Bài viết số 6 lớp 9 đề 2: Suy nghĩ về những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam
Hướng dẫn làm bài tập làm văn bài viết số 6 của ngữ văn lớp 9 đề số 2 về những suy nghĩ về những chuyển biến mới trong tình cảm người nông dân Việt Nam thời chống Pháp Là một người Việt Nam chúng ta rất tự hào về người dân mình, dân tộc mình bởi nơi đây có những con người có lòng yêu quê hương, đất ...
Hướng dẫn làm bài tập làm văn bài viết số 6 của ngữ văn lớp 9 đề số 2 về những suy nghĩ về những chuyển biến mới trong tình cảm người nông dân Việt Nam thời chống Pháp Là một người Việt Nam chúng ta rất tự hào về người dân mình, dân tộc mình bởi nơi đây có những con người có lòng yêu quê hương, đất nước, sẵn sàng hi sinh để bảo vệ Tổ quốc. Tình yêu ấy càng được thể hiện rõ khi đất nước có giặc ngoại xâm. Những người dân Việt Nam không quản nguy hiểm xung phong ra trận để đánh giặc hoặc họ nghe theo tiếng nói của Đảng, làm theo lời Bác để phục vụ cho kháng chiến thắng lợi. Họ sẵn sàng hi sinh tài sản của mình để khẳng định lòng tự trọng của làng của quê hương không bao giờ bán nước. Và mỗi nhà văn khi lấy đề tài người nông dân trong cách mạng đều khắc họa rất rõ những nét tính cách này. Trong chương trình ngữ văn lớp 9 khi ta gặp dạng bài nêu suy nghĩ thì có đề truyện ngắn Làng của Kim Lân gợi cho em những suy nghĩ về những chuyển biến mới trong tình cảm người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống thực dân Pháp. Dưới đây là dàn ý và bài làm chi tiết mong rằng với cách làm này thì các bạn sẽ có một định hướng đúng và làm bài một cách tốt nhất. Để triển khai đề bài này, ta sẽ nêu lên tình yêu làng, yêu quê hương đất nước, tin vào đảng vào cách mạnh vào Bác Hồ và có lòng tự trọng coi danh dự của làng quê hơn tài sản vật chất. DÀN Ý BÀI VĂN SỐ 6 LỚP 9: TRUYỆN NGẮN LÀNG CỦA KIM LÂN GỢI CHO EM NHỮNG SUY NGHĨ VỀ NHỮNG CHUYỂN BIẾN MỚI TRONG TÌNH CẢM NGƯỜI NÔNG DÂN VIỆT NAM THỜI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP. 1. MỞ BÀI: Giới thiệu tác giả Kim Lân Giới thiệu tác phẩm Làng, năm sáng tác, hoàn cảnh sáng tác. Nếu những chuyển biến mới của người nông dân. 2. TH N BÀI: Tình yêu làng, yêu quê hương tha thiết. Tin vào Đảng vào Cách mạng vào Bác Hồ. Có lòng tự trọng coi danh dự của làng quê hơn tài sản vật chất. Đáng giá: nghệ thuật, nội dung, tư tưởng tác giả. 3. KẾT BÀI: Nêu lên suy nghĩ và sức gợi của tác phẩm. BÀI LÀM SỐ 6 LỚP 9 ĐỀ 2: TRUYỆN NGẮN LÀNG CỦA KIM LÂN GỢI CHO EM NHỮNG SUY NGHĨ VỀ NHỮNG CHUYỂN BIẾN MỚI TRONG TÌNH CẢM NGƯỜI NÔNG DÂN VIỆT NAM THỜI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP. Kim Lân là một nhà văn có sở trường viết truyện ngắn với đề tài về người nông dân. Truyện ngắn “Làng” được sáng tác năm 1948 trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Truyện viết về những chuyển biến mới trong tình cảm người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống thực dân Pháp. Tiêu biểu là nhân vật ông Hai- người nông