Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà trong tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân
Đề bài: Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà trong tác phẩm “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân. Bài làm Với tác phẩm “Người lái đò sông Đà”, Nguyễn Tuân đã đưa người lái đò trên con sông Đà hung bạo và trữ tình vốn là người lao động bình dị trở thành một hình tượng ...
Đề bài: Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà trong tác phẩm “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân. Bài làm Với tác phẩm “Người lái đò sông Đà”, Nguyễn Tuân đã đưa người lái đò trên con sông Đà hung bạo và trữ tình vốn là người lao động bình dị trở thành một hình tượng mang đậm vẻ đẹp tài hoa và anh hùng. Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà Ông lái đò là một người nghệ sĩ tài hoa của nghệ thuật vượt thác băng ghềnh. Tài hoa của ông lái đò xuất phát từ một căn bản vững chắc . Đó là sự từng trải , dày rạn kinh nghiệm đến mức ông nắm được cái quy luật tất yếu của dòng nước sông Đà. Chính vì nắm được những quy luật , ông lái đò mới trở thành con người tự do và công việc lái đò với ông trở thành một thứ nghệ thuật. Đây chính là nét thống nhất của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân. Nhà văn luôn luôn nhìn con người ở phương diện tài hoa , nghệ sĩ . Trong tác phẩm có đoạn Nguyễn Tuân kể . Ông lái đò thuộc sông Đà: từng cái hút nước, từng quãng mặt ghềnh , nhất là thuộc 3 vòng trùng vi của thạch trận sông Đà như một nhà văn thuôc lòng từng cái dấu phẩy , dấu chấm , những chỗ xuống dòng …trên trang văn của mình . Nói cách khác , nét nghệ sĩ ở ông lái đò thể hiện thể hiện ở tình yêu với dòng sông và nhất là tình yêu mà ông dành cho công việc của mình. Tình yêu ấy lại rất gần gũi với tình yêu của Nguyễn Tuân dành cho cảnh vật thiên nhiên đất nước . Nếu Nguyễn Tuân yêu những phong cảnh dữ dội , những núi cao rừng thiêng , những thác ghềnh thì ông lái đò chỉ thích cầm sào giữ lái trên đoạn sông Đà lắm thác nhiều ghềnh . Còn đoạn sông Đà bình lặng , thơ mộng ông bảo : “ cầm chèo ở đó nó vừa dại tay lại vừa buồn ngủ”. Đến cả ánh mắt ông lái đò :”lúc nào cũng vòi vọi như hướng tới một cái bến xa tít tắp nào trong mù sương “ cũng mang dáng dấp mơ mộng lãng mạn rất nghệ sĩ của kiểu nhà văn Nguyễn Tuân Ông lái đò – 1 người anh hùng ( 1 dũng tướng ) trong cuộc thủy trận với thạch trận sông Đà. Để làm nổi bật tài hoa và trí dũng của ông lái đò . Nguyễn Tuân đã lựa chọn một hoàn cảnh điển hình , mang ý nghĩa của sự thử thách . Chính trong cuộc thử lửa là trận chiến đầy cam go với thạch trận sông Đà, “ chất vàng mười “trong tâm hồn người lái đò sông Đà thực sự tỏa sáng. Đoạn văn miêu tả cuộc vật lộn giữa ông lái đò trên con thuyền then đuôi én 6 tay chèo. Trùng vi thứ nhất : Lúc đầu , thế chủ động thuộc về thạch trận sông Đà . Bọn tướng đá , quân đá phối hợp nước thác , tấn công người lái đò một cách dồn dập với đả ngón đòn hung bạo hòng bẻ gãy cán chèo và “ ăn chết” cái thuyền . Ông lái đò đơn độc cố gắng chống trả và đã bị thương , mắt nổ đom đóm , mặt méo bệch đi nhưng ông vẫn không một phút rời mắt , rời tay . Ông cố nén vết thương , giữ vững tinh thần và bản lĩnh của người cầm lái : “ Vẫn nghe rõ tiếng chỉ huy ngăn gọn tỉnh táo của người cầm lái “. Đó chính là bản lĩnh của một vị tướng , cầm quân giữa trận tiền. Qua được trùng vi thứ nhất, ông lái đò lập tức đổi luôn chiến thuật đẻ tiếp tục cuộc chiến đấu với trận địa đá sông Đà. Trong đoạn văn này, Nguyễn Tuân đã chọn lọc và sử dụng một cách tài tình cả một tập hợp những động từ miêu tả hành động của người lái đò : nắm chặt cái bờm sóng, ghì cương lái , phóng nhanh vào cửa sinh , lái miết một đường chéo, nào rảo bơi chèo , đè sấn lên , chặt đôi ra .. nhưng ngoạn mục nhất là chiến thắng của ông lái đò ở trùng vi thứ 3 : “ Thuyền rút qua cổng đá cánh mở cánh kép . Vút, vút .. thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước . Thế là hết thác “. Vậy là thế trận đã thay đổi , chiến