31/05/2017, 11:53

Phân tích nghệ thuật độc đáo trong truyện ngắn Vi hành của Nguyễn Ái Quốc

Phân tích những sáng tạo nghệ thuật độc đáo của truyện ngắn Vi hành để làm nổi bật tính chiến đấu và tình yêu nước của ngòi bút Nguyễn Ái Quốc. Vi hành là một trong những truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Ái Quốc được trích trong tập Truyện và ký viết bằng tiếng Pháp. Truyện ngắn Vi hành được viết ...

Phân tích những sáng tạo nghệ thuật độc đáo của truyện ngắn Vi hành để làm nổi bật tính chiến đấu và tình yêu nước của ngòi bút Nguyễn Ái Quốc. Vi hành là một trong những truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Ái Quốc được trích trong tập Truyện và ký viết bằng tiếng Pháp. Truyện ngắn Vi hành được viết vào đầu năm 1923 nằm trong loạt tác phẩm châm biếm đả kích chuyến thăm Pháp của Khải Định vào tháng 6-1922. Giữa năm 1922 chính phủ Pháp mời Khải Định sang dự cuộc đấu xảo thuộc địa ...

Phân tích những sáng tạo nghệ thuật độc đáo của truyện ngắn Vi hành để làm nổi bật tính chiến đấu và tình yêu nước của ngòi bút Nguyễn Ái Quốc.

Vi hành là một trong những truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Ái Quốc được trích trong tập Truyện và ký viết bằng tiếng Pháp. Truyện ngắn Vi hành được viết vào đầu năm 1923 nằm trong loạt tác phẩm châm biếm đả kích chuyến thăm Pháp của Khải Định vào tháng 6-1922. Giữa năm 1922 chính phủ Pháp mời Khải Định sang dự cuộc đấu xảo thuộc địa tại Mác xây. Lợi dụng chuyến đi này chính quyền thực dân muốn đánh lừa dư luận Pháp rằng đích thân vị hoàng đế An Nam đã sang cảm tạ mẫu quốc về công lao khai hóa, rằng tình hình ở Đông Dương, ở việt Nam vẫn ổn định. Người dân Pháp không nên phản đối mà tích cực ủng hộ chính sách thuộc địa của Chính phủ. Trong hoàn cảnh ấy Nguyễn Ái Quốc đã viết một loạt tác phẩm để nói rõ thực chất chuyến thăm tháp của Khải Định như truyện ngắn Lời than văn của bà Trưng Trắc; bài báo Sở thích đặc biệt, vở kịch Con rồng tre.

Chúng ta đều biết khi viết truyện ngắn Vi hành thì Nguyễn Ái Quốc đã gia nhập Đảng Cộng sản Pháp vì vậy lập trường của tác giả là lập trường yêu nước và mang tinh thần dân tộc vừa mang tinh thần quốc tế cao cả. Qua truyện ngắn Vi hành người đọc có thể thấy nhiệt tình yêu nước, tính chiến đấu mạnh mẽ sắc bén với nhũng sáng tạo nghệ thuật độc đáo của một cây bút văn xuôi hiện đại đầy tài năng.

Hai chữ Vi hành là một nhan đề mang tính trí tuệ, mang tính châm biếm đả kích sâu cay.

Tác giả đã phát hiện ra mâu thuẫn giữa hình thức và nội dung trong chuyến đi gọi là "Vi hành” của Khải Định. Lợi dụng nghĩa của từ vi hành là chuyến đi kín đáo bí mật nhà văn đả kích chuyến đi lén lút của Khải Định khi sang Pháp.

Nếu các bậc vua chúa anh minh thủa xưa, vi hành là nhằm mục đích tìm hiểu thực chất đời sống nhân dân để có chính sách phù hợp với lòng dân thì Khải Định lại vi hành vì những mưu đồ cá nhân ám muội vì những lý do "không cao thượng". Chính sự mâu thuẫn giữa hình thức và nội dung trong chuyến vi hành của Khải Định đã làm bật lên tiếng cười trào phúng đầy chất trí tuệ.