dân yêu làng, yêu nước. Đọc truyện ngắn “Làng” người đọc rất ấn tượng về người nông dân có bản chất hiền lành, chất phác, cần cù, chăm chỉ. Họ yêu lang quê của mình bằng tình yêu mãnh liệt. Và rồi họ đã phải rời làng đẻ đi tản cư. Ví dụ như ông Hai khi phải rời làng xa nơi chôn rau cắt rốn của mình ông rất nhớ làng. Nỗi nhớ làng cũng thật đặc biệt thể hiện bằng lời khen “ ngôi nhà san sát sầm uất như tỉnh”. Lời nói thẻ hiện lòng kiêu hãnh, tự hào khoe cả làng ông kháng chiến. Ông đã từng khoe “ cái sinh phần của viên tổng đốc” nhưng rồi ánh sáng cách mạng đã soi rọi cuộc đời tăm tối để họ nhận ra đâu là kẻ thù của mình. Những người nông dân như ông Hai đã sẵn sàng cầm sung đánh giặc bảo vệ làng quê họ đã chuẩn bị cho công cuộc kháng chiến. Tình yêu làng yêu nước không chỉ thể hiện bằng lời nói mà còn bằng hành động. Thói quen của ông Hai là đến phòng thông tin niềm vui sướng khi nghe được tin chiến thắng của quân ta dù có nhỏ nhưng với suy nghĩ “tích tiểu thành đại làm gì mà thằng Tây chả bước sớm”. Những suy nghĩ ấy của người nông dân về kẻ thù khi còn rất đơn giản nhưng nó cũng thể hiện niềm tin nhất định thành công của cách mạng nhất định điều đó đã chứng tỏ trong họ đã có sự chuyển biến mới trong nhận thức về tư tưởng, tình cảm. Tình huống truyện bất ngờ được đẩy lên cao trào khi để nhân vật bộc lộ rõ một chuỗi diễn biến trong tâm lí. Tin lang chợ Dầu theo Tây giồng như “ một gáo nước lạnh” làm tắt ngấm ngọn lửa yêu làng bấy lâu trong lòng ông Hai. Tin đến đột ngột bất ngờ khiến cho ông choáng váng “ tưởng như không thở được” tưởng như tai nghe nhầm. Nhưng rồi nghe rõ tên người tên làng khiến cho ông Hai xấu hổ. Câu nói “ Hà, nắng gớm, về nào!” là cái cớ để ông lảng tránh mọi người ra về. Ngòi bút của nhà văn hướng tới miêu tả hình ảnh của ông Hai đi trên đường với dáng vẻ đi nhanh, mặt cúi gằm vì trong lòng thấy xấu hổ, nhục nhã. Những giọt nước mắt đã rơi xuống khi nhìn thấy con với ý nghĩ: “ Chúng nó cũng bị người ta rẻ rung, hắt hủi đấy ư?”, “Ai người ta chứa. ai người ta buôn bán mấy.” dòng ngôn ngữ độc thoại nội tâm kết hợp với câu hỏi tu từ diễn tả nỗi lo lắng của ông Hai cho con, cho những người dân làng chợ Dầu. Và rồi bao nỗi lo lắng tủi nhục cũng biến thành cơn giận dữ tiếng chửi đổng nhằm vào lũ Việt gian. Hai chữ Việt gian đã trở thành vết nhơ, vết nhục khó gột rửa trong lòng ông Hai mà khiến mọi người đều căm ghét. Chính trong lúc đau đớn ấy ông Hai hướng về những người đang ở lại làng với niềm tin chắc chắn “ họ quyết tâm một sống một chết với giặc” nhưng rồi cái tin làng chợ Dầu theo Tây lại làm cho ông nghi ngờ “ Không có lửa làm sao có khói”. Ông từng có ý định về làng nhưng lại không về “Làng thì yêu thật đấy nhưng làng theo Tây thì phải thù”. Là một người đã từng yêu làng đến cháy bỏng mãnh liệt mà giờ đây phải nói câu thù làng chắc hẳn trong lòng ông vô cùng đau đớn. Ngòi bút nhà văn tập trung miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật, khắc