thắng thuộc về người lái đò , người anh hùng trong cuộc chiến đấu với sông Đà. Sau chiến thắng , người lái đò lại trở về với nhịp điệu bình thường của cuộc sống. Tác giả có cảm tưởng như cuộc chiến đấu đầy cam go chưa từng xảy ra . Trong cảnh sông nước thanh bình , những người lái đò dừng chèo nghỉ ngơi , nướng ống cơm lam bàn tán về cá dầm xanh , cá anh vũ … Cuộc vật lộn với sóng thác sông Đà với họ là chuyện hàng ngày “ họ phải dành lấy cái sống từ tay những cái thác “ . Cặp từ “ sống – thác “ được nhà văn sử dụng theo lối chơi chữ : thác nghĩa đen là những con thác nhưng nghĩa rộng là “ cái chết “ . Dành lấy sự sống từ tay tử thần , những người lái đò sông Đà thực sự là những anh hùng vô danh trong lao động, trong công cuộc xây dựng đất nước . Hình tượng người lái đò sông Đà đánh dấu bước chuyển biến của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân , nhà văn vốn nhìn con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ nhưng khác với những nhân vật tài hoa nghệ sĩ là những con người đặc tuyển , những của hiếm trong thiên hạ ở tập “ Vang bóng một thời “ ,nhân vật ông lái đò tiêu biểu cho kiểu nhân vật tài hoa , nghệ sĩ ở bất kì lĩnh vực nào của cuộc sống , từ những công vệc lao động bình thường đến những nhiệm vụ giết giặc bảo vệ đất nước Xây dựng thành công hình tượng người lái đò . Nguyễn Tuân vừa kết hợp những tư liệu trong đời sống thực của một tác phẩm có yếu tố bút kí , vừa tập trung khắc họa hình tượng một người anh hùng vô danh trong cuộc sống đời thường . Chẳng phải ngẫu nhiên , Nguyễn Tuân gọi cái vết bầm tím mang hình một củ khoai nâu hằn in trên ngực , trên bả vai người lái đò là tấm huân chương lao động siêu hạng . Mọi tấm huân chương đều có thể lùi vào dĩ vãng nhưng tấm huân chương siêu hạng của ông lái đò vẫn còn mãi với thế giới và con người ông! Nhân vật ông lái đò góp phần khẳng định thành công của văn học Việt Nam giai đoạn ( 1945 -1975) với nhiệm vụ vẻ vang là khẳng định và ngợi ca sự cống hiến của những con người vô danh trên khắp mọi miền đất nước . Trên trang văn Nguyễn Tuân , ông lái đò trở thành một tượng đài nghệ thuật bất tử về người anh hùng trong cuộc sống đời thường . Nhẫn Đông Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà trong tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn TuânDánh giá bài viết
Đề bài: Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà trong tác phẩm “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân.
Bài làm
Với tác phẩm “Người lái đò sông Đà”, Nguyễn Tuân đã đưa người lái đò trên con sông Đà hung bạo và trữ tình vốn là người lao động bình dị trở thành một hình tượng mang đậm vẻ đẹp tài hoa và anh hùng.
Ông lái đò là một người nghệ sĩ tài hoa của nghệ thuật vượt thác băng ghềnh. Tài hoa của ông lái đò xuất phát từ một căn bản vững chắc . Đó là sự từng trải , dày rạn kinh nghiệm đến mức ông nắm được cái quy luật tất yếu của dòng nước sông Đà. Chính vì nắm được những quy luật , ông lái đò mới trở thành con người tự do và công việc lái đò với ông trở thành một thứ nghệ thuật. Đây chính là nét thống nhất của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân. Nhà văn luôn luôn nhìn con người ở phương diện tài hoa , nghệ sĩ . Trong tác phẩm có đoạn Nguyễn Tuân kể . Ông lái đò thuộc sông Đà: từng cái hút nước, từng quãng mặt ghềnh , nhất là thuộc 3 vòng trùng vi của thạch trận sông Đà như một nhà văn thuôc lòng từng cái dấu phẩy , dấu chấm , những chỗ xuống dòng …trên trang văn của mình . Nói cách khác , nét nghệ sĩ ở ông lái đò thể hiện thể hiện ở tình yêu với dòng sông và nhất là tình yêu mà ông dành cho công việc của mình. Tình yêu ấy lại rất gần gũi với tình yêu của Nguyễn Tuân dành cho cảnh vật thiên nhiên đất nước . Nếu Nguyễn Tuân yêu những phong cảnh dữ dội , những núi cao rừng thiêng , những thác ghềnh thì ông lái đò chỉ thích cầm sào giữ lái trên đoạn sông Đà lắm thác nhiều ghềnh . Còn đoạn sông Đà bình lặng , thơ mộng ông bảo : “ cầm chèo ở đó nó vừa dại tay lại vừa buồn ngủ”. Đến cả ánh mắt ông lái đò :”lúc nào cũng vòi vọi như hướng tới một cái bến xa tít tắp nào trong mù sương “ cũng mang dáng dấp mơ mộng lãng mạn rất nghệ sĩ của kiểu nhà văn Nguyễn Tuân
