Phân tích nhân vật A Phủ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ
Đề bài: Phân tích nhân vật A Phủ trong “Vợ chồng A Phủ” Bài làm Trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, người đọc không khỏi ấn tượng với nhân vật A Phủ- một chàng trai dân tộc với số phận bất hạnh nhưng có những phẩm chất phi thường. Phân tích nhân vật A Phủ trong "Vợ chồng A ...
Đề bài: Phân tích nhân vật A Phủ trong “Vợ chồng A Phủ” Bài làm Trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, người đọc không khỏi ấn tượng với nhân vật A Phủ- một chàng trai dân tộc với số phận bất hạnh nhưng có những phẩm chất phi thường. Phân tích nhân vật A Phủ trong "Vợ chồng A Phủ" A Phủ được giới thiệu là một người mồ côi, một thân một mình, bị bán xuống đồng tháp, trốn trở lại đồng cao rồi lưu lạc đến Hồng Ngài. Từ nhỏ, A Phủ đã gan bướng, dũng cảm. Chàng trai lao động giỏi, không ngại những việc nặng nhọc, nguy hiểm, là niềm mơ ước của bao cô gái. Tuy vậy, A Phủ vẫn đi chơi ngày tết, mơ ước tìm bạn kết đôi. Cho thấy đây là một chàng trai khao khát hạnh phúc và tình yêu. A Phủ như đứa con, như cánh chim của núi rừng Tây Bắc. Nhân vật A Phủ bị rơi vào hoàn cảnh bất hạnh qua vụ xử kiện vô lí của gia đình nhà thống lí Pá Tra. Từ vụ xử kiện này, A Phủ từ một chàng trai tự do yêu đời trở thành một nô lệ tàn đời mãn kiếp cho nhà thống lí. Nguyên nhân cũng chính vì A Phủ dám cả gan đánh A Sử. Trong cảnh A Phủ đánh nhau với A Sử, Tô Hoài đã sử dụng một loạt động từ mạnh: chạy vụt ra, vung tay, ném, xốc tới, nắm cái vòng cổ, kéo dập đầu xuống, xé áo, đánh tới tấp. Đọc đoạn văn này, người đọc có cảm tưởng được chứng kiến một cách đầy hả hê trận đòn của chàng trai nghèo trừng trị đám con quan cậy quyền, cậy thế. Tuy vậy, tất cả những mơ ước khát vọng đó đã chấm dứt khi chàng trở thành nô lệ của nhà thống lí. Bản án trong phiên xử kiện này: A Phủ ban đầu bị buộc tội chết rồi lại được tha. Với thống lí Pá Tra, A Phủ sống để làm việc trả nợ (nộp vạ 100 đòng bạc trắng). Chàng trai yêu tự do ngày nào bị biến thành con nợ truyền kiếp. Tuy sự việc khác nhau nhưng cách thức bị bó buộc và hành hạ về thể xác và tinh thần của hai nhân vật vốn không liên quan là Mị và A Phủ đều giống nhau. Đó là cách bọn cầm quyền, thống trị ở các địa phương đầy đọa người dân trước khi được Cách mạng giải phóng. A Phủ bị bắt làm các công việc nặng nhọc nguy hiểm, trở thành nô lệ không công do món nợ không biết đến ngày nào mới trả hết. A Phủ cũng không dám nghĩ đến việc trốn do quyền lực khủng khiếp của nhà thống lí Pá Tra. Dù làm việc vất vả, khổ cực nhưng chỉ cần một sai lầm cũng khiến A Phủ phải chịu tội. Tai họa ập đến với A Phủ khi lỡ để hổ ăn mất một con bò. A Phủ bị trói vào cọc. Tính mạng của con người bị rẻ rúng chưa bằng một con vật. Nhà thống lí mất một con bò, nhưng A Phủ lại phải trả giá bằng mạng sống của mình. Đó là một hành động dã man, mất nhân tính của bọn thống trị, coi thường mạng sống của người lao động chân chính. Nhưng cũng chính từ sự bất hạnh này đã đem đến cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ và cảm xúc cho A Phủ và Mị. Từ một cô gái vô cảm, chứng kiến cảnh A Phủ bị trói, mị vẫn thản nhiên: “A Phủ là cái xác chết vẫn thế thôi”. Nhưng khi nhìn thấy giọt nước mắt của