05/02/2018, 11:23

Phân tích giá trị nhân đạo của Nguyễn Du qua đoạn trích “Thúy Kiều báo ân báo oán”

Hướng dẫn làm bài văn phân tích giá trị Tinh thần nhân đạo của Nguyễn Du qua đoạn trích “Thúy Kiều báo ân báo oán” hay nhất có dàn ý và bài làm tham khảo. Có một lời đánh giá mà khi nghiên cứu Nguyễn Du và Truyện Kiều ít ai không trích dẫn “ Tố Như tự dụng tâm đã khổ, tự sự đã khéo, tả cảnh đã hệt, ...

Hướng dẫn làm bài văn phân tích giá trị Tinh thần nhân đạo của Nguyễn Du qua đoạn trích “Thúy Kiều báo ân báo oán” hay nhất có dàn ý và bài làm tham khảo. Có một lời đánh giá mà khi nghiên cứu Nguyễn Du và Truyện Kiều ít ai không trích dẫn “ Tố Như tự dụng tâm đã khổ, tự sự đã khéo, tả cảnh đã hệt, đàm tình đã thiết, nếu không phải có con mắt nhìn xuyên sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời, thì tài nào có cái bút lực ấy ” (Mộng Liên Đường chủ nhân). Con mắt và tấm lòng ấy đã khiến Nguyễn Du am hiểu bao mối bận tâm của cuộc nhân sinh, đồng cảm được sâu sắc với mọi nông nỗi của kiếp người, kể cả bậc thượng lưu cả những người dưới đáy, cả kẻ vinh hoa lẫn người xấu số. Do đó không quá ngạc nhiên khi chủ nghĩa nhân đạo là tư tưởng xuyên suốt toàn bộ tác phẩm. Và đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán là một trong những đoạn trích được học trong chương trình phổ thông thể hiện rất rõ tinh thần nhân đạo của Nguyễn Du. Khi làm bài văn tinh thần của Nguyễn Du qua đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán, chúng ta cần chú ý chỉ ra được những biểu hiện của tinh thần nhân đạo bằng cách chứng minh qua những câu thơ tiêu biểu, đồng thời qua cảm hứng nhân văn ấy, cần nhận ra tấm lòng của Nguyễn Du đối với nhân vật của mình, ở đây là nhân vật Thúy Kiều. Hi vọng dàn bài và bài văn mẫu sau đây sẽ giúp các bạn hoàn thành bài tập này dễ dàng DÀN Ý BÀI VĂN TINH THẦN NHÂN ĐẠO CỦA NGUYỄN DU QUA ĐOẠN TRÍCH “THÚY KIỀU BÁO ÂN BÁO OÁN” A. MỞ BÀI: Giới thiệu về chủ nghĩa nhân đạo trong tác phẩm Truyện Kiều nói chung và đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán nói riêng B. THÂN BÀI: Biểu hiện tinh thần nhân đạo trong văn học Biểu hiện tinh thần nhân đạo trong đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán Vẻ đẹp đức hạnh Tấm lòng trọng ân nghĩa Tấm lòng bao dung, độ lượng Tổng kết Nội dung Hòa vào dòng chảy chủ nghĩa nhân đạo truyền thống, kế thừa phát huy vẻ đẹp truyền thống, góp một tiếng nói bảo vệ, nâng niu con người đầy giá trị Nghệ thuật Xây dựng nhân vật Sử dụng ngôn ngữ C. KẾT BÀI Vừa thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Du vừa phản ánh khát vọng và ước mơ công lí chính nghĩa sẽ chiến thắng của nhân dân BÀI LÀM VỀ TINH THẦN NHÂN ĐẠO CỦA NGUYỄN DU TRONG ĐOẠN TRÍCH THÚY KIỀU BÁO ÂN BÁO OÁN Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc ta trong thế kỉ XIX. “Truyện Kiều” của ông là đỉnh cao chói lọi và là niềm tự hào lớn của nền văn học cổ điển Việt Nam. Trải qua một cuộc bể dâu / Những điều trông thấy mà đau đớn lòng. Áng thơ tự sự - trữ tình này không chỉ lên án những thế lực đen tối, tàn bạo trong xã hội mà còn thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Du. Đoạn trích “Thúy Kiều báo ân báo oán” là một trong những đoạn trích tiêu biểu thể hiện rất rõ cảm hứng nhân đạo của đại thi hào. Tinh thần nhân đạo trong văn học Việt Nam được biểu hiện qua việc trân trọng những giá trị tốt đẹp của con người, thương xót cho số phận đau thương của con người, đồng thời tố cáo, lên án những thế lực đen tối chà đạp lên con người và đồng cảm, thấu hiểu ước mơ của họ Trong đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán, tinh thần nhân đạo của đại thi hào Nguyễn Du được thể hiện ở việc ngợi ca, trân trọng vẻ đẹp đức hạnh của Thúy Kiều. Vẻ đẹp đó biểu hiện qua việc Thúy