tự mình tìm đến cái chết.
Cái chết thương tâm của lão Hạc cứ ám ảnh người đọc về một số phận người nông dân bị bần cùng hóa trong xã hội bế tắc ngày xưa. Nhưng cũng chính cái chết của lão Hạc lại làm người ta tin vào sự trường tồn vĩnh cửu của tình người, mà ở đây là tình cha con sâu nặng. Lão Hạc tiêu biểu cho phẩm chất người nông dần Việt Nam: nhân hậu, giàu tình thương và đức hi sinh.