Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn – Văn mẫu lớp 9
Nội dung bài viết1 Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn – Bài số 1 2 Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn – Bài số 2 3 Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn – Bài số 3 4 Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn – Bài số 4 5 Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên ...
Nội dung bài viết1 Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn – Bài số 1 2 Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn – Bài số 2 3 Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn – Bài số 3 4 Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn – Bài số 4 5 Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn – Bài số 5 Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn – Bài số 1 Với quan niệm “Văn dĩ tải đạo” đã trở thành chức năng phản ánh của văn học. Điều này đã hiện thực hóa trong quá trình sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu. Trong hệ thống thi phàm của mình mà cụ thể là Truyện Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu xây dựng hai tuyến nhân vật: Thiện và ác, đạo đức và gian tà. Ông Quán, Ông Ngư, chú tiểu đồng, Hớn Minh… đều được Nguyễn Đình Chiểu trân trọng đề cao. Họ là những con người lương thiện, giàu lòng thương người, trọng nghĩa khinh tài. Mặt khác, ông cùng kịch liệt lên án vạch mặt bọn người có tâm địa don tôi, xáo quyệt như cha con Võ Thế Loan, Trịnh Hâm, Bùi Kiệm… Trong đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn nổi bật lên hai hình tượng đối lập giữa cái thiện và cái ác: ông Ngư – Trịnh Hâm. Mở đầu đoạn trích, Nguyễn Đình Chiểu khắc họa chân dung Trịnh Hâm là điển hình của cái xấu, cái ác: Đêm khuya lặng lẽ như tờ, Nghênh ngang sao mọc núi mờ sương bay Trịnh Hâm khi ấy ra tay Vân Tiên bị ngã xô ngay xuống vời Trịnh Hâm giả tiếng kêu trời Cho người thức dậy lấy lời phui pha. Ghen ghét, đố kị là thói xấu của con người. Nhưng sự ghen ghét, đố kị, độc ác như Trịnh Hâm thì cũng thật là hiếm. Hắn đan tâm hãm hại một con người đang lúc mù lòa, ốm đau, không nơi nương tựa, không có gì để chống đỡ. Hành động tàn ác của hắn cốt do trả thù cho nỗi hận rất nhỏ nhen, thỏa mãn lòng ghen ghét, đố kị cái tài của Lục Vân Tiên trong một cuộc hội ngộ uống rượu giữa bốn người gồm có: Vân Tiên, Tử Trực, Trịnh Hâm, Bùi Kiệm. Một con người cũng mang danh sĩ tử, theo nghiệp bút nghiêng cũng đọc sách thánh hiền như Trịnh Hâm mà lại có mưu đồ đen tối ngay cả khi Vân Tiên đã không còn có thể đe dọa đến bước đường công danh của hắn thì ắt sẽ nguy hiểm hơn rất nhiều. Để thê hiện hành động đen tối của mình, hắn đã nghi “Hại Tiên phải dạng mưu này mới xong”. Trước đoạn truyện này, hắn đã lập mưu trói tiểu đồng vào gốc cây cho hổ ăn thịt. Rồi sau đó giả bộ thương xót đưa Vân Tiên xuống thuyền, khi ra đến giữa “vời”, trong đêm tối mịt mùng “nghênh ngang sao mọc, mịt mờ sương bay”, hắn mới “ra tay” hành động. Hai chữ “ra tay” ở câu trên ứng với hai chữ “xô ngay” ở câu dưới đã thực sự tô cáo hành động gian ác, trắng trợn của hắn. Hành động kiên quyết đó lại được che đậy trong một cái ác xảo quyệt của loại người “ném đá giấu tay” bằng cách “giả tiếng kêu trời”. Cái hành động “giả tiếng kêu trời” đã khái quát được cái chân tướng của kẻ giả nhân giả nghĩa. Hắn là hiện thân của cái ác, cái lưu manh trong xã hội thời ấy. Một con người được coi là kẻ có học như hắn mà có cái ác trú ngụ thì thật là nguy hiểm và ghê tởm. Nhà phê bình văn học Hoài Thanh cùng có nhận xét: “Mỗi oán thù nhân một câu chuyện gọi bằng văn chương trong tâm địa của một tiểu nhân đã dẫn đến những chuyện không ngờ”. Đối lập với cái ác của Trịnh Hâm là nhân vật ông Ngư, một con người giàu lòng nhân đức và cao thượng. Sau khi được Giao Long dìu Vân Tiên vào bờ, ông Ngư ra tay cứu vớt kịp thời và hết lòng tận tình cứu chữa. Hôi con vầy lửa một giờ Ông hơ bụng dạ, mụ hơ mặt mày. Câu thơ mộc mạc, chân thành, không chút đèo gọt, chỉ thuần túy là kể lại sự việc một cách tự nhiên, giản dị, trong việc cứu chữa bằng phương thức dân dã “vầy lửa”, “hơ bụng”, “hơ mặt mày” tất cả gợi lên sự chân thành, tự nguyện, thương yêu của cả gia đình đói với người bị nạn. Họ là hình ảnh đẹp đẽ của quần chúng nhân dân lao động, những người luôn đứng về phía chính nghĩa. Trong bức tranh thư đậm màu sắc dân gian này, ta thấy ở họ không chỉ có tấm lòng và niềm vui trong lúc cứu người bị nạn mà còn là hành động vô tư không còn tính toán, không cần trả ơn. Hiểu được hoàn cảnh của chàng, ông Ngư có lời đề nghị Vân Tiên ở lại, sẵn sàng giúp đỡ chàng. Ngư rằng: người ở cùng ta Hôm mai, hâm hút một nhà cho vui. Cuộc sống “hâm hút” của ông Ngư thì có gì là thoải mái về vật chất, ông phải vật lộn với biển cả để giành lấy cuộc sống, giành lấy phần đời trước những bão dông của cuộc đời khốn khó. Ông giúp người không đòi sự trả ơn, bởi ông lấy việc nhân nghĩa làm lẽ sống: Dốc lòng nhân nghĩa chẳng nhờ trả ơn. Tư tưởng nhân nghĩa không chỉ có một lần Nguyễn Đình Chiểu, đề cập ở đoạn truyện này mà nó bao trùm lên toàn bộ tác phẩm ở một đoạn truyện khác, Nguyễn Đình Chiểu ca ngợi anh hùng hảo hán Lục Vân Tiên đã ra tay cứu giúp Kiều Nguyệt Nga ra khỏi cơn hoạn nạn mà không hề chút tính toán. Làm ơn há dễ trông người trả ơn Hoặc ông Tiều sau khi cứu Vân Tiên ra khỏi hang cũng đáp lời tạ ơn chàng: “Làm ơn mà lại trông người hay sao”. Đối với ông Ngư, quan niệm về nhân nghĩa căn bản giống với quan niệm của Lục Vân Tiên, nhưng có điều hơi khác là ở chỗ là, khi quan niệm ấy gắn với người dân lao động như ông Ngư thì ý nghĩa của quan niệm này lại càng mang tính nhân dân sâu sắc. Thấy việc nghĩa là làm, là nét đẹp nhân cách của ông Ngư. Nhân cách ấy còn được biểu hiện trong cuộc đời lao động của ông mà Nguyền Đình Chiểu đã cảm nhận bằng cả trái tim và khối óc của mình. Đó là cuộc sống trong sạch, ngoài vòng danh lợi. Nước trong rửa ruột sạch trơn, Một câu danh lợi cho sờn lòng đây. Ông Ngư là người không một chút bận tâm đến cái vòng danh