Kiều báo ân báo oán với Thúc Sinh và Hoạn Thư Đúng với phẩm chất nhân hậu vốn có, Thúy Kiều nghĩ tới chuyện đền ơn trước rồi mới báo oán sau. Người được mời đầu tiên là Thúc Sinh Cho gươm mời đến Thúc lang Trước cảnh uy nghiêm “gươm lớn giáo dài”, chàng Thúc hoảng sợ đến mức Mặt như chàm đổ mình đường dẽ run, mất cả thần sắc, bước đi không vững. Hình ảnh tội nghiệp này hoàn toàn phù hợp với tính cách Thúc Sinh, một con người đa tình nhưng nhu nhược, dám yêu nhưng không dũng cảm để bảo vệ người mình yêu. Lời nói của Kiều chứng tỏ nàng thực sự trân trọng hành động nghĩa hiệp mà Thúc Sinh đã đối với nàng trong cơn hoạn nạn Nàng rằng: “Nghĩa nặng nghìn non, Lâm Tri người cũ chàng còn nhớ không? Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòng Tại ai há dám phụ lòng cố nhân?Thúc Sinh chuộc Kiều ra khỏi lầu xanh, cứu nàng thoát khỏi đời ô nhục, Kiều đã có những tháng ngày tạm thời yên ổn trong cuộc sống chung với Thúc Sinh. Nàng gọi đó là “Nghĩa nặng nghìn non”, không bao giờ quên Kiều ân cần hỏi han Thúc Sinh để trấn an chàng. Hai chữ “người cũ” mang sắc thái thân mật, gần gũi, biểu hiện tấm lòng biết ơn chân thành của nàng. Khi nói với Thúc Sinh, trong ngôn ngữ của nàng Kiều xuất hiện nhiều từ Hán-Việt: “nghĩa”, “tòng”, “phụ”, “cố nhân”…kết hợp với điển cố Sâm Thương. Lời lẽ của Kiều là lời lẽ của một “phu nhân” với những khái niệm đạo đức phong kiến, phù hợp với chàng thư sinh họ Thúc đồng thời diễn tả được tấm lòng biết ơn trân trọng của Kiều Vì muốn thoát khỏi cảnh “Sống làm vợ khắp người ta” nên Kiều đã nhận lời làm vợ lẽ Thúc Sinh. Nhưng cũng vì gắn bó với Thúc Sinh mà Kiều khốn khổ với thân phận tôi đòi khi rơi vào tay vợ cả là Hoạn Thư. Nàng cho rằng nỗi đau đớn của mình không phải do Thúc Sinh gây ra. Thúy Kiều cũng thấu hiểu hoàn cảnh éo le và tâm trạng của chàng. Nàng không oán trách mà đem “Gấm trăm cuốn, bạc nghìn cân” để đền ơn, đáp nghĩa Thúc Sinh và vẫn khiêm tốn bày tỏ “Tạ lòng dễ xứng báo ân gọi là”. Điều đó chứng tỏ Kiều là người trọng nghĩa. Trong khi trò chuyện với Thúc Sinh, Thúy Kiều đã đả động tới Hoạn Thư, bởi vết thương trong lòng mà Hoạn Thư gây ra cho nàng vẫn còn rỉ máu, làm cho nàng không chỉ đau đớn về thể xác mà còn đau đớn gấp bội về tinh thần Vợ chàng quỷ quái tinh ma Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau Kiến bò miệng chén chưa lâu Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa Kiều đã có hai cách nói khác nhau: nói về ân nghĩa thì trang trọng, ôn tồn; nói về oán thì nôm na, chì chiết. Nguyễn Du đã tạo nên hai giọng điệu, hai thứ ngôn ngữ trong một lượt lời của Thúy Kiều, điều đó cho thấy thi hào rất tinh tế, sâu sắc khi thể hiện tâm lí nhân vật. Dù là được báo ân, nhưng đứng trước cảnh "Vác đòng chật đất, tinh kì rợp sân", Thúc Sinh cực kì khủng khiếp: "Mặt như chàm đổ, mình dường dẽ run", mồ hôi toát ra "ướt đẫm ", không nói được một lời nào, sống trong tâm trạng vừa "mừng", vừa "sợ": Lòng riêng mừng sợ khôn cầm, Sợ thay mà lại mừng thầm cho ai.Qua việc báo ân Thúc Sinh, ta thấy Thúy Kiều là một người nhân hậu, nghĩa tình “Ơn ai một chút chẳng quên”, điều đó càng thể hiện cái gốc nhân đạo sâu vững của nhà văn. Nếu Nguyễn Du ca ngợi vẻ đẹp đức hạnh của Thúy Kiều với tấm lòng trọng nghĩa tình qua cuộc trò chuyện với Thúc Sinh, thì với Hoạn Thư, đại thi hào lại làm bật lên tấm lòng nhân nghĩa, bao dung, độ lượng của nàng Từ lần bị đánh ghen đêm ấy, đến nay đã bao năm tháng? Gặp lại Hoạn Thư lần này, trong tư thế của người "chiến thắng" ra tay báo oán, Kiều đã "chào thưa "bằng những lời "mát mẻ” Thoắt trông nàng đã chào thưa: Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây!Cách chào thưa và cách gọi Hoạn Thư như vậy cho thấy cả hành động và lời nói của Thúy Kiều đều biểu thị thái độ mỉa