23/04/2018, 16:35

Phân tích nhân vật Đăm Săn trong đoạn trích Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxay

Đề bài: Phân tích nhân vật Đăm Săn trong đoạn trích Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxay Bài Làm Đăm Săn là một tù trưởng anh hùng. Qua đoạn trích “Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxay”, ta càng thấy rõ chàng là một dũng sĩ phi thương, vô địch. Nguyên nhân xảy ra cuộc chiến ...

Đề bài: Phân tích nhân vật Đăm Săn trong đoạn trích Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxay

Bài Làm

Đăm Săn là một tù trưởng anh hùng. Qua đoạn trích “Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxay”, ta càng thấy rõ chàng là một dũng sĩ phi thương, vô địch.

Nguyên nhân xảy ra cuộc chiến giữa hai tù trưởng Đăm Săn và Mtao Mxay là do Mtao Mxay đã cướp Hơ Nhị- vợ của Đăm Săn. Đối với chế độ mẫu hệ của người Ê-đê bị kẻ thù cướp đi vợ là một nỗi sỉ nhục lớn. Vì thế Đăm Săn đã kéo quân tới làng kẻ địch tình, địch thủ để trả mối thù hận. Chiến thắng Mtao Mxay là lần thứ hai Đăm Săn phải chiến đấu để bảo vệ vợ, chứng tỏ sự hùng mạnh của người anh hùng Đăm Săn.

Sau khi đến và phá tan hàng rào sắt kiên cố, giữa sào huyệt địch, Đăm Săn đối diện với Mtao Mxay và cất tiếng thách đấu. Mtao Mxay đã một lần nữa hạ nhục Đăm Săn khi nói: “Ta không xuống đâu điêng ơi. Tay ta đang bận ôm vợ hai chúng ta ở trên nhà này cơ mà”. Đáp lại lời nói đầy khiêu khích ấy của Mtao Mxay, Đăm Săm đã bình tĩnh mà nói cho Mtao Mxay biết: “Sao ta lại đâm ngươi khi ngươi đang xuống nhỉ?…” Một câu nói thể hiện sự thông minh của Đăm Săn, không những đáp trả sâu cay đối thủ mà còn khiến Mtao Mxay trở thành kẻ hèn nhát.

Thế nhưng Mtao Mxay cũng không phải một kẻ tầm thường. Hắn cực kì dữ tợn và hiếu chiến, hắn có chiếc khirn tròn như đầu cú, gươm óng ánh như cái cầu vòng. Tiếng múa khiên của hắn tuy “kêu lạch xạch như quả mướp khô”, nhưng miếng võ ấy hắn đã học được ở cậu, ở bác, ở Thần Rồng. Hắn cũng từng đi chinh chiến khắp nơi “đã quen đi đánh thiên hạ, bắt tù binh, đã quen đi xéo nát đất đai thiên hạ”. Có thể thấy đây chính là một kì phùng địch thủ của Đăm Săn. Giữa họ sẽ diễn ra một cuộc chiến vô cùng khốc liệt.

Sử thi Đăm Săn dùng lối so sánh giữa hai nhân vật để ca ngợi tài năng xuất chúng, có một không hai, phi thường vượt bậc của Đăm Săm. Khi chiến đấu với Mtao Mxay, Đăm Săn rung khiên múa, trông chàng mới oai phong biết bao “Một lần xóc tới, chàng vượt một đồi tranh. Một lần xốc tới nữa, chàng vượt một đồi lồ ô. Chàng chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây.” Những hàng động chiến đấu ấy đã đưa Đăm Săn mang một tầm vóc thần, làm chủ giang sơn bao la.

