Thuyết minh về Bến Nhà Rồng – Văn mẫu lớp 12
Nội dung bài viết1 Thuyết minh về Bến Nhà Rồng – Bài số 1 2 Thuyết minh về Bến Nhà Rồng – Bài số 2 3 Thuyết minh về Bến Nhà Rồng – Bài số 3 4 Thuyết minh về Bến Nhà Rồng – Bài số 4 Thuyết minh về Bến Nhà Rồng – Bài số 1 Một trong số rất nhiều những di tích lịch sử về ...
Nội dung bài viết1 Thuyết minh về Bến Nhà Rồng – Bài số 1 2 Thuyết minh về Bến Nhà Rồng – Bài số 2 3 Thuyết minh về Bến Nhà Rồng – Bài số 3 4 Thuyết minh về Bến Nhà Rồng – Bài số 4 Thuyết minh về Bến Nhà Rồng – Bài số 1 Một trong số rất nhiều những di tích lịch sử về Bác kính yêu mà chúng ta phải kể đến đó là Bến Nhà Rồng. Bến cảng Nhà Rồng lưu lại cho dân tộc Việt Nam một kỷ niệm thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Nơi Người đã đặt những bước chân đầu tiên trên hành trình ba mươi năm đi tìm đường cứu nước cho dân tộc. Bến Nhà Rồng xưa là thương cảng lớn nằm bên sông Sài Gòn. Trụ sở là một tòa nhà lớn, cao hai tầng do Công ty Vận tải đường biển của Pháp là Messageries Maritimes xây dựng vào năm 1863, dùng làm nơi bán vé tàu và làm nơi ở cho người quản lý. Đến cuối năm 1899, công ty mới được phép xây cất bến để tàu cập bến. Bến được lót bằng ván dày, đặt trên trụ sắt dọc theo mé sông. Mỗi nơi neo đậu tàu cách nhau 18m. Bề ngang của mỗi bến vào phía trong bờ là 8m. Từ bờ ra bến có cầu rộng 10m. Con đường chạy sát bến cảng gọi là bến Khánh Hội. Bảo tàng – trước đây là trụ sở của Tổng Công ty vận tải Hoàng đế – một trong những công trình đầu tiên do thực dân Pháp xây dựng sau khi chiếm được Sài Gòn. Ngôi nhà được xây dựng từ giữa năm 1862 đến cuối năm 1863 hoàn thành với lối kiến trúc phương Tây nhưng trên nóc nhà gắn hai con rồng châu đầu vào mặt trăng theo mô típ "Lưỡng long chầu nguyệt" – một kiểu kiến trúc quen thuộc của đình chùa Việt Nam. Với kiểu kiến trúc độc đáo đó nên trụ sở của Tổng Công ty vận tải Hoàng đế còn được gọi là Nhà Rồng và bến cảng cũng mang tên là Bến cảng Nhà Rồng. Năm 1955, sau khi thực dân Pháp thất bại ở Việt Nam, thương cảng Sài Gòn được chuyển giao cho chính quyền miền Nam Việt Nam quản lý. Họ đã cho tu bổ lại mái ngôi nhà và thay thế hai con rồng cũ bằng hai con rồng khác với tư thế quay đầu ra. Năm 1965, ngôi Nhà Rồng do quân đội Mỹ sử dụng làm trụ sở của Cơ quan Tiếp nhận viện trợ quân sự Mỹ. Năm 1975, sau ngày đất nước thống nhất, Nhà Rồng – biểu tượng của cảng Sài Gòn – thuộc Cục đường biển Việt Nam quản lý. Với người Việt Nam, Bến Nhà Rồng thực sự là một địa chỉ lưu giữ những kỉ niệm đẹp về Bác. Bến cảng Nhà Rồng chính là một trong những cột mốc đánh dấu bước ngoặt tạo nên lịch sử cho dân tộc ta. Sau khi rời trường Dục Thanh ở Phan Thiết, thầy giáo Nguyễn Tất Thành xin vào học trường Bách nghệ chuyên đào tạo công nhân tại Sài Gòn. Ngày 5/6/1911, với cái tên anh Ba, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã xuống tàu Amiral Latouche Tréville tại Bến Nhà Rồng xin làm chân đầu bếp, để có điều kiện sang châu Âu và bôn ba khắp thế giới tìm đường cứu nước. Để ghi nhớ sự kiện Bác từ bến cảng Sài Gòn, để đi ra nước ngoài tìm đường cứu nước, sau ngày giải phóng đất nước Nhà Rồng được giữ lại làm Di tích Lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngày 2/9/1979 – nhân kỷ niệm 10 năm ngày mất của Người – nơi đây đã mở cửa đón