31/05/2017, 11:53

Phân tích nỗi khổ và tinh thần thép, phong thái ung dung của Bác trong Nhật kí trong tù

Nhắc đến quãng đời bị cầm tù của Đác tại nhà lao Quảng Tây – Trung Quốc, trong bản trường ca Theo chân Bác, Tố Hữu có 4 câu thơ chân thực và cảm động: Lại thương nỗi đọa đày thân Bác Mười bốn tràng tê tái gông cùm Ôi chân yếu, mắt mờ, tóc bạc Mà thơ bay… cành hạc ung dung. Qua tập thơ ...

Nhắc đến quãng đời bị cầm tù của Đác tại nhà lao Quảng Tây – Trung Quốc, trong bản trường ca Theo chân Bác, Tố Hữu có 4 câu thơ chân thực và cảm động: Lại thương nỗi đọa đày thân Bác Mười bốn tràng tê tái gông cùm Ôi chân yếu, mắt mờ, tóc bạc Mà thơ bay… cành hạc ung dung. Qua tập thơ Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh, anh (chị) hiểu những câu thơ trên như thế nào? Bài làm Thủ tướng Phạm Văn Đồng có nói "Hồ Chủ tịch là hình ảnh của một sức mạnh bình tĩnh, ...

Nhắc đến quãng đời bị cầm tù của Đác tại nhà lao Quảng Tây – Trung Quốc, trong bản trường ca Theo chân Bác, Tố Hữu có 4 câu thơ chân thực và cảm động:

Lại thương nỗi đọa đày thân Bác
Mười bốn tràng tê tái gông cùm
Ôi chân yếu, mắt mờ, tóc bạc
Mà thơ bay… cành hạc ung dung.

Qua tập thơ Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh, anh (chị) hiểu những câu thơ trên như thế nào?

Bài làm

Thủ tướng Phạm Văn Đồng có nói "Hồ Chủ tịch là hình ảnh của một sức mạnh bình tĩnh, không khiếp sợ, không hoảng hốt. Đó là sức mạnh của những người sống cùng một nhịp với trào lưu thế giới, với quy luật tiến hóa của lịch sử”. Cho nên giữa những ngày bị giam cầm đau khổ ở nhà lao Tưởng Giới Thạch, Người vẫn hiện lên trong tư thế của một thi nhân, một tiên ông:

Lại thương nỗi đọa đày thân Bác
Mà thơ bay… cánh hạc ung dung

Trên đường hoạt động cách mạng, vừa mới đặt chân lên biên giới Trung Quốc, Bác liền bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam một cách vô lý. Sa vào nhà tù của chúng có khác gì sa vào "địa ngục". Bác bị giam ở tỉnh Quảng Tây 14 tháng (14 trăng) từ đầu mùa thu 1942 đến cuối mùa thu 1943. Trong suốt 14 tháng trời đằng đẵng ấy, Bác phải chịu biết bao sự đọa đày đau khổ "tê tái gông cùm".

Lại thương mỗi đọa đày thân Bác
Mười bốn trăng tê tái gông cùm

Nói sao hết tấm lòng của nhà thơ Tố Hữu được bộc lô qua hai chữ "đọa đày" và "tê tái" ấy. Câu thơ chứa chan biết bao tình cảm xót thương của tác giả đối với Bác, một sự xót thương đến nghẹn ngào rơi lệ, đồng thời đó cũng là tiếng nói căm phẫn của tác giả đối với chế độ Tưởng Giới Thạch bạo tàn đà "đọa đày thân Bác".