lợi giữa cuộc đời đầy ô trọc, ông dành phần đời của mình để vui với cái nghề chài lưới, tự do giữa thiên nhiên cao rộng, hòa nhập với thiên nhiên, bầu bạn với thiên nhiên, cho nên đối với ông không gì hơn là: Rày doi mai vịnh vui vầy, Ngày kia h ứng gió đêm này chơi trăng Một mình thong thả làm ăn, Khỏe quơ chài kéo; mệt quăng câu dầm, Nghêu ngao nay chích mai đầm, Một bầu trời đất vui thầm ai hay Kinh luân đã sẵn trong tay, Thung dung dưới thế vui say trong trời Thuyền nan một chiếc ở đời, Tắm mưa chải gió trong vời Hàn Giang. Phải nói rằng, thi nhân có những trăn trở, gắn bó với cuộc đời nay lắm mới có cái cảm hứng ngợi ca dạt dào những hình ảnh con người có cái “thung dung dưới thế” lại có cái “vui say trong đời” như ông Ngư, với ông Ngư có cuộc sống thoải mái “ngày hứng gió, đêm chơi trăng” nghêu ngao nay chích mai dầm”… và cuối cùng là một hình ảnh rất đẹp: “Thyền nan một chiếc ở đời – Tắm mưa chải gió trong vời Hàn Giang”. Những hình ảnh được nói đến trong thơ đều nhằm tôn lên vẻ đẹp nhân cách và quan niệm sống của ông Ngư. Đây là đoạn thơ hay của tác phẩm, bởi Nguyễn Đình Chiểu muốn gửi gắm một quan niệm sống, một niềm mơ ước thiết tha của mình qua nhân vật ông Ngư và qua đó, Nguyễn Đình Chiểu cùng muốn nói lên một sự thực của xã hội thời ông đang sống – bên cạnh những cái xấu cái ác thường lẩn khuất sau những mũ cao, áo dài của bọn người có địa vị cao sang như thái sư đương triều, Võ Công, Trịnh Hâm, Bùi Kiệm. Cũng còn rất nhiều cái tót, dáng kính trọng, đáng khao khát, tồn tại bền vừng nơi những con người nghèo khổ mà nhân hậu, vị tha, trọng nghĩa khinh tài như ông Ngư, ông Tiều, tiểu đồng, bà lão dệt vải trong rừng,., Nhà thơ Xuân Diệu đã nói rất đúng: “Cái ưu ái đối với người lao động, sự kính mến họ là một đặc điểm của tâm hồn Hô Chiêu" (dẫn theo SGV, tập 1 – Nhà xuất bản Giáo dục). Đoạn truyện đã xây dựng thành công hai tính cách nhân vật đối lập, một kẻ lòng lang dạ thú dưới cái bộ mặt kẻ sĩ và một người có tâm hồn cao thượng trong cuộc đời bình dị. Nhân vật được miêu tả qua hành động, ngôn ngữ bình dị dân dã. Đặc biệt sự thành công của Nguyễn Đình Chiểu là ông đã để lại một ấn tượng đẹp về nhân vật ông Ngư. Một hình tượng nghệ thuật mang quan điểm trần thuật của tác giả. Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn – Bài số 2 Lục Vân Tiên vì thương khóc mẹ mà mù cả hai mắt, đang bị cảnh cùng quẫn thì gặp Trịnh Hâm hỏng thi trở về. Hâm hậm hực vì thua tài Vân Tiên, sinh lòng đố kị, bèn lập mưu hãm hại thầy trò Vân Tiên. Hắn lừa trói tiểu đồng vào cây cho hổ ăn thịt, lại lừa Vân Tiên lên thuyền để xô chàng xuống sông. Đoạn thơ này kể việc Vân Tiên bị xô ngã xuống sông, nhưng được giao long và vợ chồng ông Ngư (ông chài) cứu mạng. Việc Trịnh Hâm xô Vân Tiên xuống sông vẻn vẹn có tám dòng mà khắc họa được sự nham hiểm, giả dối của Hâm. Khung cảnh ban đêm: “Nghênh ngang sao mọc mịt mờ sương bay” có cái gì không lành, nhất là những ngôi sao “nghênh ngang”. Xô ngã Vân Tiên xuống sông, Trịnh Hâm còn “giả tiếng kêu trời”, cho mọi người thức dậy để “lấy lời phôi pha” cho qua chuyện. Thế là hắn trà trộn vào đám người thương khóc Vân Tiên thật. Và mọi người cũng không ai nhận ra bộ mặt gian dối của Hâm. Đố kị tới mức hãm hại một người đã mù lòa, không còn khả năng hoạt động nữa, Trịnh Hâm đã hiện nguyên hình một kẻ ác độc, đê hèn, táng tận lương tâm. Việc giao long cứu dìu Vân Tiên vào bãi đà cho thấy loài thú vật còn tốt bụng hơn kẻ đố kị là con người như Hâm. Cái cảnh cả nhà ông Ngư tíu tít cứu sống Vân Tiên thật là cảm động: Ông chài xem thấy vớt ngay lên bờ. Hối con vầy lửa một giờ Ông hơ bụng dạ, mụ hơ mặt mày. Đúng là những người lao động chất phác bao giờ cũng biết quý trọng mạng sống con người. Đặc biệt hơn nữa, khi thấy hoàn cảnh Vân Tiên, ông Ngư đã nhận nuôi chàng: Ngư rằng: ngươi ở cùng ta Hôm mai hẩm hút một nhà cho vui. Những tiếng “hơ”, “hẩm hút” thật chất phác dễ thương, hòa với tiếng “mùi” trong câu: “Thân tôi như thể trái mùi trên cây” của Lục Vân Tiên đã tạo thành một không khí dân dã mộc mạc. Nhưng ông Ngư cũng là người sống theo đạo lí cao đẹp, cổ truyền, lấy câu “Kinh luân đã sẵn” làm phương châm sống: Ngư rằng: Lòng lão chẳng mơ, Dốc lòng nhân nghĩa, há chờ trả ơn. Nước trong rửa ruột sạch trơn, Một câu danh lợi chi sờn lòng đây. Kinh luân đã sẵn trong tay, Thung dung dưới thế, vui say trong trời. Ông Ngư là người sống theo lối hiền triết, một người đã hiểu hết kinh luân mọi đàng, nhưng nuôi chí sống ngoài vòng danh lợi. Ông tìm thú vui trong sự thanh thản với thiên nhiên. Trong 10 dòng thơ tỏ chí, ông Ngư đã nói đến chừ “vui” ba lần: vui vầy, vui thầm, vui say. Cả cuộc sống là một thú vui liên tục với thiên nhiên, lúc nào cũng vui chơi thảnh thơi: Rầy doi mai vịnh vui vầy, Ngày kia hứng gió, đêm này chơi trăng. Một mình thong thả làm ăn, Khỏe quơ chài kéo, mệt quăng câu dầm. Nghêu ngao nay chích mai đầm, Một bầu trời đất vui thầm ai hay. Các chữ “rày”, “mai”, “ngày kia”, “đêm này”, khi “khỏe”, khi “mệt”, “nay”, “mai” thông báo một khoảng thời gian triền miên, liên tục, có thể nói là bất tận. Và chú ý thêm các chữ “doi”, “vịnh”, “gió”, “trăng”, “chích”, “đầm”, rồi “một bầu trời đất” bao quát một không gian bao la. Con người ngư ông như sống vĩnh viễn với đất trời rộng mở, vô tận. Cả đoạn văn này đã tạo thành một đối lập gay gắt giữa kẻ ham danh lợi tới mức độc ác, đố kị, hãm hại người tài và người ở ngoài danh lợi, sống hòa với thiên nhiên mênh mông, vô tận. Sự đối lập này vừa có tính chất đối lập ác và thiện như trong cổ tích, lại vừa có tính chất triết lí sâu xa của văn học bác học – đối lập giữa danh lợi, dối trá và tự do, thanh nhàn, trong sạch giữa thiên nhiên. Sự đối lập này đã bộc lộ đặc sắc tư tưởng của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu. Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn – Bài số 3 Trong tác phẩm Một số tư liệu về cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu (NXB Khoa học Xã hội, 1965), G. Ô-ba-rê từng nhận định: Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu từng được xem là "một trong những sản phâm hiếm có của trí tuệ con người có cái ưu điểm lớn là diễn tả được trung thực những tình cảm của một dân tộc". Một trong những tình cảm lớn lao ấy là tấm lòng yêu mến, trân trọng cái thiện đồng thời căm ghét, lên án cái ác ở đời. Qua đoạn trích “Lục Vân Tiên gặp nạn”, nhà thơ đã thể hiện trọn vẹn sự đối lập thiện – ác tiêu biểu cho toàn bộ tác phẩm. Đoạn trích “Lục Vân Tiên gặp nạn" nằm ở phần thứ hai của truyện. Đang bơ vơ nơi đất khách với đôi mắt mù lòa và nỗi đau xót khôn nguôi về người mẹ mới qua đời, Lục Vân Tiên lại gặp Trịnh Hâm thi rớt trở về. Sẵn lòng đố kị, ganh ghét với Vân Tiên từ trước, Trịnh Hâm bèn lợi dụng cơ hội đế hãm hại Vân Tiên. Hắn lừa tiểu đồng vào rừng trói lại rồi giả bộ đưa Vân Tiên xuống thuyền, hứa hẹn sẽ dẫn về quê nhà. Chờ khi đêm tối, Trịnh Hâm mới thực hiện hành động tàn ác của mình. Qua cách hành xử của các nhân vật khi gặp người bị nạn: Trịnh Hâm gặp Vân Tiên bị mù, ngư ông và gia đình gặp Vân Tiên bị đẩy xuống sông, tác giả đã vạch mặt chỉ tên cái ác – mà đại diện là gã Trịnh Hâm tàn ác, nham hiểm đồng thời ngợi ca cái thiện, tiêu biểu là nhân vật ông ngư cùng gia đình của ông. Trịnh Hâm là một kẻ có tâm địa hèn hạ, xấu xa. Vốn ghen ghét, với Lục Vân Tiên nhưng đến khi Lục Vân Tiên mù lòa rồi, dã tâm của Trịnh Hâm vẫn chưa thỏa. Lục Vân Tiên đã bị mù, tiền bạc hết, thầy tớ bơ vơ. Với Vân Tiên, Trịnh Hâm lại là người quen cũ. Vậy mà gã họ Trịnh lại đang tâm lừa gạt, hãm hại con người tội nghiệp, đang trong cơn hoạn nạn, cần cậy nhờ sự giúp đỡ của hắn: Trịnh Hâm khi ấy ra tay, Vân Tiên bị gã xô ngay xuống vời Không những vậy, Trịnh Hâm còn vừa ăn cướp vừa la làng đầy ghê tởm: Trịnh Hâm khi ấy kêu trời Cho người thức dậy lấy lời phôi pha. Chẳng những không thực hiện lời mình nói (hứa đưa Vân Tiên trở lại quê nhà) mà còn hãm hại Vân Tiên. Đó là sự phản bội bạn bè, phản bội lời hứa của chính mình. Đối với những người quân tử Nho học xưa, lời hứa vô cùng thiêng liêng, đó là bức tượng danh dự cho mỗi người: Lời đã nói ra như dao chém đá, một lời nói nặng tựa chín đỉnh đồng. Do vậy, hành động của Trịnh Hâm lột rõ tâm địa vừa bất nhân vừa bất nghĩa, vừa gian ngoan vừa xảo quyệt của hắn. Tất cả cũng vì lòng ganh ghét, vì sự đố kị tài năng với Vân Tiên. Nọc độc ấy ngấm vào xương tuỷ, trở thành bản chất độc ác của Trịnh Hâm. Chỉ tám dòng thơ, tác giả đã sắp xếp các tình tiết một cách hợp lí, thể hiện diễn biến hành động rất mau lẹ, có tính toán và rất độc ác của Trịnh Hâm. Cái ác trong con người này tiêu biểu cho cái ác trong toàn bộ tác phẩm. Đó là sự lọc lừa, phản trắc của những Bùi Kiệm, Võ Công,… Chúng đã không chỉ một hai lần hãm hại những tâm hồn lương thiện thanh sạch như Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga… Nhưng Nguyễn Đình Chiểu không hề bi quan về cuộc đời, dựng lên hình ảnh của cái ác tấm lòng nhân ái của nhà thơ muốn tạo ra sự đối lập để tôn vinh cái thiện. Cái thiện ấy được thể hiện qua sự hiệp nghĩa và trái tim nhân ái của ông ngư cùng gia đình của ông. Thấy người bị nạn dưới sông, ông ngư đã ra tay cứu giúp: Ông chài xem thấy vớt ngay lên bờ Hối con vầy lừa một giờ, Ông hơ bụng dạ, mụ hơ mặt mày Từ "hối" có ý nghĩa là giục giã, thúc giục. Ông ngư cùng vợ con đang rất khẩn trương cứu sống Vân Tiên. Câu thơ mộc mạc, chỉ kể lại sự việc một cách tự nhiên, nhưng ần chứa bao ân tình của cả một gia đinh vợ chồng, con cái đối với người gặp nạn. Chỉ riêng điều này đã đối lập gay gắt với hành động độc ác, bất nhân của Trịnh Hâm. Không chỉ vậy, ông Ngư và cả gia đình còn sẵn sàng cưu mang người hoạn nạn: ông chân thành ngỏ ý mời Vân Tiên ở lại cùng sớm hôm chia sẻ cuộc sống đạm bạc nhưng đầm ấm tình người: "Ngư rằng: "Người ở cùng ta Hôm mai hẩm hút một nhà cho vui". Khi Vân Tiên băn khoăn "ông lấy chi nuôi" ngư ông đã thể hiện lòng vị tha, tinh thần trọng nghĩa khinh tài của mình qua câu nói: "Lòng lão chẳng mơ Dốc lòng nhản nghĩa há chờ trả ơn" Có nghĩa là làm ơn mà không hề trông chờ sự báo đáp. Đó là sự trong sạch vô tư đến tuyệt vời của một tâm hồn lành mạnh khỏe khoắn… Điều đó một lần nữa còn được thể hiện qua cuộc sống lao động của ông Ngư. Đó là một cuộc sống trong sạch, không chạy theo danh lợi, khinh ghét thói đời bạc đen, tráo trà. Cuộc sống của ông gắn với thiên nhiên khoáng đạt, tâm hồn ông thanh thản và thư thái vô cùng: “Một mình thong thả làm ăn Tắm mưa trải gió trong vời hàn giang”. Bằng đoạn thơ trên, tác giả gửi gắm khát vọng và niềm tin vào cái thiện, vào bản chất tốt đẹp của con người lao động bình thường. Cùng với những Hớn Minh, Vương Tử Trực, ông Tiều, ông quán,… ông ngư đã đại diện cho cái thiện trong thiên truyện Truyện Lục Vân Tiên. Qua những nhân vật này, Nguyễn Đình Chiểu thể hiện một cái nhìn tiến bộ, lạc quan đậm chất nhân dân. Giống như toàn bộ tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên, đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn không có điều kiện để được Nàng Thơ trau chuốt về hình thức song chính sự giản dị, mộc mạc đậm chất Nam Bộ của ngôn ngữ đã mang đến cho đoạn trích sự chân thành chẳng những diễn tả thành công tính cách các nhân vật mà còn bộc lộ tấm lòng nhân ái, lạc quan của nhà thơ. Đặc biệt, đoạn trích diễn tả đời sống của ngư ông, ngôn ngữ và lời thơ rất thanh thoát, uyển chuyển, hình ảnh thơ đẹp, ý tình phóng khoáng mà sâu xa. Đọc đoạn thơ, ta có cảm giác như chính tác giả đang nhập thân vào nhân vật để nói lên cái khát vọng sống của mình. Qua sự đối lập giữa thiện và ác trong đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn, tác giả đã thể hiện niềm tin vào những điều tốt đẹp ở đời. Đó cùng chính là cái gốc sâu xa làm nên sức hấp dẫn của toàn bộ tác phẩm này. Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn – Bài số 4 Đoạn thơ Lục Vân Tiên gặp nạn một lần nữa cho thấy tư tưởng nhân nghĩa tỏa sáng trong Truyện Lục Vân Tiên và thể hiện niềm tin của nhà thơ mù đất Đồng Nai đối với nhân dân giữa thời loạn lạc. Nhân vật ông Ngư được nói đến trong đoạn thơ thật đẹp, tiêu biểu cho đạo lí của nhân dân ta: "Thương người như thể thương thân". Nguyễn Đình Chiểu đã dành cho ông Ngư một tình cảm nồng hậu biết bao! Trịnh Hâm là một kẻ độc ác, thâm hiểm, đố kị tài năng. Hắn đã lừa Vân Tiên lên thuyền (khi chàng đã mù) rồi đẩy xuống sông cho chết. Giữa "đêm khuya lặng lẽ như tờ", hắn đã "ra tuy" đẩy Vân Tiên xuống nước, thế nhưng hắn còn xảo quyệt, đạo đức giả cất "tiếng kêu trời” . Đối lập với những con người độc ác ấy, những người cùng đi thuyền đã đau đớn kêu thương: Trong thuyền ai nấy kêu la, Đều thương họ Lục, xót xa tấm lòng. Thái độ, tình cảm ấy biểu thị tình thương người của nhân dân ta như ca dao đã truyền lại: “Thấy người hoạn nạn thì thương…" Trời đất cũng không thể phụ một con người tốt đẹp như Vân Tiên. Giao long là một loài thủy quái cũng đã đến cứu người bị nạn: Vân Tiên mình lụy giữa dòng, Giao long dìu đỡ vào trong bãi rày. Sự xuất hiện của giao long trong cảnh Vân Tiên gặp nạn tuy có tạo nên màu sắc huyền thoại của truyện thơ, nhưng đã làm nổi bật một sự thật cay đắng ở đời, đó đây có lúc con người còn ác độc hơn cả loài lang sói. Trong tình huống ấy, ông Ngư đã xuất hiện. Người bị nạn đã gặp được người nhân đức: Vừa may trời đã sáng ngày, Ông chài xem thấy vớt ngay lên bờ. Bốn chữ "vớt ngay lên bờ" thể hiện một tinh thần hối hả, khẩn trương, kịp thời cứu người chết đuối. Cả một gia đình xúm vào cứu chữa, sẵn sóc người bị nạn. Con thì "vầy lửa", đốt lửa lên, sưởi ấm người chết đuối. Hai vợ chồng, người thì "hơ bụng dạ” người thì "hơ mặt mày" cho Vân Tiên: Hối con vầy lửa một giờ, Ông hơ bụng dạ, mụ hơ mặt mày. "Hối" nghĩa là hối hả, giục giã, cách nói biểu cảm dân dã của người nông dân Nam Bộ. Trong văn cảnh, nó thể hiện sự lo lắng cho tính mệnh người bị nạn, biểu lộ tình thương người bao la của ông Ngư. Vân Tiên hồi tỉnh, ông Ngư đã ân cần "hỏi han", hết lời an ủi, chia sẻ nỗi đau buồn với người gặp nạn. Mặc dù nhà nghèo, nhưng ông Ngư đã chan tình mời Vân Tiên, một người mù lòa, đau khổ ở lại với gia đình ông, để được chăm sóc nuôi nấng: Ngư rằng: “Người ở cùng ta, Hôm mai hẩm hút với già cho vui". Ở đời, có "một lời nói một đọi máu " (đọi: bát). Có "một câu nói một gói bạc”. Câu nói của ông Ngư là một tấm lòng vàng, chan chứa tình nhân đạo. Cuộc đời ông Ngư là cuộc đời của một con người "lánh đục tìm trong" xa lánh con đường danh lợi, coi trọng tình người, phấn đấu cho lí tưởng nhân nghĩa cao cả: Ngư rằng: “Lòng lão chẳng mơ, Dốc lòng nhơn nghĩa há chờ trả ơn. Nước trong rửa ruột sạch trơn, Một câu danh lợi chi sờn lòng đây". Vân Tiên đánh cướp cứu dân, cứu Kiều Nguyệt Nga với ý thức: "Làm ơn há để trông người trả ơn". Ông Ngư cũng vậy: "Dốc lòng nhân nghĩa há chờ trả ơn". Những tấm lòng cao cả ấy đã gặp nhau, họ đã nêu cao tình nhân ái. Và đó cũng là cái lẽ đời: "ở hiền thì lại gặp hiền" như một nhà thơ đã nói. Ông Ngư ngoài tình nhân ái mênh mông còn có một tâm hồn thanh cao. Ông đã chan hòa, gắn bó với thiên nhiên. Sông dài biển rộng, trời cao là môi trường thảnh thơi, vui thú của ông. Suốt đêm ngày, năm tháng, ông đã lấy doi, vịnh, chích, đầm, lấy bầu trời, lấy Hàn Giang làm nơi vẫy vùng, tìm nguồn vui sống. Ông đã lấy gió và trăng, con thuyền và dòng sông làm bầu bạn. Ông đã lấy công việc chài lưới để sống cuộc đời thanh bạch. Ông Ngư là một con người tự do, thoát vòng danh lợi, thích nhàn. Câu thơ vang lên như một tuyên ngôn đẹp về lẽ sống của một nhà nho, một kẻ sĩ chân chính đang sống giữa thời loạn lạc: Rày doi, mai vịnh vui vầy, Ngày kia hứng gió đêm nầy chơi trăng. (…) Thuyền nan một chiếc ở đời, Tắm mưa chải gió trong vời Hàn Giang. Đây là những câu thơ hay nhất, đậm đà nhất trong Truyện Lục Vân Tiên. Giọng thơ nhẹ nhàng, êm ái. Cảm hứng thiên nhiên trữ tình dào dạt tạo nên sắc điệu thẩm mĩ sáng giá, biểu hiện một cách tuyệt đẹp tâm hồn trong sáng, thanh cao và phong thái ung dung của ông Ngư. Cũng như ông Quán, ông Tiều, lão bà, tiểu đồng, nhân vật ông Ngư trong đoạn thơ này vừa là người lao động chất phác, nhân hậu, vừa là hình ảnh một nho sĩ bình dân coi thường danh lợi, giàu lòng nhân nghĩa, yêu tự do và thanh cao. Sống giữa thời loạn lạc, nhân vật ông Ngư cũng là nhân vật lí tưởng phát ngôn lẽ sống và tư tưởng nhân nghĩa của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu. Đẹp vậy thay một con người: Kinh luân đã sẵn trong tay, Thung dung dưới thế, vui say trong trời. Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn – Bài số 5 Đoạn trích “Lục Vân Tiên gặp nạn” là đoạn trích kể về cảnh ngộ éo le, đau khổ và khó khăn nhất của Lục Vân Tiên. Mẹ mất, thi cử dở dang, đôi mắt bị mù nhưng những đau khổ vẫn bủa vây khi bị chính những người bạn vì ghen ghét, đố kị hãm hại. Và nếu không nhờ đến sự giúp đỡ của Ngư ông thì có lẽ Lục Vân Tiên đã bỏ mạng nơi dòng sông rộng lớn, thăm thẳm ấy. Đoạn trích này vừa thể hiện được những thủ đoạn ti tiện, tàn nhẫn của những kẻ tiểu nhân, vừa làm người đọc ấm lòng vì lòng tốt của những người ngư dân, họ tuy nghèo nhưng có tấm lòng yêu thương, sống tình nghĩa, hết lòng cưu mang, cứu giúp Lục Vân Tiên. Trong đoạn trích này, nhà văn Nguyễn Đình Chiểu đã khắc họa rõ nét tính cách ti tiện, tiểu nhân khi hãm hại Lục Vân Tiên. Ngay từ đầu tác phẩm, nhà văn cũng đã từng miêu tả hai nhân vật Kiệm, Hâm bằng vài nét song độc giả cũng đã phần nào hình dung được tính cách của hai nhân vật này: “ Kiệm, Hâm là đứa so đo Thấy Tiên dường ấy âu lo trong lòng Khoa này Tiên ắt đầu công” Chỉ bằng đôi ba câu thơ nhưng Nguyễn Đình Chiểu đã hé lộ cho người đọc thấy bản chất ghen ghét, đố kị của Kiệm, Hâm đối với tài năng của Lục Vân Tiên. Chính vì sự nông cạn trong hiểu biết, bất tài lại vốn có bản chất đố kị nên dù Vân Tiên đã bị mù đôi mắt, cũng không thể tham gia thi cử song hai tên Kiệm, Hâm vẫn đành tâm hãm hại đến cùng: “Đêm khuya lặng lẽ như tờ Nghinh ngang sao mọc mịt mờ sương bay” “Đêm khuya” là thời điểm thích hợp để cho Trịnh Hâm thực hiện kế hoạch hãm hại đê hèn của mình. Không gian vắng lặng “lặng lẽ như tờ”, lại “mịt mờ sương