Sáng tạo nghệ thuật độc đáo còn ở nghệ thuật tạo tình huống nhầm lẫn.

Lúc đầu là đôi trai gái người Pháp trên chuyến xe điện ngầm, nhầm giữa nhân vật tôi là tác giả với Khải Định, sau đó là cả dân chúng ở Pari và cả chính phủ Pháp cũng lầm. Tình huống nhầm lẫn này là dụng ý nhưng không phải không có lý do hợp lý bởi đối với người dân châu Âu thì thật có khó phân biệt sự khác nhau về diện mạo của những người dân da vàng.

Với tình huống nhầm lẫn thì Khải Định không cần xuất hiện mà diện mạo của hắn vẫn được khắc họa một cách tự nhiên chân thật. Tác giả như vô tình ghi lại một cách khách quan cuộc chuyện trò của đôi trai gái người Pháp ngồi cùng toa trên chuyến xe điện ngầm. Vì họ tưởng tác giả không biết tiếng Pháp nên cứ tự nhiên thoải mái nhận xét bình luận một cách chân thật về tác giả mà họ lầm tưởng là Khải Định. Và cứ như vậy chân dung vị hoàng đế An Nam được khắc họa.

Đáng nói hơn nữa là bằng tình huống nhầm lẫn này tác giả đã kết hợp nghệ thuật hóa để lạ hóa, lố bịch hóa đối tượng. Nếu nhà văn kể về Khải Định thì Khải Định được nhìn qua con mắt quen thuộc của người phương Đông nên không có gì đáng cười. Nhưng khi Khải Định được kể qua lòi đôi trai gái người Pháp thì nhân vật đã được nhìn dưới con mắt của người châu Âu từ một cái nhìn xa lạ vì vậy mới trở nên hài hước lố bịch: mũi tẹt, mắt xếch, da bủng như vỏ chanh đầu đội nón bỗng trô thành đội chụp đèn. Một ông vua xuất hiện giữa Pari tráng lệ hiện đại thì vị hoàng đế trở thành một thứ đồ cổ, trở thành một anh hề. Người dân Pháp được xem Khải Định mà thú vị không kém như xem hề Saclơ, như xem trò nhào lộn của sư thánh xứ Cônggô, như xem vợ lẽ nàng hầu vua Cao Miên. Người dân Pháp xem vua hề Saclô còn phải trả tiền chứ xem vua hề Khải Định thì chẳng mất một đồng xu nào. Sự có mặt của Khải Định chi có tác dụng giải trí mua vui khi mà cái kho giải trí ở Pari đã cạn ráo như cái nhà băng ở Đông Dương.
Dưới ngòi bút Nguyền Ái Quốc, Khải Định trở thành một anh hề, cái giá áo không hơn: cổ đeo hạt cườm, tay đeo đầy nhẫn, ăn mặc thì rất bảnh bao lụa là gấm vóc đều khoác cả lên người. Biến Khải Định thành một cái giá áo, tác giả đã vạch trần được thực chất bù nhìn của vị hoàng đế này. Và, vì vậy mà âm mưu của chính quyền thực dân định lợi dung Khải Định đã bị lật tẩy. Khải Định không có quyền đại diện cho nhân dân Việt Nam mà chi là bù nhìn làm tay sai cho Pháp.