A Phủ: “lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại”. Đây là một chi tiết nghệ thuật đắt giá khơi dậy tình yêu, sức sống của Mị. Mị lập tức nhớ lại cảnh mình bị trói trong đêm tình mùa đông mà không có một ai đến cứu. Có lẽ, giọt nước mắt của con người đã chạm đến trái tim của các nhà văn và họ luôn tìm cách để khai thác nó đem đến giá trị trong tác phẩm của mình. Chúng ta thấy cuộc gặp gỡ của hai cây bút văn xuôi hiện thực nổi tiếng Tô Hoài và Nam Cao. Nam Cao cũng từng có một truyện ngắn mang tên “Nước mắt” và rất nhiều tác phẩm của Nam Cao, hình ảnh nước mắt có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Với Nam Cao, “nước mắt là giọt châu của loài người”, “nó có thể thanh lọc tâm hồn con người”. Phải chăng, khi miêu tả dòng nước mắt trên đôi gò má đã xám đen lại của A Phủ- một chàng trai người Mông gan góc, khỏe mạnh khác thường sắp trở thành một xác chết trên cây cọc nhà thống lí Pá Tra, Tô Hoài cũng nghĩ đến điều này? Chính nhờ giọt nước mắt này mà Mị đã quyết tâm cắt dây cởi trói cho A Phủ, giải thoát cho một con người sắp phải đứng trước bờ vực của cái chết. Nhưng khi cắt dây xong, Mị lại hốt hoảng, lo sợ vì chính mình sẽ phải chết thay A Phủ, chính mình sẽ bị trói vào cây cọc đó đến chết do sự tàn ác của nhà thống lí. Mị nhanh chóng quyết định sáng suốt: “ A Phủ cho tôi đi”, “ở đây thì chết mất”. Lòng ham sống, khát vọng sống và tình yêu thương của Mị đã cứu thoát cả Mị và A Phủ khỏi “địa ngục trần gian”. Qua tác phẩm, tác giả Tô Hoài đã xây dựng thành công nhân vật A Phủ với hình tượng người lao động khao khát tự do và tình yêu cuộc sống. Từ đó càng cho thấy tài năng và niềm đồng cảm sâu sắc mà tác giả dành cho những con người lao động nghèo khổ, bất hạnh. Nhẫn Đông Phân tích nhân vật A Phủ trong tác phẩm Vợ chồng A PhủDánh giá bài viết Từ khóa từ Google:phân tích số phận và phẩm chất a phủphân tích nhân vật a phủphan tich nhan vat a phu tac gia kim lan lop 12
Đề bài: Phân tích nhân vật A Phủ trong “Vợ chồng A Phủ”
Bài làm
Trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, người đọc không khỏi ấn tượng với nhân vật A Phủ- một chàng trai dân tộc với số phận bất hạnh nhưng có những phẩm chất phi thường.
A Phủ được giới thiệu là một người mồ côi, một thân một mình, bị bán xuống đồng tháp, trốn trở lại đồng cao rồi lưu lạc đến Hồng Ngài. Từ nhỏ, A Phủ đã gan bướng, dũng cảm. Chàng trai lao động giỏi, không ngại những việc nặng nhọc, nguy hiểm, là niềm mơ ước của bao cô gái. Tuy vậy, A Phủ vẫn đi chơi ngày tết, mơ ước tìm bạn kết đôi. Cho thấy đây là một chàng trai khao khát hạnh phúc và tình yêu. A Phủ như đứa con, như cánh chim của núi rừng Tây Bắc. Nhân vật A Phủ bị rơi vào hoàn cảnh bất hạnh qua vụ xử kiện vô lí của gia đình nhà thống lí Pá Tra. Từ vụ xử kiện này, A Phủ từ một chàng trai tự do yêu đời trở thành một nô lệ tàn đời mãn kiếp cho nhà thống lí. Nguyên nhân cũng chính vì A Phủ dám cả gan đánh A Sử. Trong cảnh A Phủ đánh nhau với A Sử, Tô Hoài đã sử dụng một loạt động từ mạnh: chạy vụt ra, vung tay, ném, xốc tới, nắm cái vòng cổ, kéo dập đầu xuống, xé áo, đánh tới tấp. Đọc đoạn văn này, người đọc có cảm tưởng được chứng kiến một cách đầy hả hê trận đòn của chàng trai nghèo trừng trị đám con quan cậy quyền, cậy thế.