mai. Cách xưng hô này còn là một đòn quất mạnh vào mặt người đàn bà họ Hoạn có máu ghen ghê gớm Giọng nói trở nên chì chiết, đay nghiến. Các chữ "mấy tay", "mấy mặt", "mấy gan” như những mũi dao sắc lạnh: Đàn bà dễ có mấy tay, Đời xưa mấy mặt, đời này mấy gan! Kiều nghiêm giọng cảnh cáo Hoạn Thư đã từng hành hạ mình, làm cho mình đau khổ: Càng cay nghiệt lắm, càng oan trái nhiều. Là "thủ phạm" đang đứng giữa pháp trường, xung quanh là bọn đao phủ đã "gươm tuốt nắp ra", Hoạn Thư "hồn lạc phách xiêu". Người đàn bà này tự biết tội trạng mình, cảnh ngộ mình, khó lòng thoát khỏi lưỡi gươm trừng phạt? Vốn khôn ngoan, sắc sảo, đứa con của "họ Hoạn danh gia” đã trấn tĩnh lại, tìm cách gỡ tội. Một cái "khấu đầu" giữ lễ, khi chân tay đang bị trói. Trước hết nhận tội "ghen tuông" và lí giải đó là chuyện "thường tình "của đàn bà. Tiếp theo Hoạn Thư gợi lại chút "ân tình " ngày xưa: một là, đã cho Kiều xuống Quan Âm các "giữ chùa chép kinh", không bắt làm thị tì nữa; hai là, khi Kiều bỏ trốn mang theo chuông vàng khánh bạc, đã bỏ qua. Cách nói rất khéo, chỉ gợi sự thật và chuyện cũ ra, chỉ người trong cuộc mới biết. "Nghĩ cho"là nhớ lại cho, suy nghĩ lại cho: Nghĩ cho khi gác viết kinh, Với khi khỏi cửu dứt tình chẳng theo. Đối với Kiều, Hoạn Thư đã từng nói với Thúc Sinh: "Rằng: tài nên trọng mà tình nên thương". Tuy "Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai", nhưng trong thâm tâm, Hoạn Thư "kính yêu ''''Thúy Kiều. Hoạn Thư tự nhận tội và xin Thúy Kiều rộng lượng: Trót lòng gây việc chông gai,Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng.Lời gỡ tội của Hoạn Thư vừa có lí, vừa có tình. Lời cầu xin đúng mực, chân thành. Vì thế, Kiều phải "khen cho”. "Khôn ngoan đến mức nói năng phải lời". Không thể là "người nhỏ nhen", Kiều đã tha tội cho Hoạn Thư: Đã lòng tri quá thì nên Truyền quân lệnh xuống trướng tiền tha ngay.,Sự việc diễn ra quá bất ngờ, ngoài sức tưởng tượng của nhiều người. Vốn là một phụ nữ trung hậu, đã từng nếm trải bao cay đắng và ngang trái trong cuộc đời, vả lại Kiều cũng tự biết rằng mình đã xâm phạm đến hạnh phúc của người khác, tha tội Hoạn Thư, Thúy Kiều càng tỏ ra vô cùng cao thượng.Ai đã từng đọc bản dịch Kim Vân Kiều truyện, đem đối chiếu với Truyện Kiều, ta mới thấy hết tài sáng tạo của ngòi bút thiên tài Nguyễn Du, nhất là trong cảnh báo ân báo oán. Cảnh pháp trường thời trung cổ được miêu tả ước lệ mà không kém phần uy nghiêm! Lời thoại rất gọn mà sắc đã làm nổi bật tâm lí, tính cách nhân vật Thúc Sinh lành mà nhát sợ, Hoạn Thư thì khôn ngoan, sắc sảo, Kiều rất trung hậu, cao thượng, bao dung. Chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du là một chủ nghĩa nhân đạo thấm đẫm yêu thương mà nhân vật Thúy Kiều là nhân vật mà Nguyễn Du gửi gắm tâm sự. Chủ nghĩa nhân đạo của đại thi hào đã hòa vào dòng chảy chủ nghĩa nhân đạo truyền thống của dân tộc, kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống, góp một tiếng nói bảo vệ, nâng niu giá trị con người. Đoạn trích nói riêng và tác phẩm nói chung đã bộc lộ tài năng của Nguyễn Du về nghệ thuật xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại. Qua những đối đáp của Thúy Kiều với Thúc Sinh và Hoạn Thư, có thể thấy Thúy Kiều đã tự bộc lộ tính cách và tâm trạng của mình một cách hết sức tự nhiên ( tấm lòng trân trọng, biết ơn với Thúc Sinh qua cách nói trang trọng, giàu ước lệ; nỗi đau đớn tủi nhục không nguôi trước sự hành hạ của Hoạn Thư khiến Kiều cũng có những lời lẽ sắc sảo, chua chát, có phần nghiệt ngã). Từ thân phận con người bị áp bức, đau khổ, Thúy Kiều đã trở thành vị quan tòa thực hiện công lí. Đoạn thơ vừa thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Du vừa phản ánh khát vọng và ước mơ công lí chính nghĩa sẽ chiến thắng của nhân dân