bay”. Có thể nói cả thời gian và không gian đều thích hợp để cho Trịnh Hâm ra tay, bởi thời điểm đêm khuya là thời gian mà mọi người đã chìm sâu trong giấc ngủ, không gian lại mịt mù nên dù có hãm hại người thì “thần không biết, quỷ chẳng hay”. Quả là một kế hoạch tuyệt vời: “Trịnh Hâm khi ấy ra tay Vân Tiên bị gã xô ngay xuống vời” Quả như dự đoán, Trịnh Hâm đã lợi dụng thời gian đêm khuya, lại biết Vân Tiên đã không thể nhìn thấy nên đã ra tay rất nhanh gọn, dứt khoát “xô ngay xuống vời”. Sau khi lừa Vân Tiên là tiểu đồng bị bắt cóc ( thực chất là bị Trịnh Hâm lừa trói vào rừng), lợi dụng tình thế đơn độc, lại không thể nhìn rõ để ra tay, ta có thể thấy hắn là một kẻ vô cùng mưu mô, xảo quyệt. Nhưng không, hắn không dừng lại ở đó, sau khi rat ay hãm hại Vân Tiên, Trịnh Hâm còn dở trò “Mèo khóc chuột”, lớn tiếng la làng: “Trịnh Hâm giả tiếng kêu trời Cho người thức dậy, lấy lời phôi pha” “Giả tiếng kêu trời” bộc lộ sự giả tạo đến đáng khinh của Trịnh Hâm. Có lẽ, sự tình buổi đêm hôm nay là sự chuẩn bị rất chu toàn của hắn, bởi hắn không chỉ ra tay rất nhanh gọn mà còn chuẩn bị cả một bản kịch sau đó. Hắn tỏ ra mình là một kẻ vô tình phát hiện ra sự việc, và còn có lòng tốt kêu lên để mọi người biết “cho người thức dậy lấy lời phôi pha”.Tuy nhiên, mục đích cuối cùng của hắn là đưa mình thoát ra khỏi danh sách bị tình nghi, tức là hắn đã tạo ra bằng chứng ngoại phạm cho mình. Nghe tiếng kêu của Trịnh Hâm, người trong thuyền xôn xao, hoảng hốt: “Trong thuyền ai nấy kêu la Đều thương họ Lục xót xa tấm lòng” Lục Vân Tiên vốn là một người hiền lành, tốt bụng, điều này cũng rất được lòng những người xung quanh nên khi biết Vân Tiên gặp nạn thì ai cũng “xót xa tấm lòng”, vô cùng thương tiếc cho chàng. Tuy nhiên,Trịnh Hâm được khắc họa với tính cách tiểu nhân, lươn lẹo, cả sự độc ác, vô lương tâm thì cũng ở trong đoạn trích này, Nguyễn Đình Chiểu cũng đã xây dựng được những tấm lòng vị tha, nhân hậu của những con người rất đỗi bình thường song lại vô cùng trọng tình nghĩa. Mà cụ thể ở đây là gia đình của Ngư ông: “Hối con vầy lửa một giờ Ông hơ bụng dạ, mụ hơ mặt mày” Nếu Trịnh Hâm lên cả một kế hoạch dài, diễn cả một vở kịch để hại người thì gia đình Ngư ông thấy người bị nạn, không hề suy tính, so đo mà dốc hết sức cứu người xa lạ. Các từ như “hối con”, “ông hơ bụng dạ”, “mụ hơ mặt mày” thể hiện được sự gấp gáp, khẩn trương của hành động cứu người. Dù không hề biết Vân Tiên là ai, nhưng gia đình ông lão vẫn tận lòng cứu giúp bằng cả tấm lòng. Nếu ở trên ta thấy ghê sợ với hành động nhẫn tâm của Hâm thì đến đoạn thơ này ta lại cảm động, thấy ấm lòng vì tấm lòng thương người của gia đình ông lão. Khi được gia đình Ngư ông cứu giúp, Vân Tiên đã rất cảm động trước những tấm lòng đẹp đó và trăn trở không biết lấy gì ra mà báo đáp thì câu nói của ngư ông càng làm cho vẻ đẹp phẩm chất của ông đáng được trân trọng: “Ngư rằng: Lòng lão chẳng mơ Dốc lòng nhân nghĩa há chờ trả ơn” Đến đây, ta cũng có thể thấy được sự tương đồng trong quan điểm sống của Ngư ông và Lục Vân Tiên. Vân Tiên cũng quan niệm “Làm ơn há dễ trông người trả ơn”. Có lẽ, vì tấm lòng nhân đức, giúp người một cách vô tư mà Vân Tiên cũng được báo đáp, đúng như câu nói “Ở hiền gặp lành”. Ở lại với gia đình Ngư ông, Lục Vân Tiên đã cảm nhận được cái bình yên, tìm kiếm được ý nghĩa của cuộc sống, cũng suy nghĩ thông suốt được nhiều việc: “Nước trong rửa ruột sạch trơn Một câu danh lợi cho sờn lòng đây Rày doi mai vịnh vui vầy Ngày kia hứng gió đêm nầy chơi trăng” Đoạn thơ thể hiện được sự thanh thản, vô tư khi sống cuộc sống chan hòa với thiên nhiên, những khúc mắc, những điều trăn trở, u uất trong lòng cũng được Vân Tiên gỡ bỏ “rửa ruột sạch trơn”. Và với Vân Tiên, danh lợi bây giờ cũng chỉ là thứ phù hoa, không thể “sờn lòng đây”. Cuộc sống ẩn dật, vui sống với cuộc sống lao động bình thường, nhịp sống của cuộc sống ẩn dật tự do tự tại mới thực sự là ý nghĩa. Như vậy, đoạn trích “Lục Vân Tiên gặp nạn” là một đoạn trích khá hay trong tác phẩm. Ở đây, nhà văn Nguyễn Đình Chiểu đã xây dựng được bức tranh đối lập về hai kiểu người, hai loại nhân cách. Một bên là Trịnh Hâm xấu xa, vô tình, sẵn sàng hãm hại người vì đố tị, ganh ghét. Một bên lại là những con người lao động vô cùng bình thường, không màng danh lợi, chức tước, sống giản dị nhưng lại vô cùng tình nghĩa, đạo đức. Qua đoạn trích ta cũng thấy được sự tinh tế của nhà văn khi đi xây dựng nhân vật, tình huống, cốt truyện của Nguyễn Đình Chiểu. Nguyễn Tuyến tổng hợp Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn – Văn mẫu lớp 9Đánh giá bài viết Từ khóa tìm kiếmphân tích lục vân tiên gặp nạn Có thể bạn quan tâm?Phân tích truyện ngắn Bến quê – Văn mẫu lớp 9Phân tích tác phẩm Bàn về đọc sách – Văn mẫu lớp 9Phân tích đoạn trích Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang – Văn mẫu lớp 9Phân tích truyện ngắn Làng – Văn mẫu lớp 9Kể về một người bạn thân thiết – Văn mẫu lớp 9Thuyết minh về di tích lịch sử Dinh Độc lập – Văn mẫu lớp 9Phân tích truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa – Văn mẫu lớp 9Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga – Văn mẫu lớp 9
Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn – Bài số 1
Với quan niệm “Văn dĩ tải đạo” đã trở thành chức năng phản ánh của văn học. Điều này đã hiện thực hóa trong quá trình sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu. Trong hệ thống thi phàm của mình mà cụ thể là Truyện Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu xây dựng hai tuyến nhân vật: Thiện và ác, đạo đức và gian tà. Ông Quán, Ông Ngư, chú tiểu đồng, Hớn Minh… đều được Nguyễn Đình Chiểu trân trọng đề cao. Họ là những con người lương thiện, giàu lòng thương người, trọng nghĩa khinh tài. Mặt khác, ông cùng kịch liệt lên án vạch mặt bọn người có tâm địa don tôi, xáo quyệt như cha con Võ Thế Loan, Trịnh Hâm, Bùi Kiệm… Trong đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn nổi bật lên hai hình tượng đối lập giữa cái thiện và cái ác: ông Ngư – Trịnh Hâm.