họa một cách sinh động chân dung nhân vật ông Hai nỗi xấu hổ, tủi nhục, đau đớn, lo lắng, tức giận khi nghe được tin làng theo Tây. Cuộc trò chuyện với con. Câu hỏi “ Con có muốn về làng chợ Dầu không? Con ủng hộ ai?” Và người cha ấy nhận được câu trả lời “Con có muốn về làng. Con ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm.” Đoạn đối thoại tuy ngắn các câu hỏi và câu trả lời đều xoay quanh làng chợ Dầu. Có thể nói rằng cuộc trò chuyện chỉ là cái cớ để ông Hai giãi bày nỗi lòng mình mặc dù nói thù làng nhưng trong lòng ông vẫn rất nhớ và muốn quay lại làng. Cho dù đã có lúc tình yêu ấy có bị thay đổi nhưng lòng tin vào cụ Hồ vẫn bền chặt thiêng liêng chưa bao giờ thay đổi. Đó chính là sự chuyển biến mới trong nhận thức tư tưởng, tình cảm của người nông dân thời kì đầu kháng chiến chống Pháp. Và rồi niềm tin của ông Hai trở thành hiện thực khi ông nhận được tin làng cải chính. Lòng kiêu hãnh của ông trở lại thói quen khoe tin làng không theo Tây khoe cả nhà bị Tây đốt. Trong lời khoe ấy vẻ đẹp nhân vật ông Hai nhận ra lòng tự trọng coi danh dự của làng quê hơn tài sản của mình. Ngoài nhân vật ông Hai trong truyện còn nói tới bà Hai, bà chủ nhà cũng chia sẻ nỗi buồn và niềm vui ấy khi làng chợ Dầu được cải chính. Câu nói của bà chủ nhà “Ông bà cứ ở lại đay tự nhiên ăn hết nhiều chứ ở hết bao nhiêu” dù rất bình thường nhưng thể hiện vẻ đẹp của tình yêu thương, biết sẻ chia giúp đỡ lẫn nhau “Lá lành đùm lá rách”. Đoạn trích không chỉ thành công về nội dung mà còn thành công về nghệ thuật. Xây dựng cốt truyện tập trung vào sự việc người dân đi tản cư. Tạo tình huống truyện bất ngờ, đặc sắc. Miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật thông qua các hình thức ngôn ngữ đối thoại, độc thoại nội tâm. Lời văn đậm chất khẩu ngữ của người dân Bắc Bộ. Đoạn trích đã viết về những chuyển biến mới trong tình cảm người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống thực dân Pháp tiêu biểu là nhân vật ông Hai. So với Lão Hạc của Nam Cao hay chị Dậu của Ngô Tất Tố thì người dân của Kim Lân vừa mang nét đẹp truyền thống vừa mang vẻ hiện đại họ sẵn sàng cầm sung để bảo vệ quê hương đất nước. Họ có những chuyển biến mới trong nhận thức về tư tưởng và tình cảm khi có ánh sáng cách mạng. Với nhà văn Kim Lân người đã từng sống và gắn bó am hiểu đời sống tâm lí của người nông dân để rồi nhà văn nhìn thấy ẩn sâu vẻ đẹp bình dị chất phác ấy của họ là tình yêu làng, yêu nước. Họ là đội quân chủ lực của cuộc kháng chiến chính điều đó đã làm nên thành công cho tác phẩm, cho nhà văn mà các nhà văn cùng thời chưa làm được. Truyện ngắn khép lại nhưng tinh thần của nhân vật ông Hai, của người nông dân thì để lại trong lòng người đọc những ấn tượng khó quên. Hiểu về họ ta càng thêm yêu quý và khâm phục họ hơn. Nhìn lại người nông dân trong thời đại ngày hôm nay họ vẫn phát huy truyền thống yêu làng, yêu nước xây dựng quê hương để trở thành làng quê đẹp, nông thôn mới.