Ông lái đò – 1 người anh hùng ( 1 dũng tướng ) trong cuộc thủy trận với thạch trận sông Đà. Để làm nổi bật tài hoa và trí dũng của ông lái đò . Nguyễn Tuân đã lựa chọn một hoàn cảnh điển hình , mang ý nghĩa của sự thử thách . Chính trong cuộc thử lửa là trận chiến đầy cam go với thạch trận sông Đà, “ chất vàng mười “trong tâm hồn người lái đò sông Đà thực sự tỏa sáng. Đoạn văn miêu tả cuộc vật lộn giữa ông lái đò trên con thuyền then đuôi én 6 tay chèo. Trùng vi thứ nhất : Lúc đầu , thế chủ động thuộc về thạch trận sông Đà . Bọn tướng đá , quân đá phối hợp nước thác , tấn công người lái đò một cách dồn dập với đả ngón đòn hung bạo hòng bẻ gãy cán chèo và “ ăn chết” cái thuyền . Ông lái đò đơn độc cố gắng chống trả và đã bị thương , mắt nổ đom đóm , mặt méo bệch đi nhưng ông vẫn không một phút rời mắt , rời tay . Ông cố nén vết thương , giữ vững tinh thần và bản lĩnh của người cầm lái : “ Vẫn nghe rõ tiếng chỉ huy ngăn gọn tỉnh táo của người cầm lái “. Đó chính là bản lĩnh của một vị tướng , cầm quân giữa trận tiền. Qua được trùng vi thứ nhất, ông lái đò lập tức đổi luôn chiến thuật đẻ tiếp tục cuộc chiến đấu với trận địa đá sông Đà. Trong đoạn văn này, Nguyễn Tuân đã chọn lọc và sử dụng một cách tài tình cả một tập hợp những động từ miêu tả hành động của người lái đò : nắm chặt cái bờm sóng, ghì cương lái , phóng nhanh vào cửa sinh , lái miết một đường chéo, nào rảo bơi chèo , đè sấn lên , chặt đôi ra .. nhưng ngoạn mục nhất là chiến thắng của ông lái đò ở trùng vi thứ 3 : “ Thuyền rút qua cổng đá cánh mở cánh kép . Vút, vút .. thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước . Thế là hết thác “. Vậy là thế trận đã thay đổi , chiến thắng thuộc về người lái đò , người anh hùng trong cuộc chiến đấu với sông Đà. Sau chiến thắng , người lái đò lại trở về với nhịp điệu bình thường của cuộc sống. Tác giả có cảm tưởng như cuộc chiến đấu đầy cam go chưa từng xảy ra . Trong cảnh sông nước thanh bình , những người lái đò dừng chèo nghỉ ngơi , nướng ống cơm lam bàn tán về cá dầm xanh , cá anh vũ … Cuộc vật lộn với sóng thác sông Đà với họ là chuyện hàng ngày “ họ phải dành lấy cái sống từ tay những cái thác “ . Cặp từ “ sống – thác “ được nhà văn sử dụng theo lối chơi chữ : thác nghĩa đen là những con thác nhưng nghĩa rộng là “ cái chết “ . Dành lấy sự sống từ tay tử thần , những người lái đò sông Đà thực sự là những anh hùng vô danh trong lao động, trong công cuộc xây dựng đất nước .
Hình tượng người lái đò sông Đà đánh dấu bước chuyển biến của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân , nhà văn vốn nhìn con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ nhưng khác với những nhân vật tài hoa nghệ sĩ là những con người đặc tuyển , những của hiếm trong thiên hạ ở tập “ Vang bóng một thời “ ,nhân vật ông lái đò tiêu biểu cho kiểu nhân vật tài hoa , nghệ sĩ ở bất kì lĩnh vực nào của cuộc sống , từ những công vệc lao động bình thường đến những nhiệm vụ giết giặc bảo vệ đất nước
Xây dựng thành công hình tượng người lái đò . Nguyễn Tuân vừa kết hợp những tư liệu trong đời sống thực của một tác phẩm có yếu tố bút kí , vừa tập trung khắc họa hình tượng một người anh hùng vô danh trong cuộc sống đời thường . Chẳng phải ngẫu nhiên , Nguyễn Tuân gọi cái vết bầm tím mang hình một củ khoai nâu hằn in trên ngực , trên bả vai người lái đò là tấm huân chương lao động siêu hạng . Mọi tấm huân chương đều có thể lùi vào dĩ vãng nhưng tấm huân chương siêu hạng của ông lái đò vẫn còn mãi với thế giới và con người ông!
Nhân vật ông lái đò góp phần khẳng định thành công của văn học Việt Nam giai đoạn ( 1945 -1975) với nhiệm vụ vẻ vang là khẳng định và ngợi ca sự cống hiến của những con người vô danh trên khắp mọi miền đất nước . Trên trang văn Nguyễn Tuân , ông lái đò trở thành một tượng đài nghệ thuật bất tử về người anh hùng trong cuộc sống đời thường .
Nhẫn Đông