Mở đầu đoạn trích, Nguyễn Đình Chiểu khắc họa chân dung Trịnh Hâm là điển hình của cái xấu, cái ác:
Đêm khuya lặng lẽ như tờ,
Nghênh ngang sao mọc núi mờ sương bay
Trịnh Hâm khi ấy ra tay
Vân Tiên bị ngã xô ngay xuống vời
Trịnh Hâm giả tiếng kêu trời
Cho người thức dậy lấy lời phui pha.
Ghen ghét, đố kị là thói xấu của con người. Nhưng sự ghen ghét, đố kị, độc ác như Trịnh Hâm thì cũng thật là hiếm. Hắn đan tâm hãm hại một con người đang lúc mù lòa, ốm đau, không nơi nương tựa, không có gì để chống đỡ. Hành động tàn ác của hắn cốt do trả thù cho nỗi hận rất nhỏ nhen, thỏa mãn lòng ghen ghét, đố kị cái tài của Lục Vân Tiên trong một cuộc hội ngộ uống rượu giữa bốn người gồm có: Vân Tiên, Tử Trực, Trịnh Hâm, Bùi Kiệm.
Một con người cũng mang danh sĩ tử, theo nghiệp bút nghiêng cũng đọc sách thánh hiền như Trịnh Hâm mà lại có mưu đồ đen tối ngay cả khi Vân Tiên đã không còn có thể đe dọa đến bước đường công danh của hắn thì ắt sẽ nguy hiểm hơn rất nhiều. Để thê hiện hành động đen tối của mình, hắn đã nghi “Hại Tiên phải dạng mưu này mới xong”. Trước đoạn truyện này, hắn đã lập mưu trói tiểu đồng vào gốc cây cho hổ ăn thịt. Rồi sau đó giả bộ thương xót đưa Vân Tiên xuống thuyền, khi ra đến giữa “vời”, trong đêm tối mịt mùng “nghênh ngang sao mọc, mịt mờ sương bay”, hắn mới “ra tay” hành động.
Hai chữ “ra tay” ở câu trên ứng với hai chữ “xô ngay” ở câu dưới đã thực sự tô cáo hành động gian ác, trắng trợn của hắn. Hành động kiên quyết đó lại được che đậy trong một cái ác xảo quyệt của loại người “ném đá giấu tay” bằng cách “giả tiếng kêu trời”. Cái hành động “giả tiếng kêu trời” đã khái quát được cái chân tướng của kẻ giả nhân giả nghĩa. Hắn là hiện thân của cái ác, cái lưu manh trong xã hội thời ấy. Một con người được coi là kẻ có học như hắn mà có cái ác trú ngụ thì thật là nguy hiểm và ghê tởm. Nhà phê bình văn học Hoài Thanh cùng có nhận xét: “Mỗi oán thù nhân một câu chuyện gọi bằng văn chương trong tâm địa của một tiểu nhân đã dẫn đến những chuyện không ngờ”.
Đối lập với cái ác của Trịnh Hâm là nhân vật ông Ngư, một con người giàu lòng nhân đức và cao thượng.
Sau khi được Giao Long dìu Vân Tiên vào bờ, ông Ngư ra tay cứu vớt kịp thời và hết lòng tận tình cứu chữa.
Hôi con vầy lửa một giờ
Ông hơ bụng dạ, mụ hơ mặt mày.
Câu thơ mộc mạc, chân thành, không chút đèo gọt, chỉ thuần túy là kể lại sự việc một cách tự nhiên, giản dị, trong việc cứu chữa bằng phương thức dân dã “vầy lửa”, “hơ bụng”, “hơ mặt mày” tất cả gợi lên sự chân thành, tự nguyện, thương yêu của cả gia đình đói với người bị nạn. Họ là hình ảnh đẹp đẽ của quần chúng nhân dân lao động, những người luôn đứng về phía chính nghĩa. Trong bức tranh thư đậm màu sắc dân gian này, ta thấy ở họ không chỉ có tấm lòng và niềm vui trong lúc cứu người bị nạn mà còn là hành động vô tư không còn tính toán, không cần trả ơn.
Hiểu được hoàn cảnh của chàng, ông Ngư có lời đề nghị Vân Tiên ở lại, sẵn sàng giúp đỡ chàng.
Ngư rằng: người ở cùng ta
Hôm mai, hâm hút một nhà cho vui.
Cuộc sống “hâm hút” của ông Ngư thì có gì là thoải mái về vật chất, ông phải vật lộn với biển cả để giành lấy cuộc sống, giành lấy phần đời trước những bão dông của cuộc đời khốn khó. Ông giúp người không đòi sự trả ơn, bởi ông lấy việc nhân nghĩa làm lẽ sống:
Dốc lòng nhân nghĩa chẳng nhờ trả ơn.
Tư tưởng nhân nghĩa không chỉ có một lần Nguyễn Đình Chiểu, đề cập ở đoạn truyện này mà nó bao trùm lên toàn bộ tác phẩm ở một đoạn truyện khác, Nguyễn Đình Chiểu ca ngợi anh hùng hảo hán Lục Vân Tiên đã ra tay cứu giúp Kiều Nguyệt Nga ra khỏi cơn hoạn nạn mà không hề chút tính toán.
Làm ơn há dễ trông người trả ơn
Hoặc ông Tiều sau khi cứu Vân Tiên ra khỏi hang cũng đáp lời tạ ơn chàng: “Làm ơn mà lại trông người hay sao”.
Đối với ông Ngư, quan niệm về nhân nghĩa căn bản giống với quan niệm của Lục Vân Tiên, nhưng có điều hơi khác là ở chỗ là, khi quan niệm ấy gắn với người dân lao động như ông Ngư thì ý nghĩa của quan niệm này lại càng mang tính nhân dân sâu sắc.
Thấy việc nghĩa là làm, là nét đẹp nhân cách của ông Ngư. Nhân cách ấy còn được biểu hiện trong cuộc đời lao động của ông mà Nguyền Đình Chiểu đã cảm nhận bằng cả trái tim và khối óc của mình. Đó là cuộc sống trong sạch, ngoài vòng danh lợi.
Nước trong rửa ruột sạch trơn,
Một câu danh lợi cho sờn lòng đây.
Ông Ngư là người không một chút bận tâm đến cái vòng danh lợi giữa cuộc đời đầy ô trọc, ông dành phần đời của mình để vui với cái nghề chài lưới, tự do giữa thiên nhiên cao rộng, hòa nhập với thiên nhiên, bầu bạn với thiên nhiên, cho nên đối với ông không gì hơn là:
Rày doi mai vịnh vui vầy,
Ngày kia h ứng gió đêm này chơi trăng
Một mình thong thả làm ăn,
Khỏe quơ chài kéo; mệt quăng câu dầm,
Nghêu ngao nay chích mai đầm,
Một bầu trời đất vui thầm ai hay
Kinh luân đã sẵn trong tay,
Thung dung dưới thế vui say trong trời
Thuyền nan một chiếc ở đời,
Tắm mưa chải gió trong vời Hàn Giang.