Hướng dẫn làm bài văn phân tích giá trị Tinh thần nhân đạo của Nguyễn Du qua đoạn trích “Thúy Kiều báo ân báo oán” hay nhất có dàn ý và bài làm tham khảo.

Có một lời đánh giá mà khi nghiên cứu Nguyễn Du và Truyện Kiều ít ai không trích dẫn “ Tố Như tự dụng tâm đã khổ, tự sự đã khéo, tả cảnh đã hệt, đàm tình đã thiết, nếu không phải có con mắt nhìn xuyên sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời, thì tài nào có cái bút lực ấy ” (Mộng Liên Đường chủ nhân). Con mắt và tấm lòng ấy đã khiến Nguyễn Du am hiểu bao mối bận tâm của cuộc nhân sinh, đồng cảm được sâu sắc với mọi nông nỗi của kiếp người, kể cả bậc thượng lưu cả những người dưới đáy, cả kẻ vinh hoa lẫn người xấu số. Do đó không quá ngạc nhiên khi chủ nghĩa nhân đạo là tư tưởng xuyên suốt toàn bộ tác phẩm. Và đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán là một trong những đoạn trích được học trong chương trình phổ thông thể hiện rất rõ tinh thần nhân đạo của Nguyễn Du. Khi làm bài văn tinh thần của Nguyễn Du qua đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán, chúng ta cần chú ý chỉ ra được những biểu hiện của tinh thần nhân đạo bằng cách chứng minh qua những câu thơ tiêu biểu, đồng thời qua cảm hứng nhân văn ấy, cần nhận ra tấm lòng của Nguyễn Du đối với nhân vật của mình, ở đây là nhân vật Thúy Kiều. Hi vọng dàn bài và bài văn mẫu sau đây sẽ giúp các bạn hoàn thành bài tập này dễ dàng