Đến khi hai địch thủ đam chém nhau dữ dội, hai người quần nhau” hết bãi tây sang bãi đông”. Mtao Mxay “vung đao chém phâp” nhưng không trúng khoeo chân Đăm Săm. Khi Hơ Nhị quăng cho hắn một miếng trầu để tiếp sức cùng với nâng cao chí khi thì bị Đăm Săn “đớp” mất! Nhai trầu xong, sức chàng tăng gấp bội. Cuộc chiến vẫn diễn ra giằng co, quyết liệt. Đăm Săm càng đánh càng dũng mãnh. Khiên múa như gió bão, chàng múa chạy nước kiệu, ba quả núi rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung. Đăm Săn thấm mệt nhưng mũi giáo của chàng vẫn chưa đâm thủng Mtao Mxay. Vốn là dòng dõi thần ling, Đăm Săn đã được trời mách kế giúp đỡ. Lấy chày mòn làm vũ khí ném trúng vàng tai địch thủ khiến hắn “ngã lăn quay ra đất”. Sau đó Đăm Săm “đâm phập một cái, đem đầu Mtao Mxay bêu ngoài đường”. Việc này cho thấy chàng quyết không dung tha những người xúc phạm tới mình. Chi tiết chàng được Trời giúp đỡ thể hiện niềm tin của nhân dân và sự ủng hộ của dân làng với một tù trưởng như chàng.

Qua cảnh múa khiên và đâm chém nhau giữa hai tù trưởng, sử thi “Đăm Săn” đã làm sống lại những cuộc chiến tranh cướp đất, giành nô lệ giữa các bộ tộc xưa kia, đồng thời ca ngợi sức mạnh lớn lao và sự bảo vệ của tù trưởng với một bộ tộc. Đoạn văn tiếp theo khắc họa hình ảnh Đăm Săn trong tiệc ăn mừng chiến thắng. Lễ tiệc ăn mừng kéo dài suốt mùa khô. Có bảy ché rượu, trâu bảy con, lợn thiến bảy con để dâng thần, để cầu phúc “được bình yên vô sự, nạn khỏi tai qua”. Chiến thắng Mtao Mxay giúp Đăm Săn có thêm nhiều của cải và tôi tớ hơn rất nhiều. Tiệc chúc mừng linh đình diễn ra thể hiện niềm tin và ước mong tới một cuộc sống ấm no, phồn vinh của nhân dân Ê- đê. Đó cũng là điều mà tác giả sử thi mong muốn hướng tới.

Hình ảnh anh hùng Đăm Săn đẹp như một vị thần. Tác giả sử thi đã sử dụng lối so sánh và phóng đại làm nổi bật một chàng dúng sĩ lừng danh thiên hạ. Đăm Săn nằm trên vóng, tóc thả xuống sàn, “uống không biết say, ăn không biết no, trò chuyện không biết chán”. Chàng được mọi người chúc tụng và ca ngợi không ngớt, một vị tù truwnowngr hộ tụ đầy đủ sức mạnh to lớn bảo vệ cuộc sống ấm no yên bình của dân làng. Một tấm mền chiến quấn chéo trước ngực, một tấm áo chiến khoác trên mình, tai đeo nụ, gướm giáo ngheeng ngang… sức lực bằng voi đực, hơi thở “ầm ấm như sấm dậy” đã làm nổi bật “một trang tù trưởng mới giàu lên, đang sức trai, tiếng tăm lừng lẫy”. Đăm Săm là niềm kiêu hãnh và ngưỡng mộ của bộ tộc, họ ca ngợi chàng, cảm phục chàng và biết ơn chàng vô bờ “Làm sao mà có được một tù trưởng đầu đội khăn nhiễu, vai manh nải hoa, đánh đâu đập tan đó, vây đâu phá đó như chàng?” Sức mạnh của chàng đã bảo vệ và đem lại hạnh phúc cho mọi người trong bộ lạc.

Qua đoạn trích, chất anh hùng ca của sử thi Đăm Săn được ta cảm nhận rõ ràng và đặc biệt ấn tượng với bút pháp miêu tả phóng đại, nghệ thuật tạo hình và tự sự đặc sắc của tác giả, anh hùng sử thi Đăm Săn là một dũng sĩ, một hình tượng đẹp nhất trong sử thi các dân tộc Tây Nguyên.

Phạm Loan

0