Phải nói rằng, thi nhân có những trăn trở, gắn bó với cuộc đời nay lắm mới có cái cảm hứng ngợi ca dạt dào những hình ảnh con người có cái “thung dung dưới thế” lại có cái “vui say trong đời” như ông Ngư, với ông Ngư có cuộc sống thoải mái “ngày hứng gió, đêm chơi trăng” nghêu ngao nay chích mai dầm”… và cuối cùng là một hình ảnh rất đẹp: “Thyền nan một chiếc ở đời – Tắm mưa chải gió trong vời Hàn Giang”. Những hình ảnh được nói đến trong thơ đều nhằm tôn lên vẻ đẹp nhân cách và quan niệm sống của ông Ngư.
Đây là đoạn thơ hay của tác phẩm, bởi Nguyễn Đình Chiểu muốn gửi gắm một quan niệm sống, một niềm mơ ước thiết tha của mình qua nhân vật ông Ngư và qua đó, Nguyễn Đình Chiểu cùng muốn nói lên một sự thực của xã hội thời ông đang sống – bên cạnh những cái xấu cái ác thường lẩn khuất sau những mũ cao, áo dài của bọn người có địa vị cao sang như thái sư đương triều, Võ Công, Trịnh Hâm, Bùi Kiệm. Cũng còn rất nhiều cái tót, dáng kính trọng, đáng khao khát, tồn tại bền vừng nơi những con người nghèo khổ mà nhân hậu, vị tha, trọng nghĩa khinh tài như ông Ngư, ông Tiều, tiểu đồng, bà lão dệt vải trong rừng,., Nhà thơ Xuân Diệu đã nói rất đúng: “Cái ưu ái đối với người lao động, sự kính mến họ là một đặc điểm của tâm hồn Hô Chiêu" (dẫn theo SGV, tập 1 – Nhà xuất bản Giáo dục).
Đoạn truyện đã xây dựng thành công hai tính cách nhân vật đối lập, một kẻ lòng lang dạ thú dưới cái bộ mặt kẻ sĩ và một người có tâm hồn cao thượng trong cuộc đời bình dị. Nhân vật được miêu tả qua hành động, ngôn ngữ bình dị dân dã. Đặc biệt sự thành công của Nguyễn Đình Chiểu là ông đã để lại một ấn tượng đẹp về nhân vật ông Ngư. Một hình tượng nghệ thuật mang quan điểm trần thuật của tác giả.
Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn – Bài số 2
Lục Vân Tiên vì thương khóc mẹ mà mù cả hai mắt, đang bị cảnh cùng quẫn thì gặp Trịnh Hâm hỏng thi trở về. Hâm hậm hực vì thua tài Vân Tiên, sinh lòng đố kị, bèn lập mưu hãm hại thầy trò Vân Tiên. Hắn lừa trói tiểu đồng vào cây cho hổ ăn thịt, lại lừa Vân Tiên lên thuyền để xô chàng xuống sông. Đoạn thơ này kể việc Vân Tiên bị xô ngã xuống sông, nhưng được giao long và vợ chồng ông Ngư (ông chài) cứu mạng.
Việc Trịnh Hâm xô Vân Tiên xuống sông vẻn vẹn có tám dòng mà khắc họa được sự nham hiểm, giả dối của Hâm.
Khung cảnh ban đêm: “Nghênh ngang sao mọc mịt mờ sương bay” có cái gì không lành, nhất là những ngôi sao “nghênh ngang”. Xô ngã Vân Tiên xuống sông, Trịnh Hâm còn “giả tiếng kêu trời”, cho mọi người thức dậy để “lấy lời phôi pha” cho qua chuyện. Thế là hắn trà trộn vào đám người thương khóc Vân Tiên thật. Và mọi người cũng không ai nhận ra bộ mặt gian dối của Hâm. Đố kị tới mức hãm hại một người đã mù lòa, không còn khả năng hoạt động nữa, Trịnh Hâm đã hiện nguyên hình một kẻ ác độc, đê hèn, táng tận lương tâm. Việc giao long cứu dìu Vân Tiên vào bãi đà cho thấy loài thú vật còn tốt bụng hơn kẻ đố kị là con người như Hâm.
Cái cảnh cả nhà ông Ngư tíu tít cứu sống Vân Tiên thật là cảm động:
Ông chài xem thấy vớt ngay lên bờ.
Hối con vầy lửa một giờ
Ông hơ bụng dạ, mụ hơ mặt mày.
Đúng là những người lao động chất phác bao giờ cũng biết quý trọng mạng sống con người. Đặc biệt hơn nữa, khi thấy hoàn cảnh Vân Tiên, ông Ngư đã nhận nuôi chàng:
Ngư rằng: ngươi ở cùng ta
Hôm mai hẩm hút một nhà cho vui.
Những tiếng “hơ”, “hẩm hút” thật chất phác dễ thương, hòa với tiếng “mùi” trong câu: “Thân tôi như thể trái mùi trên cây” của Lục Vân Tiên đã tạo thành một không khí dân dã mộc mạc.
Nhưng ông Ngư cũng là người sống theo đạo lí cao đẹp, cổ truyền, lấy câu “Kinh luân đã sẵn” làm phương châm sống:
Ngư rằng: Lòng lão chẳng mơ,
Dốc lòng nhân nghĩa, há chờ trả ơn.
Nước trong rửa ruột sạch trơn,
Một câu danh lợi chi sờn lòng đây.
Kinh luân đã sẵn trong tay,
Thung dung dưới thế, vui say trong trời.
Ông Ngư là người sống theo lối hiền triết, một người đã hiểu hết kinh luân mọi đàng, nhưng nuôi chí sống ngoài vòng danh lợi. Ông tìm thú vui trong sự thanh thản với thiên nhiên. Trong 10 dòng thơ tỏ chí, ông Ngư đã nói đến chừ “vui” ba lần: vui vầy, vui thầm, vui say. Cả cuộc sống là một thú vui liên tục với thiên nhiên, lúc nào cũng vui chơi thảnh thơi:
Rầy doi mai vịnh vui vầy,
Ngày kia hứng gió, đêm này chơi trăng.
Một mình thong thả làm ăn,
Khỏe quơ chài kéo, mệt quăng câu dầm.
Nghêu ngao nay chích mai đầm,
Một bầu trời đất vui thầm ai hay.
Các chữ “rày”, “mai”, “ngày kia”, “đêm này”, khi “khỏe”, khi “mệt”, “nay”, “mai” thông báo một khoảng thời gian triền miên, liên tục, có thể nói là bất tận. Và chú ý thêm các chữ “doi”, “vịnh”, “gió”, “trăng”, “chích”, “đầm”, rồi “một bầu trời đất” bao quát một không gian bao la. Con người ngư ông như sống vĩnh viễn với đất trời rộng mở, vô tận. Cả đoạn văn này đã tạo thành một đối lập gay gắt giữa kẻ ham danh lợi tới mức độc ác, đố kị, hãm hại người tài và người ở ngoài danh lợi, sống hòa với thiên nhiên mênh mông, vô tận. Sự đối lập này vừa có tính chất đối lập ác và thiện như trong cổ tích, lại vừa có tính chất triết lí sâu xa của văn học bác học – đối lập giữa danh lợi, dối trá và tự do, thanh nhàn, trong sạch giữa thiên nhiên. Sự đối lập này đã bộc lộ đặc sắc tư tưởng của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu.
Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn – Bài số 3
Trong tác phẩm Một số tư liệu về cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu (NXB Khoa học Xã hội, 1965), G. Ô-ba-rê từng nhận định: Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu từng được xem là "một trong những sản phâm hiếm có của trí tuệ con người có cái ưu điểm lớn là diễn tả được trung thực những tình cảm của một dân tộc". Một trong những tình cảm lớn lao ấy là tấm lòng yêu mến, trân trọng cái thiện đồng thời căm ghét, lên án cái ác ở đời. Qua đoạn trích “Lục Vân Tiên gặp nạn”, nhà thơ đã thể hiện trọn vẹn sự đối lập thiện – ác tiêu biểu cho toàn bộ tác phẩm.
