28/05/2017, 20:33

Phân tích nhân vật chị Dậu qua đoạn trích Tắt đèn

Đề bài: Em hãy phân tích nhân vật chị Dậu qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố “Ôi nhớ những ngày nào thuở trước Xóm làng ta xơ xác héo hon Nửa đêm thuế thúc trống dồn Sân đình máu chảy đường thôn lính đầy” Những câu thơ trên đã thể hiện được phần nào sự ám ảnh khủng khiếp của ...

Đề bài: Em hãy phân tích nhân vật chị Dậu qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố “Ôi nhớ những ngày nào thuở trước Xóm làng ta xơ xác héo hon Nửa đêm thuế thúc trống dồn Sân đình máu chảy đường thôn lính đầy” Những câu thơ trên đã thể hiện được phần nào sự ám ảnh khủng khiếp của các thứ thuế vô lí mà bọn cường hào, thực dân đặt ra nhằm bóc lột nhân dân ta trước cách mạng. Viết về xã hội nông thôn Việt Nam thế kỉ XX, tác giả Ngô Tất Tố ...

Đề bài: Em hãy phân tích nhân vật chị Dậu qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố

“Ôi nhớ những ngày nào thuở trước

Xóm làng ta xơ xác héo hon

Nửa đêm thuế thúc trống dồn

Sân đình máu chảy đường thôn lính đầy”

Những câu thơ trên đã thể hiện được phần nào sự ám ảnh khủng khiếp của các thứ thuế vô lí mà bọn cường hào, thực dân đặt ra nhằm bóc lột nhân dân ta trước cách mạng. Viết về xã hội nông thôn Việt Nam thế kỉ XX, tác giả Ngô Tất Tố đã thể hiện một cách chân thực và sâu sắc tình cảnh bi thảm của người nông dân Việt Nam dưới sự bóc lột tàn bạo của phong kiến, thực dân.

Nhân vật trung tâm của tác phẩm này chính là chị Dậu, một người nông dân nghèo khổ trong xã hội phong kiến xưa. Ngay trong phần mở đầu của tác phẩm, Ngô Tất Tố đã tái hiện  lại không khí ngột ngạt, u tối của làng Đông Xá khi đến mùa thúc thuế: “..Tiếng trống mõ, tù và inh ỏi, tiếng thét lác, đánh đạp, tiếng kêu khóc vang lên như một cuộc săn người”. Gợi ra tình cảnh khốn khổ của những người dân, tác giả đã làm nổi bật lên hoàn cảnh đói nghèo của gia đình chị Dậu: “Gia đình chị Dậu thuộc loại nhất nhì hạng cùng đinh nên mấy hôm nay chị phải chạy ngược chạy xuôi để có tiền nộp suất sưu cho anh Dậu”.

Chị Dậu nổi bật lên trong tác phẩm với tình thương đối với chồng con, vì anh Dậu mà chị Dậu đã đi khắp nơi để vay tiền cứu anh Dậu khi anh bị bọn người nhà lí trưởng trói đánh ở ngoài đình. Thậm chí, để anh Dậu có thể bảo toàn được tính mạng, chị Dậu đã phải thắt lòng bán đi cái Tí- một đứa con của chị. Chị Dậu cũng là một con người vô cùng kiên cường, chị đã tạm gác nỗi đau mất con lại để chăm sóc, động viên chồng.

Trước khi xảy ra việc thúc thuế bạo tàn của bọn người nhà lí trưởng, chị Dậu cũng như bao người nông dân nghèo khổ khác, sống cam chịu, nhẫn nhịn trước những hành vi,thủ đoạn bóc lột đê hèn của bọn cường hào, ác bá. Khi bọn người nhà lí trưởng xông vào nhà đòi bắt anh Dậu, chị đã hết lòng nỉ non, cầu xin chúng tha cho chồng mình, mong bọn chúng có thể động lòng mà tha cho gia đình chị một con đường sống.

“Nhà cháu đã túng,lại  phải đóng cả suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với lí trưởng giúp cháu”. Qua lời cầu xin của chị Dậu với Lí trưởng ta thấy được chị là một con người hiểu biết, chỉ vì hoàn cảnh nghèo khó nên mới không thể đóng thuế đúng hạn, đồng thời cũng thể hiện được sự phi lí, quá quắt của chế độ phong kiến xưa, những người đã chết cũng vẫn phải đóng thuế, gây ra bao đau khổ cho người dân nghèo.

Bằng ngòi bút hiện thực sinh động, đoạn văn Tức nước vỡ bờ(Tắt đèn) của Ngô Tất Tố đã vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân phong kiến đương thời, xã hội ấy đã đẩy người nông dân vào tình cảnh vô cùng cực khổ khiến họ phải liều mạng chống lại.

 

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

CHỊ DẬU

TẮT ĐÈN

TỨC NƯỚC VỠ BỜ

NGÔ TẤT TỐ

0