DÀN Ý BÀI VĂN TINH THẦN NHÂN ĐẠO CỦA NGUYỄN DU QUA ĐOẠN TRÍCH “THÚY KIỀU BÁO ÂN BÁO OÁN”
A. MỞ BÀI:
Giới thiệu về chủ nghĩa nhân đạo trong tác phẩm Truyện Kiều nói chung và đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán nói riêng

B. THÂN BÀI:
  • Biểu hiện tinh thần nhân đạo trong văn học
  • Biểu hiện tinh thần nhân đạo trong đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán
  • Vẻ đẹp đức hạnh
  • Tấm lòng trọng ân nghĩa
  • Tấm lòng bao dung, độ lượng

Tổng kết
Nội dung
Hòa vào dòng chảy chủ nghĩa nhân đạo truyền thống, kế thừa phát huy vẻ đẹp truyền thống, góp một tiếng nói bảo vệ, nâng niu con người đầy giá trị

Nghệ thuật
  • Xây dựng nhân vật
  • Sử dụng ngôn ngữ

C. KẾT BÀI
Vừa thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Du vừa phản ánh khát vọng và ước mơ công lí chính nghĩa sẽ chiến thắng của nhân dân

BÀI LÀM VỀ TINH THẦN NHÂN ĐẠO CỦA NGUYỄN DU TRONG ĐOẠN TRÍCH THÚY KIỀU BÁO ÂN BÁO OÁN
Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc ta trong thế kỉ XIX. “Truyện Kiều” của ông là đỉnh cao chói lọi và là niềm tự hào lớn của nền văn học cổ điển Việt Nam. Trải qua một cuộc bể dâu / Những điều trông thấy mà đau đớn lòng. Áng thơ tự sự - trữ tình này không chỉ lên án những thế lực đen tối, tàn bạo trong xã hội mà còn thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Du. Đoạn trích “Thúy Kiều báo ân báo oán” là một trong những đoạn trích tiêu biểu thể hiện rất rõ cảm hứng nhân đạo của đại thi hào.

Tinh thần nhân đạo trong văn học Việt Nam được biểu hiện qua việc trân trọng những giá trị tốt đẹp của con người, thương xót cho số phận đau thương của con người, đồng thời tố cáo, lên án những thế lực đen tối chà đạp lên con người và đồng cảm, thấu hiểu ước mơ của họ

Trong đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán, tinh thần nhân đạo của đại thi hào Nguyễn Du được thể hiện ở việc ngợi ca, trân trọng vẻ đẹp đức hạnh của Thúy Kiều. Vẻ đẹp đó biểu hiện qua việc Thúy Kiều báo ân báo oán với Thúc Sinh và Hoạn Thư

Đúng với phẩm chất nhân hậu vốn có, Thúy Kiều nghĩ tới chuyện đền ơn trước rồi mới báo oán sau. Người được mời đầu tiên là Thúc Sinh
Cho gươm mời đến Thúc lang
Trước cảnh uy nghiêm “gươm lớn giáo dài”, chàng Thúc hoảng sợ đến mức Mặt như chàm đổ mình đường dẽ run, mất cả thần sắc, bước đi không vững. Hình ảnh tội nghiệp này hoàn toàn phù hợp với tính cách Thúc Sinh, một con người đa tình nhưng nhu nhược, dám yêu nhưng không dũng cảm để bảo vệ người mình yêu.

Lời nói của Kiều chứng tỏ nàng thực sự trân trọng hành động nghĩa hiệp mà Thúc Sinh đã đối với nàng trong cơn hoạn nạn
Nàng rằng: “Nghĩa nặng nghìn non,
Lâm Tri người cũ chàng còn nhớ không?
Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòng
Tại ai há dám phụ lòng cố nhân?
Thúc Sinh chuộc Kiều ra khỏi lầu xanh, cứu nàng thoát khỏi đời ô nhục, Kiều đã có những tháng ngày tạm thời yên ổn trong cuộc sống chung với Thúc Sinh. Nàng gọi đó là “Nghĩa nặng nghìn non”, không bao giờ quên

Kiều ân cần hỏi han Thúc Sinh để trấn an chàng. Hai chữ “người cũ” mang sắc thái thân mật, gần gũi, biểu hiện tấm lòng biết ơn chân thành của nàng. Khi nói với Thúc Sinh, trong ngôn ngữ của nàng Kiều xuất hiện nhiều từ Hán-Việt: “nghĩa”, “tòng”, “phụ”, “cố nhân”…kết hợp với điển cố Sâm Thương. Lời lẽ của Kiều là lời lẽ của một “phu nhân” với những khái niệm đạo đức phong kiến, phù hợp với chàng thư sinh họ Thúc đồng thời diễn tả được tấm lòng biết ơn trân trọng của Kiều