Tình huống nhầm lẫn lại được kết hợp với nghệ thuật tăng tiến có tính chất cường điệu phóng đại. Không chi đôi trai gái người Pháp lầm mà dân chúng Pháp cũng lầm giữa Khải Định với Nguyễn Ái Quốc với những người dân da vàng khác. Thậm chí ngay cả chính phủ Pháp đích thân mời Khải Định sang thăm mà cũng không phân biệt được đâu là Khải Định đâu là những người dân da vàng khác. Vì vậy thật là hài hước để tránh thất thố trong nghề ngoại giao họ bèn đối xử với mọi người dân da vàng trên đất Pháp như một vị hoàng đế. Sự thật tất nhiên không có sự lầm lẫn đến lạ lùng như vậy nhưng đây lại là sức mạnh của nghệ thuật. Khải Định phải đi lén lút phải hành động ám muội thế nào đó mới dẫn đến sự lẫn lộn tùm phèo như thế. Cách kể chuyên như "bịa" như đùa mà lại nói lên một sự thật nghiêm túc, sự thật trăm phần trăm.

Một sáng tạo nghệ thuật độc đáo nữa là nhờ nhà văn viết truyện dưới hình thức một bức thư.

Viết truyện bằng một hình thức thư từ không phải là một điều mới mà thường xuất hiện trên báo chí Pháp lúc bấy giờ. Chính điều này lại tạo được sự quan tâm chú ỷ của người đọc.

Tác giả khéo chọn một phụ đề để tăng thêm sự hấp dẫn đối với người đọc: "Trích từ những bức thư gửi cô em họ, do chính tác giả dịch từ tiếng nước Nam".

Đọc phụ đề này dễ có cảm tưởng đây là thư riêng thậm chí thư tình yêu, chuyện riêng tư ấy, chuyện tình yêu ấy lại ở một phương trời xa xôi, ở một nước Nam một phương Đông xa lạ Phụ đề của truyện ngắn này như một chất men kích thích hứng thú của người đọc.

Tuy nhiên sức hấp dẫn kỳ lạ của Vi hành không phải chi ở phụ đề mà còn là sự vận dụng linh hoạt sáng tạo hình thức viết thư để kể chuyện. Thư là một thể loại có hình thức tương đối tự do, khi viết thư có thể liên hệ tạt ngang một cách phóng túng, có điều kiện để phát huy sự phán đoán trí tưởng tượng. Thấy được đặc điểm tính chất của thư từ nên cùng một lúc tác giả đã phán đoán suy luận về thực chất chuyến đi vi hành của Khải Định, thái độ của chính quyền thực dân để đả kích cả chính phủ Pháp và vua bù nhìn Khải Định.

Dưới hình thức viết thư thuật lại câu chuyện thì tính cách, bản chất của Khải Định một lần nữa được khắc họa đó là kẻ ăn choi trác táng. Nhà văn mỉa mai châm biếm bản chất tính cách này của vị hoàng đế An Nam: ngoài vi hành phải chăng vì đã chán cuộc đời ông vua to muốn nếm thử cuộc đời công tử bé, ngài để hết hành lý ở hiệu cầm đồ không mang theo tùy tùng để xuất hiện những nơi không lấy gì làm cao thượng. Bản chất làm tay sai bán nước của ông vua bù nhìn này được gợi qua một loại những câu hỏi phán đoán suy luận: ngài vi hành phải chăng ngài muốn được xem người dân Pháp có uống nhiều rượu cồn và thuốc phiện như người dân An Nam dưới quyền cai trị của ngài.

Bộ mặt, thái độ của chính quyền thực dân cũng qua lời kể của bức thư mà bị phơi bày. Bên cạnh thái độ nước lớn coi thường nước nhỏ là hành động vây bủa săn lùng những người dân bản xứ có lòng yêu nước thương nòi. Châm biếm đả kích thái độ này của thực dân Pháp tác giả đã viết những câu văn đầy châm biếm mỉa mai: "Các vị bám lấy đế giày tôi như hình với bóng và thật tình các vị cuống cuồng cả lên nếu mất hút tôi chỉ trong dăm phút".
Có thể nói với truyện ngăn Vi hành thì một mũi tên đã bắn trúng hai đích, cả phong kiến tay sai và quan thầy thực dân cướp nước.

