31/05/2017, 12:53

Vì sao người dân xóm ngụ cư lại ngạc nhiên khi thấy Tràng đi cùng một người đàn bà lạ về nhà?

Vì sao người dân xóm ngụ cư lại ngạc nhiên khi thấy Tràng đi cùng một người đàn bà lạ về nhà? Sự ngạc nhiên của các nhân vật trong truyện cho thấy nhà văn đã sáng tạo được tình huống truyện như thế nào? Tinh huống đó có những (ác dụng gì đối với nội dung, ý nghĩa của thiên truyện? a) ...

Vì sao người dân xóm ngụ cư lại ngạc nhiên khi thấy Tràng đi cùng một người đàn bà lạ về nhà? Sự ngạc nhiên của các nhân vật trong truyện cho thấy nhà văn đã sáng tạo được tình huống truyện như thế nào? Tinh huống đó có những (ác dụng gì đối với nội dung, ý nghĩa của thiên truyện?

a)   Người dân xóm ngụ cư và các nhân vật khác trong truyện như bà cụ Tứ, và cả bản thân Tràng đều đã ngạc nhiên vì Tràng có vợ giữa cảnh nạn đói đang đe dọa.

-     Tràng là một người có ngoại hình xấu, lời ăn tiếng nói cũng cộc cằn, thô kệch. Gia cảnh của Tràng nghèo khổ, lại là dân xóm ngụ cư (không có ruộng đất). Nguy cơ ế vợ đã rõ. Gặp nạn đói khủng khiếp, cái chết đang đeo bám, mọi người đều nghĩ đến lấy gì mà ăn để sống qua ngày, thì đột nhiên Tràng lại lấy vợ. Trong cảnh đói, Tràng “nhặt” được vợ là “nhặt” thêm một miệng ăn, cũng đồng thời là nhặt thêm tai hoạ cho mình. Vì vậy, việc Tràng có vợ là một nghịch cảnh éo le, vui buồn lẫn lộn, cười ra nước mắt.

-     Dân xóm ngụ cư ngạc nhiên, cùng bàn tán, phán đoán rồi cũng nghĩ: “ biết có nuôi nổi nhau sống qua cái thì này không?”, và họ cũng im lặng.

-     Bà cụ Tứ, mẹ Tràng lại càng ngạc nhiên hơn. Bà lão chẳng hiểu gì, rồi “cúi đầu nín lặng” với nỗi lo riêng mà rất chung: “biết chúng có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?”.

-     Bản thân Tràng cũng bất ngờ với chính hạnh phúc của mình. “Nhìn thị ngồi ngay giữa nhà đến bây giờ hắn vẫn còn đang ngờ ngợ”. Thậm chí sáng hôm sau Tràng vẫn chưa hết bàng hoàng.

b)  Sự ngạc nhiên cho thấy tác giả đã xây dựng được một tình huống truyện độc đáo. Tình huống truyện mà Kim Lân xây dựng vừa bất ngờ, vừa nghịch lí nhung lại cũng vừa có lí.

c)   Qua tình huống đó, tác phẩm thể hiện rõ giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và giá trị nghệ thuật:

-     Giá trị hiện thực: tố cáo tội ác thực dân, phát xít qua bức tranh xám xịt về thảm cảnh chết đói.

-     Giá trị nhân đạo: Tình nhân ái, cưu mang đùm bọc nhau, khát vọng hướng tới sự sống và hạnh phúc.

Điều mà Kim Lân muốn nói là trong bối cảnh bi thảm, giá trị nhân bản không mất đi, con người vẫn cứ vươn lên để tiếp tục sống, để sinh con đẻ cái, để hướng tới tương lai. Người dàn bà đi theo Tràng đã chạy trốn cái đói, cái chết đểhướng đến sự sống. Bà cụ Tứ, một bà lão luôn nói đến chuyện tươnglai, chuyện sung sướng về sau, nhen lên niềm hi vọng cho con. Đặc biệt là nhân vật Tràng, giữa cảnh chết đối, anh ta vẫn lấy vợ, vẫn nghĩ đến tương lai và hạnh phúc. Đúng như tác giả đã nói, đại ý: những người nghèo khổ, ngay bên cạnh cái chết, họ vẫn không ngừng tìm đến hạnh phúc.

-     Về nghệ thuật: tình huống độc đáo khiến truyện phát triển dễ dàng và làm nổi bật được những cảnh đời, những thân phận con người bất hạnh, làm nổi bật chủ đề tư tưởng tác phẩm.

Nguồn: Nhungbaivanhay.net
0