Chỉ trong mười mấy tháng mà Bác bị chúng giải tới giải lui hơn 30 nhà lao lớn nhỏ trên tỉnh Quảng Tây mênh mông. Hầu hết phải đi bộ, có ngày phải đi tới năm mươi ba cây số. Đi trong tư thế tay bị trói giật cách khuỷu, cổ mang xích, có lính áp giải, phải leo đèo, vượt suôi, băng rừng; đi trong cảnh thời tiết khắc nghiệt "một ngày nắng chín ngày mưa", hoặc "rát mặt đêm thu trận gió hàn". Ban ngày phải dấn bước trên con đường lầy chân lấm lấp. Ấy thế mà đêm đêm Bác không được bọn chúng cởi trói cho để ngủ nhiều khi bị cùm:

Năm mươi ba cây số một ngày
Áo mũ dầm mưa rách hết giầy
Lại khổ thâu đêm không chỗ ngủ
Ngồi trên hố xí đợi ngày mai ;
Dữ tựa hung thần miệng chực nhai
Đêm đêm há hốc nuốt chân người
Mọi người bị nuốt chân bên phải
Co duỗi còn chân bên trái thôi.

Chế độ nhà tù Tưởng Giới Thạch thật vô cùng bất nhân, tàn bạo. Người tù phải chịu biết bao cảnh cực khổ đọa đày: ăn đói, mặc rét, phải ngủ với rận, rệp, hàng ba bốn tháng trời không được tắm giặt.

Bốn tháng cơm không no
Bốn tháng đêm thiếu ngủ
Bốn tháng áo không thay
Bốn tháng không giặt giũ

Chính phải sống trong cảnh "phi nhân loại" sinh hoạt như thế, cho nên chỉ có mấy tháng thôi mà thân thể Bác đã tiều tụy hơn mười năm trời:

Răng rụng mất một chiếc
Tóc bạc thêm mấy phần
Gầy đen như quỷ đói
Ghẻ lở mọc đầy thân

Nhìn thấy cảnh ấy của Bác, chúng ta ai mà chẳng phải thốt lèn niềm thương cảm vô hạn đối với Bác như nhà thơ Tố Hữu "Ôi! chân yếu mắt mờ tóc bạc". Nhà tù đã đày đọa Bác làm cho sức khỏe của Bác suy giảm đi rất nhiều. Cảm động biết bao, khi ta nghe Bác kể:

Ngồi lâu chân đã mềm như bún
Nay thử ra đi muốn ngã nhào

Chế độ nhà tù khắc nghiệt giam hãm Bác trong 4 bức tường cao lạnh lẽo với xiềng xích chấn song cửa sổ, mơ tưởng sẽ làm tiêu tan nghị lực kiên cường, tâm hồn khao khát tự do của người chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh vĩ đại. Nhưng chúng đã nhầm:

Ngục tối trái tim càng chảy lửa
Xích xiềng khống khóa nổi lời ca
(Hoàng Trung Thông)

Mặc dù nhà tù khắc nghiệt có làm cho Bác "chân yếu mắt mờ tóc bạc"; nhưng ý chí nghị lực phi thường, tình yêu thương con người, cuộc sống và niềm tin tươi sáng vào tương lai vẫn giúp cho Bác có một sức mạnh tinh thần kỳ lạ vượt lên trên tất cả cảnh đọa đày tăm tối khắc nghiệt của tù ngục. Bác vẫn là nhà thơ giữa vòng kìm kẹp của kẻ thù; vẫn hiện lên với phong thái ung dung như một tiên ông giữa động tiên.

Mà thơ bay… cánh hạc ung dung

"Cánh hạc" là một hình ảnh rất quen thuộc của thơ ca cổ điển, nó gắn liền với cảnh tiên và gợi lên một cái gi đó phiêu diêu bay bổng. Thôi Hiệu chẳng từng đã viết:

Hạc vàng ai cưỡi đâu xưa
Ngàn năm mây trắng bây giờ còn bay
đó sao?