Đoạn trích “Lục Vân Tiên gặp nạn" nằm ở phần thứ hai của truyện. Đang bơ vơ nơi đất khách với đôi mắt mù lòa và nỗi đau xót khôn nguôi về người mẹ mới qua đời, Lục Vân Tiên lại gặp Trịnh Hâm thi rớt trở về. Sẵn lòng đố kị, ganh ghét với Vân Tiên từ trước, Trịnh Hâm bèn lợi dụng cơ hội đế hãm hại Vân Tiên. Hắn lừa tiểu đồng vào rừng trói lại rồi giả bộ đưa Vân Tiên xuống thuyền, hứa hẹn sẽ dẫn về quê nhà. Chờ khi đêm tối, Trịnh Hâm mới thực hiện hành động tàn ác của mình.
Qua cách hành xử của các nhân vật khi gặp người bị nạn: Trịnh Hâm gặp Vân Tiên bị mù, ngư ông và gia đình gặp Vân Tiên bị đẩy xuống sông, tác giả đã vạch mặt chỉ tên cái ác – mà đại diện là gã Trịnh Hâm tàn ác, nham hiểm đồng thời ngợi ca cái thiện, tiêu biểu là nhân vật ông ngư cùng gia đình của ông.
Trịnh Hâm là một kẻ có tâm địa hèn hạ, xấu xa. Vốn ghen ghét, với Lục Vân Tiên nhưng đến khi Lục Vân Tiên mù lòa rồi, dã tâm của Trịnh Hâm vẫn chưa thỏa. Lục Vân Tiên đã bị mù, tiền bạc hết, thầy tớ bơ vơ. Với Vân Tiên, Trịnh Hâm lại là người quen cũ. Vậy mà gã họ Trịnh lại đang tâm lừa gạt, hãm hại con người tội nghiệp, đang trong cơn hoạn nạn, cần cậy nhờ sự giúp đỡ của hắn:
Trịnh Hâm khi ấy ra tay,
Vân Tiên bị gã xô ngay xuống vời
Không những vậy, Trịnh Hâm còn vừa ăn cướp vừa la làng đầy ghê tởm:
Trịnh Hâm khi ấy kêu trời
Cho người thức dậy lấy lời phôi pha.
Chẳng những không thực hiện lời mình nói (hứa đưa Vân Tiên trở lại quê nhà) mà còn hãm hại Vân Tiên. Đó là sự phản bội bạn bè, phản bội lời hứa của chính mình. Đối với những người quân tử Nho học xưa, lời hứa vô cùng thiêng liêng, đó là bức tượng danh dự cho mỗi người: Lời đã nói ra như dao chém đá, một lời nói nặng tựa chín đỉnh đồng. Do vậy, hành động của Trịnh Hâm lột rõ tâm địa vừa bất nhân vừa bất nghĩa, vừa gian ngoan vừa xảo quyệt của hắn. Tất cả cũng vì lòng ganh ghét, vì sự đố kị tài năng với Vân Tiên. Nọc độc ấy ngấm vào xương tuỷ, trở thành bản chất độc ác của Trịnh Hâm.
Chỉ tám dòng thơ, tác giả đã sắp xếp các tình tiết một cách hợp lí, thể hiện diễn biến hành động rất mau lẹ, có tính toán và rất độc ác của Trịnh Hâm. Cái ác trong con người này tiêu biểu cho cái ác trong toàn bộ tác phẩm. Đó là sự lọc lừa, phản trắc của những Bùi Kiệm, Võ Công,… Chúng đã không chỉ một hai lần hãm hại những tâm hồn lương thiện thanh sạch như Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga…
Nhưng Nguyễn Đình Chiểu không hề bi quan về cuộc đời, dựng lên hình ảnh của cái ác tấm lòng nhân ái của nhà thơ muốn tạo ra sự đối lập để tôn vinh cái thiện. Cái thiện ấy được thể hiện qua sự hiệp nghĩa và trái tim nhân ái của ông ngư cùng gia đình của ông.
Thấy người bị nạn dưới sông, ông ngư đã ra tay cứu giúp:
Ông chài xem thấy vớt ngay lên bờ
Hối con vầy lừa một giờ,
Ông hơ bụng dạ, mụ hơ mặt mày
Từ "hối" có ý nghĩa là giục giã, thúc giục. Ông ngư cùng vợ con đang rất khẩn trương cứu sống Vân Tiên. Câu thơ mộc mạc, chỉ kể lại sự việc một cách tự nhiên, nhưng ần chứa bao ân tình của cả một gia đinh vợ chồng, con cái đối với người gặp nạn. Chỉ riêng điều này đã đối lập gay gắt với hành động độc ác, bất nhân của Trịnh Hâm.
Không chỉ vậy, ông Ngư và cả gia đình còn sẵn sàng cưu mang người hoạn nạn: ông chân thành ngỏ ý mời Vân Tiên ở lại cùng sớm hôm chia sẻ cuộc sống đạm bạc nhưng đầm ấm tình người:
"Ngư rằng: "Người ở cùng ta Hôm mai hẩm hút một nhà cho vui".
Khi Vân Tiên băn khoăn "ông lấy chi nuôi" ngư ông đã thể hiện lòng vị tha, tinh thần trọng nghĩa khinh tài của mình qua câu nói:
"Lòng lão chẳng mơ
Dốc lòng nhản nghĩa há chờ trả ơn"
Có nghĩa là làm ơn mà không hề trông chờ sự báo đáp. Đó là sự trong sạch vô tư đến tuyệt vời của một tâm hồn lành mạnh khỏe khoắn… Điều đó một lần nữa còn được thể hiện qua cuộc sống lao động của ông Ngư. Đó là một cuộc sống trong sạch, không chạy theo danh lợi, khinh ghét thói đời bạc đen, tráo trà. Cuộc sống của ông gắn với thiên nhiên khoáng đạt, tâm hồn ông thanh thản và thư thái vô cùng:
“Một mình thong thả làm ăn
Tắm mưa trải gió trong vời hàn giang”.
Bằng đoạn thơ trên, tác giả gửi gắm khát vọng và niềm tin vào cái thiện, vào bản chất tốt đẹp của con người lao động bình thường. Cùng với những Hớn Minh, Vương Tử Trực, ông Tiều, ông quán,… ông ngư đã đại diện cho cái thiện trong thiên truyện Truyện Lục Vân Tiên. Qua những nhân vật này, Nguyễn Đình Chiểu thể hiện một cái nhìn tiến bộ, lạc quan đậm chất nhân dân.
Đặc biệt, đoạn trích diễn tả đời sống của ngư ông, ngôn ngữ và lời thơ rất thanh thoát, uyển chuyển, hình ảnh thơ đẹp, ý tình phóng khoáng mà sâu xa. Đọc đoạn thơ, ta có cảm giác như chính tác giả đang nhập thân vào nhân vật để nói lên cái khát vọng sống của mình.
Qua sự đối lập giữa thiện và ác trong đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn, tác giả đã thể hiện niềm tin vào những điều tốt đẹp ở đời. Đó cùng chính là cái gốc sâu xa làm nên sức hấp dẫn của toàn bộ tác phẩm này.
Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn – Bài số 4
Đoạn thơ Lục Vân Tiên gặp nạn một lần nữa cho thấy tư tưởng nhân nghĩa tỏa sáng trong Truyện Lục Vân Tiên và thể hiện niềm tin của nhà thơ mù đất Đồng Nai đối với nhân dân giữa thời loạn lạc.
Nhân vật ông Ngư được nói đến trong đoạn thơ thật đẹp, tiêu biểu cho đạo lí của nhân dân ta: "Thương người như thể thương thân". Nguyễn Đình Chiểu đã dành cho ông Ngư một t