Vì muốn thoát khỏi cảnh “Sống làm vợ khắp người ta” nên Kiều đã nhận lời làm vợ lẽ Thúc Sinh. Nhưng cũng vì gắn bó với Thúc Sinh mà Kiều khốn khổ với thân phận tôi đòi khi rơi vào tay vợ cả là Hoạn Thư. Nàng cho rằng nỗi đau đớn của mình không phải do Thúc Sinh gây ra. Thúy Kiều cũng thấu hiểu hoàn cảnh éo le và tâm trạng của chàng. Nàng không oán trách mà đem “Gấm trăm cuốn, bạc nghìn cân” để đền ơn, đáp nghĩa Thúc Sinh và vẫn khiêm tốn bày tỏ “Tạ lòng dễ xứng báo ân gọi là”. Điều đó chứng tỏ Kiều là người trọng nghĩa.

Trong khi trò chuyện với Thúc Sinh, Thúy Kiều đã đả động tới Hoạn Thư, bởi vết thương trong lòng mà Hoạn Thư gây ra cho nàng vẫn còn rỉ máu, làm cho nàng không chỉ đau đớn về thể xác mà còn đau đớn gấp bội về tinh thần
Vợ chàng quỷ quái tinh ma
Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau
Kiến bò miệng chén chưa lâu
Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa

Kiều đã có hai cách nói khác nhau: nói về ân nghĩa thì trang trọng, ôn tồn; nói về oán thì nôm na, chì chiết. Nguyễn Du đã tạo nên hai giọng điệu, hai thứ ngôn ngữ trong một lượt lời của Thúy Kiều, điều đó cho thấy thi hào rất tinh tế, sâu sắc khi thể hiện tâm lí nhân vật. Dù là được báo ân, nhưng đứng trước cảnh "Vác đòng chật đất, tinh kì rợp sân", Thúc Sinh cực kì khủng khiếp: "Mặt như chàm đổ, mình dường dẽ run", mồ hôi toát ra "ướt đẫm ", không nói được một lời nào, sống trong tâm trạng vừa "mừng", vừa "sợ":
Lòng riêng mừng sợ khôn cầm,
Sợ thay mà lại mừng thầm cho ai.
Qua việc báo ân Thúc Sinh, ta thấy Thúy Kiều là một người nhân hậu, nghĩa tình “Ơn ai một chút chẳng quên”, điều đó càng thể hiện cái gốc nhân đạo sâu vững của nhà văn.

Nếu Nguyễn Du ca ngợi vẻ đẹp đức hạnh của Thúy Kiều với tấm lòng trọng nghĩa tình qua cuộc trò chuyện với Thúc Sinh, thì với Hoạn Thư, đại thi hào lại làm bật lên tấm lòng nhân nghĩa, bao dung, độ lượng của nàng

Từ lần bị đánh ghen đêm ấy, đến nay đã bao năm tháng? Gặp lại Hoạn Thư lần này, trong tư thế của người "chiến thắng" ra tay báo oán, Kiều đã "chào thưa "bằng những lời "mát mẻ”
Thoắt trông nàng đã chào thưa:
Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây!
Cách chào thưa và cách gọi Hoạn Thư như vậy cho thấy cả hành động và lời nói của Thúy Kiều đều biểu thị thái độ mỉa mai. Cách xưng hô này còn là một đòn quất mạnh vào mặt người đàn bà họ Hoạn có máu ghen ghê gớm

Giọng nói trở nên chì chiết, đay nghiến. Các chữ "mấy tay", "mấy mặt", "mấy gan” như những mũi dao sắc lạnh:
Đàn bà dễ có mấy tay,
Đời xưa mấy mặt, đời này mấy gan!

