25/05/2017, 00:33

Phân tích cảnh chị em Thúy Kiều trở về trong đoạn trích “ Cảnh ngày xuân”

Đề bài: Phân tích cảnh chị em Thúy Kiều trở về trong đoạn trích “ Cảnh ngày xuân” trích Truyện Kiều của Nguyễn Du. Trong đoạn trích “ Cảnh ngày xuân” , Nguyễn Du đã xây dựng vô cùng thành công bức tranh thiên nhiên, con người trong tiết thanh minh. Sự tinh khôi, rực rỡ của ...

Đề bài: Phân tích cảnh chị em Thúy Kiều trở về trong đoạn trích “ Cảnh ngày xuân” trích Truyện Kiều của Nguyễn Du. Trong đoạn trích “ Cảnh ngày xuân” , Nguyễn Du đã xây dựng vô cùng thành công bức tranh thiên nhiên, con người trong tiết thanh minh. Sự tinh khôi, rực rỡ của ngày xuân cùng sự nô nức, rộn ràng náo nhiệt của con người đã làm bức tranh thật tự nhiên, sống động. Bức tranh mùa xuân là một trong những bức tranh thiên nhiên tươi đẹp nhất mà ...

Đề bài: Phân tích cảnh chị em Thúy Kiều trở về trong đoạn trích “ Cảnh ngày xuân” trích Truyện Kiều của Nguyễn Du.

Trong đoạn trích “ Cảnh ngày xuân” , Nguyễn Du đã xây dựng vô cùng thành công bức tranh thiên nhiên, con người trong tiết thanh minh. Sự tinh khôi, rực rỡ của ngày xuân cùng sự nô nức, rộn ràng náo nhiệt của con người đã làm bức tranh thật tự nhiên, sống động. Bức tranh mùa xuân là một trong những bức tranh thiên nhiên tươi đẹp nhất mà Nguyễn Du đã khắc họa trong kiệt tác” Truyện Kiều”.

Một trong những khổ thơ thể hiện khá rõ nét, chân thực bức tranh ngày xuân, đó chính là đoạn thơ miêu tả cảnh chị em Thúy Kiều trở về trong chuyến chơi xuân.

Cuộc vui nào rồi cũng đến hồi kết thúc, sau khi du xuân trong không khí lễ hội đầy náo nức, chị em Thúy Kiều ra về khi trời đã xế chiều và lễ hội đã tan, điều này được thể hiện thông qua sáu câu thơ cuối của đoạn trích “ Cảnh ngày xuân”.

“ Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn đan tay đi về”

“ Tà tà” là hoàng hôn buông xuống thật chậm, thật nhẹ . “ Thơ thẩn” là trạng thái bình tĩnh, không có gì phải vội vã, cũng không thật chú tâm, chú ý đến một điều gì nhưng vẻ như ngơ ngác, như tiếc nuối,như bâng khuâng.

Tất cả đều chơi vơi, lắng xuống. Chân bước đi mà lòng quyến luyến vấn vương:

“Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”

Cảnh vẫn thơ mộng, hữu tình; vẫn mang cái thanh, cái nhẹ của mùa xuân: nắng nhạt, dòng suối nhỏ, nhịp cầu chênh vênh. Mọi chuyển động đều rất nhẹ nhàng: Mặt trời từ từ ngả bóng về Tây, bước chân người thơ thẩn, dòng nước uốn quanh lững lờ. Nhưng thời gian thì khác, một đằng là sáng xuân, một đằng là chiều tà. Một đằng là lúc vào hội, một đằng là khi hội tan.

phan tich chi em thuy kieu trong canh ngay xuan

Không khí cũng khác, cái náo nức, say mê của một ngày vui đã tan dần đi, lắng dần xuống.Những từ láy “ tà tà” , “ nao nao”, “thanh thanh”, “nho nhỏ” không chỉ biểu đạt sắc thái cảnh vật mà còn giàu giá trị biểu cảm. Cái “ tà tà” của bầu trời mở ra một không gian chiều tà, khi ánh dương của mặt trời dần khuất xa nơi tận cùng của chân trời, ánh chiều tà kéo xuống, bao phủ lấy không gian.

Cái “ thanh thanh” của phong cảnh về mặt thị giác gợi ra sắc xanh của cảnh vật, về cảm giác lại gợi ra cho con người cảm giác rất đỗi nhẹ nhàng, dễ chịu. Nhịp cầu “nho nhỏ” lại gợi liên tưởng đến hình ảnh cây cầu bắc ngang qua có thể là một dòng sông hay một dòng suối nhỏ. Có lẽ do điểm nhìn xa hoặc do tâm trạng vẫn còn dư âm náo nức của ngày xuân nên hình ảnh nhịp cầu đặc biệt trở nên thi vị, đẹp đẽ.

 Trong đó, ấn tượng nhất là từ láy “ nao nao”. “ Nao nao” gợi nhiều hơn tả – ở đây là nỗi buồn mơ hồ man mác. Cảm xúc ấy vừa là dư âm của một ngày vui đã qua, đã tàn vừa là sự lấy đà để chuyển sang một tâm trạng mới: Thương cảm khi gặp mộ Đạm Tiên, cùng những dự cảm mơ hồ về một tương lai không bằng phẳng, những tai biến, sóng gió.

Rõ ràng cảnh vật trong sáu câu thơ được nhìn bằng tâm trạng nhiều hơn là cái nhìn thị giác. Hay nói khác đi, thông qua ngoại cảnh, tác giả đã bộc lộ được cảm xúc của nhân vật trữ tình. Ở đây Nguyễn Du đã dùng bút pháp “ tả cảnh ngụ tình” phác họa thành công bức tranh mùa xuân thì chiều tà

Ta có thể nhận thấy, Nguyễn Du tả cảnh, tả tình rất khéo; chuyển ý, chuyển đoạn cũng rất tinh tế. Nguyễn Du được coi là nhà văn thiên tài cũng là ở đó, bậc thầy trong tả cảnh ngụ tình cũng là ở đó.Bức tranh ngày xuân trong cảnh chiều tà, dưới ngòi bút tinh tế của Nguyễn Du không hề mất đi sự hấp dẫn, sinh động so với cảnh ngày xuân rực rỡ,  trong tiết thanh minh tấp nập, nhịp nhàng, mà nó lại mang ý vị đặc biệt, đó là cảnh vật khi được con người cảm nhận bằng tâm trạng, trong tâm trạng. Cảnh vật có man mác nỗi buồn, có một chút tư vị tiếc nuối của con người nhưng chính điều đó lại làm nên một vẻ đẹp rất riêng, rất đặc biệt cho bức tranh mùa xuân, nó rất phù hợp với kết cấu đầu- cuối của bức tranh ngày xuân: vui tươi, nhộn nhịp khi bắt đầu; nỗi buồn tiếc nuối, sự lưu luyến khi kết thúc.

0