05/02/2018, 11:22

Soạn bài Người kể chuyện trong văn bản tự sự lớp 9 ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Người kể chuyện trong văn bản tự sự trong chương trình Ngữ văn 9 ngắn gọn Khi kể một câu chuyện văn bản tự sự, người kể là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng để dẫn đến sự thành công của toàn bộ văn bản. Công việc chính của người kể chuyện đó là phải giới thiệu được tình ...

Hướng dẫn soạn bài Người kể chuyện trong văn bản tự sự trong chương trình Ngữ văn 9 ngắn gọn Khi kể một câu chuyện văn bản tự sự, người kể là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng để dẫn đến sự thành công của toàn bộ văn bản. Công việc chính của người kể chuyện đó là phải giới thiệu được tình huống cũng như các nhân vật trong truyện, và sau khi kể xong nội dung chính của câu truyện thì người kể phải đưa ra những lời nhận xét về câu truyện vừa kể trên. Và trong bài học này, Vforum sẽ hướng dẫn các em soạn bài Người kể chuyện trong văn bản tự sự thuộc chương trình Ngữ văn 9 một cách ngắn gọn nhất. Kiến thức trọng tâm Câu 2: Trả lời: a. Trong đoạn trích trên kể về 3 nhân vật: anh thanh niên, ông họa sĩ già và cô kỹ sư trẻ. Nội dung đoạn trích là cuộc chia tay đầy xúc động giữa anh thanh niên với 2 nhân vật kia. b. Đoạn trích được kể theo ngôi thứ 3. Dấu hiệu để nhận biết rằng các nhân vật không phải là người kể chuyện: nếu như là người kể chuyện thì một trong 3 người này phải xưng là “tôi”. c. Những câu “giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ”, “những người con gái ….” Là nhận xét của người kể chuyện dành cho anh thanh niên. Người kể đã tự đưa mình vào nhân vật anh thanh niên để bộc lộ những suy nghĩ, cảm xúc của anh thanh niên lúc chia tay với cô gái. d. Người kể ở đây đã thể hiện được những cảm xúc, tâm trạng của nhân vật và trình bày câu truyện rõ ràng, rành mạch. Bài tập Câu 1,2: Trả lời: Cách kể ở đoạn trích này khác với đoạn trích ở mục I, đó là người kể chuyện xưng “tôi” => cho thấy người kể chuyện cũng chính là nhân vật trong truyện. Ưu điểm của cách kể này đó là người đọc sẽ cảm nhận sâu sắc, chân thực hơn về tình huống cũng như diễn biến tâm lý, cảm xúc của nhân vật. Nhược điểm của cách kể này đó là người kể chỉ được diễn đạt những diễn biến mà mình biết, mình gặp và không được diễn tả tâm trạng của nhân vật khác. Trên đây là bài soạn Người kể chuyện trong văn bản tự sự, qua bài học này các em cần nắm được những nội dung chính: đặc điểm và cách kể chuyển trong văn bản tự sự, nắm được những ưu và nhược điểm ở từng ngôi xưng trong cách kể, … Hi vọng bài soạn đã cung cấp cho các em những kiến thức trọng tâm của bài học. Hẹn gặp lại và chúc các em học tốt. Xem thêm: Soạn bài Ôn tập phần Tiếng Việt lớp 9 ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Người kể chuyện trong văn bản tự sự trong chương trình Ngữ văn 9 ngắn gọn


Khi kể một câu chuyện văn bản tự sự, người kể là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng để dẫn đến sự thành công của toàn bộ văn bản. Công việc chính của người kể chuyện đó là phải giới thiệu được tình huống cũng như các nhân vật trong truyện, và sau khi kể xong nội dung chính của câu truyện thì người kể phải đưa ra những lời nhận xét về câu truyện vừa kể trên. Và trong bài học này, Vforum sẽ hướng dẫn các em soạn bài Người kể chuyện trong văn bản tự sự thuộc chương trình Ngữ văn 9 một cách ngắn gọn nhất.


Kiến thức trọng tâm

Câu 2:

Trả lời:

a. Trong đoạn trích trên kể về 3 nhân vật: anh thanh niên, ông họa sĩ già và cô kỹ sư trẻ. Nội dung đoạn trích là cuộc chia tay đầy xúc động giữa anh thanh niên với 2 nhân vật kia.

b.
  • Đoạn trích được kể theo ngôi thứ 3.
  • Dấu hiệu để nhận biết rằng các nhân vật không phải là người kể chuyện: nếu như là người kể chuyện thì một trong 3 người này phải xưng là “tôi”.
c. Những câu “giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ”, “những người con gái ….” Là nhận xét của người kể chuyện dành cho anh thanh niên. Người kể đã tự đưa mình vào nhân vật anh thanh niên để bộc lộ những suy nghĩ, cảm xúc của anh thanh niên lúc chia tay với cô gái.

d. Người kể ở đây đã thể hiện được những cảm xúc, tâm trạng của nhân vật và trình bày câu truyện rõ ràng, rành mạch.


Bài tập

Câu 1,2:

Trả lời:

  • Cách kể ở đoạn trích này khác với đoạn trích ở mục I, đó là người kể chuyện xưng “tôi” => cho thấy người kể chuyện cũng chính là nhân vật trong truyện.
  • Ưu điểm của cách kể này đó là người đọc sẽ cảm nhận sâu sắc, chân thực hơn về tình huống cũng như diễn biến tâm lý, cảm xúc của nhân vật.
  • Nhược điểm của cách kể này đó là người kể chỉ được diễn đạt những diễn biến mà mình biết, mình gặp và không được diễn tả tâm trạng của nhân vật khác.
Trên đây là bài soạn Người kể chuyện trong văn bản tự sự, qua bài học này các em cần nắm được những nội dung chính: đặc điểm và cách kể chuyển trong văn bản tự sự, nắm được những ưu và nhược điểm ở từng ngôi xưng trong cách kể, … Hi vọng bài soạn đã cung cấp cho các em những kiến thức trọng tâm của bài học. Hẹn gặp lại và chúc các em học tốt.


Xem thêm:
0