Kiều nghiêm giọng cảnh cáo Hoạn Thư đã từng hành hạ mình, làm cho mình đau khổ: Càng cay nghiệt lắm, càng oan trái nhiều.
Là "thủ phạm" đang đứng giữa pháp trường, xung quanh là bọn đao phủ đã "gươm tuốt nắp ra", Hoạn Thư "hồn lạc phách xiêu". Người đàn bà này tự biết tội trạng mình, cảnh ngộ mình, khó lòng thoát khỏi lưỡi gươm trừng phạt? Vốn khôn ngoan, sắc sảo, đứa con của "họ Hoạn danh gia” đã trấn tĩnh lại, tìm cách gỡ tội. Một cái "khấu đầu" giữ lễ, khi chân tay đang bị trói. Trước hết nhận tội "ghen tuông" và lí giải đó là chuyện "thường tình "của đàn bà. Tiếp theo Hoạn Thư gợi lại chút "ân tình " ngày xưa: một là, đã cho Kiều xuống Quan Âm các "giữ chùa chép kinh", không bắt làm thị tì nữa; hai là, khi Kiều bỏ trốn mang theo chuông vàng khánh bạc, đã bỏ qua. Cách nói rất khéo, chỉ gợi sự thật và chuyện cũ ra, chỉ người trong cuộc mới biết. "Nghĩ cho"là nhớ lại cho, suy nghĩ lại cho:
Nghĩ cho khi gác viết kinh,
Với khi khỏi cửu dứt tình chẳng theo.

Đối với Kiều, Hoạn Thư đã từng nói với Thúc Sinh: "Rằng: tài nên trọng mà tình nên thương". Tuy "Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai", nhưng trong thâm tâm, Hoạn Thư
"kính yêu 'Thúy Kiều. Hoạn Thư tự nhận tội và xin Thúy Kiều rộng lượng:
Trót lòng gây việc chông gai,Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng.
Lời gỡ tội của Hoạn Thư vừa có lí, vừa có tình. Lời cầu xin đúng mực, chân thành. Vì thế, Kiều phải "khen cho”. "Khôn ngoan đến mức nói năng phải lời". Không thể là "người nhỏ nhen", Kiều đã tha tội cho Hoạn Thư:

Đã lòng tri quá thì nên
Truyền quân lệnh xuống trướng tiền tha ngay.,
Sự việc diễn ra quá bất ngờ, ngoài sức tưởng tượng của nhiều người. Vốn là một phụ nữ trung hậu, đã từng nếm trải bao cay đắng và ngang trái trong cuộc đời, vả lại Kiều cũng tự biết rằng mình đã xâm phạm đến hạnh phúc của người khác, tha tội Hoạn Thư, Thúy Kiều càng tỏ ra vô cùng cao thượng.Ai đã từng đọc bản dịch Kim Vân Kiều truyện, đem đối chiếu với Truyện Kiều, ta mới thấy hết tài sáng tạo của ngòi bút thiên tài Nguyễn Du, nhất là trong cảnh báo ân báo oán. Cảnh pháp trường thời trung cổ được miêu tả ước lệ mà không kém phần uy nghiêm! Lời thoại rất gọn mà sắc đã làm nổi bật tâm lí, tính cách nhân vật Thúc Sinh lành mà nhát sợ, Hoạn Thư thì khôn ngoan, sắc sảo, Kiều rất trung hậu, cao thượng, bao dung.

Chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du là một chủ nghĩa nhân đạo thấm đẫm yêu thương mà nhân vật Thúy Kiều là nhân vật mà Nguyễn Du gửi gắm tâm sự. Chủ nghĩa nhân đạo của đại thi hào đã hòa vào dòng chảy chủ nghĩa nhân đạo truyền thống của dân tộc, kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống, góp một tiếng nói bảo vệ, nâng niu giá trị con người.

Đoạn trích nói riêng và tác phẩm nói chung đã bộc lộ tài năng của Nguyễn Du về nghệ thuật xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại. Qua những đối đáp của Thúy Kiều với Thúc Sinh và Hoạn Thư, có thể thấy Thúy Kiều đã tự bộc lộ tính cách và tâm trạng của mình một cách hết sức tự nhiên ( tấm lòng trân trọng, biết ơn với Thúc Sinh qua cách nói trang trọng, giàu ước lệ; nỗi đau đớn tủi nhục không nguôi trước sự hành hạ của Hoạn Thư khiến Kiều cũng có những lời lẽ sắc sảo, chua chát, có phần nghiệt ngã).

Từ thân phận con người bị áp bức, đau khổ, Thúy Kiều đã trở thành vị quan tòa thực hiện công lí. Đoạn thơ vừa thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Du vừa phản ánh khát vọng và ước mơ công lí chính nghĩa sẽ chiến thắng của nhân dân
0