Hướng dẫn làm bài tập làm văn bài viết số 6 của ngữ văn lớp 9 đề số 2 về những suy nghĩ về những chuyển biến mới trong tình cảm người nông dân Việt Nam thời chống PhápLà một người Việt Nam chúng ta rất tự hào về người dân mình, dân tộc mình bởi nơi đây có những con người có lòng yêu quê hương, đất nước, sẵn sàng hi sinh để bảo vệ Tổ quốc. Tình yêu ấy càng được thể hiện rõ khi đất nước có giặc ngoại xâm. Những người dân Việt Nam không quản nguy hiểm xung phong ra trận để đánh giặc hoặc họ nghe theo tiếng nói của Đảng, làm theo lời Bác để phục vụ cho kháng chiến thắng lợi. Họ sẵn sàng hi sinh tài sản của mình để khẳng định lòng tự trọng của làng của quê hương không bao giờ bán nước. Và mỗi nhà văn khi lấy đề tài người nông dân trong cách mạng đều khắc họa rất rõ những nét tính cách này. Trong chương trình ngữ văn lớp 9 khi ta gặp dạng bài nêu suy nghĩ thì có đề truyện ngắn Làng của Kim Lân gợi cho em những suy nghĩ về những chuyển biến mới trong tình cảm người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống thực dân Pháp. Dưới đây là dàn ý và bài làm chi tiết mong rằng với cách làm này thì các bạn sẽ có một định hướng đúng và làm bài một cách tốt nhất. Để triển khai đề bài này, ta sẽ nêu lên tình yêu làng, yêu quê hương đất nước, tin vào đảng vào cách mạnh vào Bác Hồ và có lòng tự trọng coi danh dự của làng quê hơn tài sản vật chất.
DÀN Ý BÀI VĂN SỐ 6 LỚP 9: TRUYỆN NGẮN LÀNG CỦA KIM LÂN GỢI CHO EM NHỮNG SUY NGHĨ VỀ NHỮNG CHUYỂN BIẾN MỚI TRONG TÌNH CẢM NGƯỜI NÔNG DÂN VIỆT NAM THỜI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP.
1. MỞ BÀI:
Giới thiệu tác giả Kim Lân
Giới thiệu tác phẩm Làng, năm sáng tác, hoàn cảnh sáng tác.
Nếu những chuyển biến mới của người nông dân.
2. TH N BÀI:
Tình yêu làng, yêu quê hương tha thiết.
Tin vào Đảng vào Cách mạng vào Bác Hồ.
Có lòng tự trọng coi danh dự của làng quê hơn tài sản vật chất.
Đáng giá: nghệ thuật, nội dung, tư tưởng tác giả.
3. KẾT BÀI:
Nêu lên suy nghĩ và sức gợi của tác phẩm.
BÀI LÀM SỐ 6 LỚP 9 ĐỀ 2: TRUYỆN NGẮN LÀNG CỦA KIM LÂN GỢI CHO EM NHỮNG SUY NGHĨ VỀ NHỮNG CHUYỂN BIẾN MỚI TRONG TÌNH CẢM NGƯỜI NÔNG DÂN VIỆT NAM THỜI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP.
Kim Lân là một nhà văn có sở trường viết truyện ngắn với đề tài về người nông dân. Truyện ngắn “Làng” được sáng tác năm 1948 trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Truyện viết về những chuyển biến mới trong tình cảm người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống thực dân Pháp. Tiêu biểu là nhân vật ông Hai- người nông dân yêu làng, yêu nước.