Tuy vậy, tất cả những mơ ước khát vọng đó đã chấm dứt khi chàng trở thành nô lệ của nhà thống lí. Bản án trong phiên xử kiện này: A Phủ ban đầu bị buộc tội chết rồi lại được tha. Với thống lí Pá Tra, A Phủ sống để làm việc trả nợ (nộp vạ 100 đòng bạc trắng). Chàng trai yêu tự do ngày nào bị biến thành con nợ truyền kiếp. Tuy sự việc khác nhau nhưng cách thức bị bó buộc và hành hạ về thể xác và tinh thần của hai nhân vật vốn không liên quan là Mị và A Phủ đều giống nhau. Đó là cách bọn cầm quyền, thống trị ở các địa phương đầy đọa người dân trước khi được Cách mạng giải phóng. A Phủ bị bắt làm các công việc nặng nhọc nguy hiểm, trở thành nô lệ không công do món nợ không biết đến ngày nào mới trả hết. A Phủ cũng không dám nghĩ đến việc trốn do quyền lực khủng khiếp của nhà thống lí Pá Tra. Dù làm việc vất vả, khổ cực nhưng chỉ cần một sai lầm cũng khiến A Phủ phải chịu tội. Tai họa ập đến với A Phủ khi lỡ để hổ ăn mất một con bò. A Phủ bị trói vào cọc. Tính mạng của con người bị rẻ rúng chưa bằng một con vật. Nhà thống lí mất một con bò, nhưng A Phủ lại phải trả giá bằng mạng sống của mình. Đó là một hành động dã man, mất nhân tính của bọn thống trị, coi thường mạng sống của người lao động chân chính. Nhưng cũng chính từ sự bất hạnh này đã đem đến cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ và cảm xúc cho A Phủ và Mị.
Từ một cô gái vô cảm, chứng kiến cảnh A Phủ bị trói, mị vẫn thản nhiên: “A Phủ là cái xác chết vẫn thế thôi”. Nhưng khi nhìn thấy giọt nước mắt của A Phủ: “lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại”. Đây là một chi tiết nghệ thuật đắt giá khơi dậy tình yêu, sức sống của Mị. Mị lập tức nhớ lại cảnh mình bị trói trong đêm tình mùa đông mà không có một ai đến cứu. Có lẽ, giọt nước mắt của con người đã chạm đến trái tim của các nhà văn và họ luôn tìm cách để khai thác nó đem đến giá trị trong tác phẩm của mình. Chúng ta thấy cuộc gặp gỡ của hai cây bút văn xuôi hiện thực nổi tiếng Tô Hoài và Nam Cao. Nam Cao cũng từng có một truyện ngắn mang tên “Nước mắt” và rất nhiều tác phẩm của Nam Cao, hình ảnh nước mắt có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Với Nam Cao, “nước mắt là giọt châu của loài người”, “nó có thể thanh lọc tâm hồn con người”. Phải chăng, khi miêu tả dòng nước mắt trên đôi gò má đã xám đen lại của A Phủ- một chàng trai người Mông gan góc, khỏe mạnh khác thường sắp trở thành một xác chết trên cây cọc nhà thống lí Pá Tra, Tô Hoài cũng nghĩ đến điều này?
Chính nhờ giọt nước mắt này mà Mị đã quyết tâm cắt dây cởi trói cho A Phủ, giải thoát cho một con người sắp phải đứng trước bờ vực của cái chết. Nhưng khi cắt dây xong, Mị lại hốt hoảng, lo sợ vì chính mình sẽ phải chết thay A Phủ, chính mình sẽ bị trói vào cây cọc đó đến chết do sự tàn ác của nhà thống lí. Mị nhanh chóng quyết định sáng suốt: “ A Phủ cho tôi đi”, “ở đây thì chết mất”. Lòng ham sống, khát vọng sống và tình yêu thương của Mị đã cứu thoát cả Mị và A Phủ khỏi “địa ngục trần gian”.
Qua tác phẩm, tác giả Tô Hoài đã xây dựng thành công nhân vật A Phủ với hình tượng người lao động khao khát tự do và tình yêu cuộc sống. Từ đó càng cho thấy tài năng và niềm đồng cảm sâu sắc mà tác giả dành cho những con người lao động nghèo khổ, bất hạnh.
Nhẫn Đông
Từ khóa từ Google:
- phân tích số phận và phẩm chất a phủ
- phân tích nhân vật a phủ
- phan tich nhan vat a phu tac gia kim lan lop 12