Phân tích nhân vật bé Hồng và cái Tí
Đề bài: Em hãy phân tích nhân vật bé Hồng trong Những ngày thơ ấu và cái Tí trong tác phẩm Tắt đèn Nguyên Hồng trong “Những ngày thơ ấu” và Ngô Tất Tố trong tác phẩm “Tắt đèn” tuy hướng đến phản ánh những nội dung hoàn toàn khác nhau nhưng có điểm gặp gỡ, đó chính là đều đề ...
Đề bài: Em hãy phân tích nhân vật bé Hồng trong Những ngày thơ ấu và cái Tí trong tác phẩm Tắt đèn Nguyên Hồng trong “Những ngày thơ ấu” và Ngô Tất Tố trong tác phẩm “Tắt đèn” tuy hướng đến phản ánh những nội dung hoàn toàn khác nhau nhưng có điểm gặp gỡ, đó chính là đều đề cập đến hình ảnh của những đứa trẻ như bé Hồng, cái Tí. Tuy có hoàn cảnh hoàn toàn khác nhau nhưng cả Hồng và Tí đều có cuộc sống bất hạnh, sống xa những người mà mình ...
Đề bài: Em hãy phân tích nhân vật bé Hồng trong Những ngày thơ ấu và cái Tí trong tác phẩm Tắt đèn
Nguyên Hồng trong “Những ngày thơ ấu” và Ngô Tất Tố trong tác phẩm “Tắt đèn” tuy hướng đến phản ánh những nội dung hoàn toàn khác nhau nhưng có điểm gặp gỡ, đó chính là đều đề cập đến hình ảnh của những đứa trẻ như bé Hồng, cái Tí. Tuy có hoàn cảnh hoàn toàn khác nhau nhưng cả Hồng và Tí đều có cuộc sống bất hạnh, sống xa những người mà mình thương yêu.
Một điểm chung giữa bé Hồng trong Những ngày thơ ấu và cái tí trong Tắt đèn, đó là những đứa trẻ còn rất nhỏ, chỉ mới lên bảy, lên tám nhưng đã phải chịu rất nhiều những tổn thương bởi hoàn cảnh sống. Bé Tí là con của chị Dậu, một người phụ nữ nghèo khó, lại bị mùa thuế thúc ép đến mức phá sản. Sinh ra trong một xã hội đen tối, bất công đã là một thiệt thòi với cái Tí, xã hội phong kiến với hàng trăm thứ thuế vô lí đã được thể hiện qua những câu thơ như:
“Ôi nhớ những ngày nào thuở trước
Xóm làng ta xơ xác héo hon
Nửa đêm thuế thúc trống dồn
Sân đình máu chảy đường thôn lính đầy”
Sống trong xã hội đen tối, bất công; Tí lại là con cả của một gia đình đông an hem, bởi vậy mà Tí cũng không được chăm sóc, quan tâm nhiều bởi bố mẹ. Là chị lớn trong gia đình, Tí phải trưởng thành hơn những đứa trẻ cùng trang lứa, từ rất sớm Tí đã biết trông em cho bố mẹ đi làm, hay làm giúp bố mẹ những công việc nhà. Tí là một người chị biết nhường nhịn, yêu thương các em, có gì ngon Tí cũng nhường em trước.
Không chỉ vậy, Tí còn là một đứa trẻ ngoan, hiểu biết luôn lo lắng cho bố mẹ, hiểu hoàn cảnh gia đình nên khi chị Dậu bán Tí, nó cũng không hề oán trách mà thương mẹ nhiều hơn, khi bị bán, dù sợ, dù buồn nhưng nó cũng không khóc nháo mà ngoan ngoãn đi theo lão Nghị Quế. Hình ảnh của cái Tí khiến cho người đọc vừa thương vừa đáng khâm phục, ở một độ tuổi nhỏ như vậy nhưng Tí lại trưởng thành và hiểu biết hơn rất nhiều so với những đứa bé cùng tuổi khác.
Bé HỒng trong “Những ngày thơ ấu” của tác giả NGuyên Hồng tuy không sống trong xã hội phong kiến nhiều bất công như cái Tí trong Tắt đèn nhưng cậu bé Hồng cũng có cuộc sống đau khổ khi gia đình li tán, cuộc sống gia đình không hạnh phúc, luôn có người ganh ghét, nói xấu mẹ của bé nhưng bé vẫn tin tưởng và dành tình thương cho mẹ của mình.
Chú bé Hồng ra đời là kết quả của cuộc hôn nhân không hạnh phúc, trong không khí giả dối, lạnh lẽo của một gia đình không hạnh phúc. Người bố sống lặng lẽ, u uất với bàn đèn thuốc phiện. Người mẹ trẻ trung có trái tim khao khát yêu thương song đành chôn tuổi thanh xuân bên người chồng nghiện ngập. Bố chết, mẹ cũng vì cùng túng quá mà đi tha hương cầu thực, bỏ lại cậu bé Hồng sống bơ vơ, đơn độc trong sự ghẻ lạnh của họ hàng.
Cậu bé Hồng luôn nhớ về mẹ, mong ngóng mẹ trở về đón mình đi cùng.Nhưng bà cô của Hồng lại là con người vô tình đến mức nhẫn tâm, chỉ vì ghen ghét mẹ của Hồng mà đặt điều tiếng và nói những lời không hay về mẹ ngay trước mặt của Hồng, những mong Hồng sẽ ghét, căm thù mẹ mình như bà ta vẫn đang ghen ghét. Cậu bé Hồng tuy còn nhỏ nhưng lại vô cùng hiểu biết, cùng với tình thương mẹ nên Hồng biết rõ ác ý trong lời nói của bà cô nhưng vẫn cúi đầu lặng im: “…nhận ra ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi, tôi cúi đầu không đáp. Tình thương cùng sự tin tưởng của Hồng với mẹ khiến cho chúng ta thực sự xúc động.
Cảnh hai mẹ con gặp nhau cũng vô cùng xúc động, bởi sau bao tháng ngày chờ đợi cùng sự chờ mong thì mẹ của Hồng đã quay trở lại, hai mẹ con đã được đoàn tụ, câu nói “Mợ ơi, mợ ơi,mợ ơi” của bé Hồng vang lên khiến cho người đọc không cầm được nước mắt.
Như vậy, bé Hồng và cái Tí đều có hoàn cảnh bất hạnh khi không được sống cùng những người mà mình yêu thương, phải trưởng thành sớm hơn so với lứa tuổi, và dẫu tương lai có ra sao thì trong tâm hồn mỗi đứa trẻ đều có vết thương khó có thể chữa lành.
TỪ KHÓA TÌM KIẾM
CHỊ DẬU
TẮT ĐÈN
TỨC NƯỚC VỠ BỜ
NGÔ TẤT TỐ
BÉ HỒNG