Đọc truyện ngắn “Làng” người đọc rất ấn tượng về người nông dân có bản chất hiền lành, chất phác, cần cù, chăm chỉ. Họ yêu lang quê của mình bằng tình yêu mãnh liệt. Và rồi họ đã phải rời làng đẻ đi tản cư. Ví dụ như ông Hai khi phải rời làng xa nơi chôn rau cắt rốn của mình ông rất nhớ làng. Nỗi nhớ làng cũng thật đặc biệt thể hiện bằng lời khen “ ngôi nhà san sát sầm uất như tỉnh”. Lời nói thẻ hiện lòng kiêu hãnh, tự hào khoe cả làng ông kháng chiến. Ông đã từng khoe “ cái sinh phần của viên tổng đốc” nhưng rồi ánh sáng cách mạng đã soi rọi cuộc đời tăm tối để họ nhận ra đâu là kẻ thù của mình. Những người nông dân như ông Hai đã sẵn sàng cầm sung đánh giặc bảo vệ làng quê họ đã chuẩn bị cho công cuộc kháng chiến. Tình yêu làng yêu nước không chỉ thể hiện bằng lời nói mà còn bằng hành động. Thói quen của ông Hai là đến phòng thông tin niềm vui sướng khi nghe được tin chiến thắng của quân ta dù có nhỏ nhưng với suy nghĩ “tích tiểu thành đại làm gì mà thằng Tây chả bước sớm”. Những suy nghĩ ấy của người nông dân về kẻ thù khi còn rất đơn giản nhưng nó cũng thể hiện niềm tin nhất định thành công của cách mạng nhất định điều đó đã chứng tỏ trong họ đã có sự chuyển biến mới trong nhận thức về tư tưởng, tình cảm.
Tình huống truyện bất ngờ được đẩy lên cao trào khi để nhân vật bộc lộ rõ một chuỗi diễn biến trong tâm lí. Tin lang chợ Dầu theo Tây giồng như “ một gáo nước lạnh” làm tắt ngấm ngọn lửa yêu làng bấy lâu trong lòng ông Hai. Tin đến đột ngột bất ngờ khiến cho ông choáng váng “ tưởng như không thở được” tưởng như tai nghe nhầm. Nhưng rồi nghe rõ tên người tên làng khiến cho ông Hai xấu hổ. Câu nói “ Hà, nắng gớm, về nào!” là cái cớ để ông lảng tránh mọi người ra về. Ngòi bút của nhà văn hướng tới miêu tả hình ảnh của ông Hai đi trên đường với dáng vẻ đi nhanh, mặt cúi gằm vì trong lòng thấy xấu hổ, nhục nhã. Những giọt nước mắt đã rơi xuống khi nhìn thấy con với ý nghĩ: “ Chúng nó cũng bị người ta rẻ rung, hắt hủi đấy ư?”, “Ai người ta chứa. ai người ta buôn bán mấy.” dòng ngôn ngữ độc thoại nội tâm kết hợp với câu hỏi tu từ diễn tả nỗi lo lắng của ông Hai cho con, cho những người dân làng chợ Dầu. Và rồi bao nỗi lo lắng tủi nhục cũng biến thành cơn giận dữ tiếng chửi đổng nhằm vào lũ Việt gian. Hai chữ Việt gian đã trở thành vết nhơ, vết nhục khó gột rửa trong lòng ông Hai mà khiến mọi người đều căm ghét. Chính trong lúc đau đớn ấy ông Hai hướng về những người đang ở lại làng với niềm tin chắc chắn “ họ quyết tâm một sống một chết với giặc” nhưng rồi cái tin làng chợ Dầu theo Tây lại làm cho ông nghi ngờ “ Không có lửa làm sao có khói”. Ông từng có ý định về làng nhưng lại không về “Làng thì yêu thật đấy nhưng làng theo Tây thì phải thù”. Là một người đã từng yêu làng đến cháy bỏng mãnh liệt mà giờ đây phải nói câu thù làng chắc hẳn trong lòng ông vô cùng đau đớn. Ngòi bút nhà văn tập trung miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật, khắc họa một cách sinh động chân dung nhân vật ông Hai nỗi xấu hổ, tủi nhục, đau đớn, lo lắng, tức giận khi nghe được tin làng theo Tây.