Và Thế Lữ cùng đã có hai câu thơ gợi hình ảnh cánh hạc rất thơ đó:

Trời cao xanh ngắt! ố kìa!
Hai con hạc trắng bay về bồng lai

Nhà tù tàn bạo của chế độ Tưởng Giới Thạch chi có thể trói buộc được thể xác Hồ Chí Minh, chứ không thể giam cầm nổi tinh thần yêu thiên nhiên, niềm lạc quan tâm hôn bay lượn trong bầu trời tự do của nhà thơ Hồ Chí Minh. Dù hoàn cảnh nào, Bác cùng hiện lên trong phong thái tự do ung dung tự tại. Bác đã biến những cuộc chuyển lao đầy gian khổ thành những chuyến đi ngoạn cảnh:

Mặc dù bị trói chân thay
Chim ca rộn núi hương bay ngát rừng
Vui say ai cấm ta đừng
Đường xa âu củng bớt chừng quạnh hiu
Hôm nay xiềng xích thay dây trói
Mỗi bước leng keng tiếng ngọc rung
Tuy bị tình nghi là gián điệp
Mà như khanh tướng vẻ ung dung
Ăn cơm nhà nước, ở nhà công
Binh lính thay phiên để hộ tùng
Non nước dạo chơi tùy sở thích
Làm trai như thế cũng hào hùng

Vừa bước vào tù, Bác đã xem tự do tinh thần như là một phương châm sống:

Thân thể ở trong lao
Tinh thần ở ngoài lao

Và Người tự cho mình là "khách tự do, khách tiên trong tù":

Tự do tiên khách trên trời
Biết chăng trong ngục có người khách tiên

Có hôm Bác phải chuyển lao bằng thuyền và đi trong tư thế gần như bị treo cổ (Xử giảo)

Đáp thuyền thẳng xuống huyện Ung Ninh
Lủng lẳng chân treo tựa giảo hình

Thế mà vừa chứng kiến cảnh sinh hoạt tươi vui bên sông, tâm hồn Bác đà bay theo thuyền câu rẽ sóng thênh thênh lướt giữa dòng. Thuyền câu rẽ sống thênh thênh, hay tâm hồn Bác thênh thênh? Không có một tâm hồn ung dung thanh thản đến độ thênh thênh thì dễ gì có thế viết nên được câu thơ nhẹ nhàng thanh thoát đến thế. Nhiều lần Bác phải chuyển lao trong cảnh đường xa, gió lạnh từng đợt thổi táp vào mặt; thế mà khi bình minh lên, ngắm nhìn khung cảnh đất trời ửng hồng, người tù Hồ Chí Minh lại trở thành một khách thơ với tâm hồn dạt dào thi hứng: (Giải đi sớm).

Một nhà phô bình người Mỹ đã gọi Bác Hồ là "nhà thơ có tâm hồn của con rồng". Còn Xuân Diệu thì cho rằng “sự ung dung ở Bác đã đạt đến trình độ thần thánh”. Về phương diện này, Ngắm trăng là một bài thơ khá cảm động. Hiện thực nhà tù khô khan không rượu cũng không hoa vẫn không thể ngăn cản nổi tâm hồn xốn xang dạt dào cảm xúc của Bác khi vầng trăng đẹp xuất hiện:

Trong tù khòng rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đếm nay khó hững hờ

Va thế là bất chấp song sắt nhà tù tàn bạo, Người đã hướng tới vầng trăng bằng một niềm cảm thông đến kỳ lạ:

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ

Qua hình ảnh thơ, chúng ta không còn thấy nhà tù đâu nữa mà chi thấy nổi bật lên trên trang thơ là hình ảnh một vầng trăng lung linh tỏa sáng và một thi nhân ung dung thư thái với tâm hồn đắm say với trăng.

Bốn câu thơ trên của Tố Hữu đã cho ta hiểu thêm về một quãng đời bị đọa đày đau khổ của Bác những ngày bị giam cầm ở nhà tù Quảng Tây – Trung Quốc, đồng thời ta cũng hiểu thêm được vẻ đẹp tinh thần kỳ diệu của Bác, một con người được xem là "Tinh hoa trái đất của Kim Cương"

Con người đẹp nhất trong nhân loại
Trí tuệ tình yêu của bốn phương.

0