Bằng hình thức viết thư để kể chuyện nhà văn phải thay đổi giọng điệu và chuyển cảnh một cách linh hoạt:

Tác giả có thể kết hợp đan xen giữa trần thuật với trữ tình bình luận giữa lời nhân vật với lời người kể chuyện. Đang từ lời đối thoại của đôi trai gái tác giả xen lời dẫn chuyện của mình: "Đấy, cô em họ thân mến của tôi! tôi đã thuật lại y nguyên câu chuyện giữa một đôi bạn trẻ ngồi cùng toa xe với tôi…" tiếp đó tác giả lại trở về cuộc đối thoại: “cuộc đối thoại tiếp diễn như sau…".

Có nhiều giọng điệu đan xen nhưng nổi bật lên trở thành chủ âm chính là giọng châm biếm mỉa mai qua cách nói ngược nghĩa Kết thúc câu chuyện nhà văn viết: "Ngày nay, cứ mỗi lần ra khỏi cửa, thật tôi không sao che dấu nồi niềm tự hào được là một người An Nam và sự kiêu hãnh được có một vị hoàng đế”. Ý nghĩa đích thực của lời văn trên phải được hiểu ngược lại.

Đúng là với truyện ngắn Vi hành nhà văn đã sử dụng ngôn ngữ đa thanh, đa giọng điệu, đa nghĩa Nói một lời mà tỏa ra bao nhiêu chuyện.

Cùng với hình thức viết thư tác giả chuyển cảnh một cách linh hoạt đang từ chuyện Pari trong hiện tại có thể ngược về quê nhà thủa ấu thơ khi còn là cậu bé ngồi vắt vẻo trên đầu gối ông bác nghe kể chuyện cổ tích. Từ truyện cổ tích về chuyên vi hành của vua Thuấn bên Tàu, vua He ben Nga mà so sánh với chuyến vi hành đầy ám muội của Khải Định.

Ngoài ra việc sử dụng biện pháp nghệ thuật gợi cùng là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo của truyện ngắn Vi hành.

Giữa tả và gợi có liên quan với nhau nhưng không phải là một, tả thường nhiều chi tiết, thường cụ thể, tác động trực tiếp đến người đọc. Còn gợi thường ít chi tiết, các chi tiết được chọn lọc tác động đến người đọc thông qua sự phán đoán trí tưởng tượng. Biện pháp nghệ thuật gợi thường đưa người đọc tới sự đồng sáng tạo với tác giả. Mỗi người từ kinh nghiệm của bản thân, từ năng lực phán đoán của bản thân mà tự rút ra được kết luận. Tác giả không hề tả một cách cụ thể một chút nào về sự lén lút ám muôi trong chuyến đi của Khải Định. Chỉ bằng việc gợi lên tình huống nhầm lẫn đến mức lạ lùng mà sự thật về chuyến đi của Khải Đinh được phơi bày. Mỗi người có thể tự rứt ra những kết luận, tự hình dung về nhân vật Khải Định qua bút pháp nghệ thuật gợi của nhà văn.

Vi hành là tác phẩm có giá trị về cả nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật, về nội dung tác phẩm đã châm biếm đả kích lên án cả phong kiến tay sai qua nhân vật Khải Định và đả kích chính quyền thực dân qua thái độ của chính phủ Pháp, về nghệ thuật với những sáng tạo độc đáo tác phẩm mang tính châm biếm nhẹ nhàng mà sâu cay. Vũ khí châm biếm đả kích của nhà văn như thứ roi mây lợi hại tuy mềm tuy nhỏ nhưng khi quất thì hằn vào da thịt.

Vi hành công đã thể hiên phong cách nghệ thuật truyện ngắn của Nguyên Ái Quốc: kết cấu cách kể chuyện linh hoạt, ngắn gọn, hàm súc. Sự kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật và tuyên truyền. Với Vi hành mùi tên chính trị đã được chắp đôi cánh của nghệ thuật nên bay xa và trúng đích.

0