Cuộc trò chuyện với con. Câu hỏi “ Con có muốn về làng chợ Dầu không? Con ủng hộ ai?” Và người cha ấy nhận được câu trả lời “Con có muốn về làng. Con ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm.” Đoạn đối thoại tuy ngắn các câu hỏi và câu trả lời đều xoay quanh làng chợ Dầu. Có thể nói rằng cuộc trò chuyện chỉ là cái cớ để ông Hai giãi bày nỗi lòng mình mặc dù nói thù làng nhưng trong lòng ông vẫn rất nhớ và muốn quay lại làng. Cho dù đã có lúc tình yêu ấy có bị thay đổi nhưng lòng tin vào cụ Hồ vẫn bền chặt thiêng liêng chưa bao giờ thay đổi. Đó chính là sự chuyển biến mới trong nhận thức tư tưởng, tình cảm của người nông dân thời kì đầu kháng chiến chống Pháp.
Và rồi niềm tin của ông Hai trở thành hiện thực khi ông nhận được tin làng cải chính. Lòng kiêu hãnh của ông trở lại thói quen khoe tin làng không theo Tây khoe cả nhà bị Tây đốt. Trong lời khoe ấy vẻ đẹp nhân vật ông Hai nhận ra lòng tự trọng coi danh dự của làng quê hơn tài sản của mình. Ngoài nhân vật ông Hai trong truyện còn nói tới bà Hai, bà chủ nhà cũng chia sẻ nỗi buồn và niềm vui ấy khi làng chợ Dầu được cải chính. Câu nói của bà chủ nhà “Ông bà cứ ở lại đay tự nhiên ăn hết nhiều chứ ở hết bao nhiêu” dù rất bình thường nhưng thể hiện vẻ đẹp của tình yêu thương, biết sẻ chia giúp đỡ lẫn nhau “Lá lành đùm lá rách”.
Đoạn trích không chỉ thành công về nội dung mà còn thành công về nghệ thuật. Xây dựng cốt truyện tập trung vào sự việc người dân đi tản cư. Tạo tình huống truyện bất ngờ, đặc sắc. Miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật thông qua các hình thức ngôn ngữ đối thoại, độc thoại nội tâm. Lời văn đậm chất khẩu ngữ của người dân Bắc Bộ. Đoạn trích đã viết về những chuyển biến mới trong tình cảm người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống thực dân Pháp tiêu biểu là nhân vật ông Hai. So với Lão Hạc của Nam Cao hay chị Dậu của Ngô Tất Tố thì người dân của Kim Lân vừa mang nét đẹp truyền thống vừa mang vẻ hiện đại họ sẵn sàng cầm sung để bảo vệ quê hương đất nước. Họ có những chuyển biến mới trong nhận thức về tư tưởng và tình cảm khi có ánh sáng cách mạng. Với nhà văn Kim Lân người đã từng sống và gắn bó am hiểu đời sống tâm lí của người nông dân để rồi nhà văn nhìn thấy ẩn sâu vẻ đẹp bình dị chất phác ấy của họ là tình yêu làng, yêu nước. Họ là đội quân chủ lực của cuộc kháng chiến chính điều đó đã làm nên thành công cho tác phẩm, cho nhà văn mà các nhà văn cùng thời chưa làm được.
Truyện ngắn khép lại nhưng tinh thần của nhân vật ông Hai, của người nông dân thì để lại trong lòng người đọc những ấn tượng khó quên. Hiểu về họ ta càng thêm yêu quý và khâm phục họ hơn. Nhìn lại người nông dân trong thời đại ngày hôm nay họ vẫn phát huy truyền thống yêu làng, yêu nước xây dựng quê hương để trở thành làng quê đẹp, nông thôn mới.