khách tham quan phần trưng bày về "Sự nghiệp tìm đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 – 1945)". Sau đó ủy ban Nhân dân Thành phốHồ Chí Minh ra quyết định thành lập "Khu lưuniệm Chủ tịch Hồ Chí Minh – Bảo tàng Hồ Chí Minh – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh". Tòa nhà Bến Nhà Rồng hiện nay vẫn giữ nguyên kiến trúc cũ. Trên tổng diện tích quy hoạch 12.000m2, trừ diện tích xây dựng, còn lại tràn ngập màu xanh của đủ loại cây cỏ quý hiếm, hội tụ từ các địa phương. Đó là tấm lòng thành kính của đồng bào cả nước và khách nước ngoài thành kính dâng lên Người – Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Xung quanh bến, có tới ngót 400 gốc cây các loại quanh năm tươi xanh. Trong gần 40 chậu Mai chiếu thủy, có chậu tuổi thọ tới trên 200 năm. Một cây đa Tân Trào do chính cố Tổng Bí thư Nguyền Văn Linh mang từ miền Bắc vào trồng. Đặc biệt có cây bồ đề được tỉa xén rất công phu do Tổng thống Ấn Độ trồng lưu niệm trong chuyến thăm chính thức nước ta vào năm 1991. Ngoài ra còn có một số cây Hoàng Nam do sứ quán Thái Lan tặng. Bảo tàng có nhiệm vụ nghiên cứu sưu tầm, bảo quản, trưng bày, tuyên truyền về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên cơ sở các tư liệu, hiện vật của Bảo tàng. Đặc biệt nhấn mạnh đến sự kiện Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước và mối quan hệ của Bác đối với nhân dân Sài Gòn và nhân dân miền Nam Việt Nam. Bảo tàng còn cung cấp cho người xem những thông tin lịch sử quý báu khái quát tình hình đất nước thời kháng chiến chống Pháp và hình ảnh của Hồ Chí Minh kính yêu. Đến với bảo tàng ta có thêm nhiều hiểu biết về cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác qua phòng tưởng niệm: tư liệu về hệ thống các đền thờ Bác ở Nam Bộ, tác phẩm văn học nghệ thuật về Bác, quê hương và gia đình Bác. Bác trong quá trình tổ chức và lãnh đạo cách mạng Việt Nam thắng lợi – thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; tiếp tục đấu tranh giữ vững chính quyền cách mạng, kháng chiến chống thực dân Pháp xám lược, kết thúc bằng chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Lãnh đạo nhân dân cả nước thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xâydựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đồng thời tiến hành cách mạng dân tộc Dân chủ ở miền Nam, hoàn thành thống nhất nước nhà. Những hoạt động của nhân dân cả nước thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. 30 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tư tưởng Hồ Chí Minh và sự nghiệp đổi mới đất nước… Ngoài những hoạt động chính, Bảo tàng còn tiến hành những hoạt động tuyên truyền giáo dục rộng rãi nhằm làm cho tư tưởng và đạo đức của Hồ Chủ tịch đi sâu vào quần chúng nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Đó là các hoạt động như: tổ chức các Hội nghị khoa học, các cuộc tọa đàm giữa các thế hệ, nói chuyện chuyên để về Bác, chiếu phim, thực hiện sưu tập những tư liệu hồi ký về Bác, các ấn phẩm về Bảo tàng, tổ chức kết nạp Đảng, Đoàn, Đội; tổ chức thi Tiếng hát về Bác Hồ… lànơi hội họp, gặp gỡ của các tổ chức, đoàn thể đến sinh hoạt truyền thống, học tập và vui chơi; là nơi ra quân của nhiều phong trào cách mạng sôi nổi của thành phố. Từ đó đến nay, Bảo tàng Hồ Chí Minh – Bến Nhà Rồng đã đón tiếp hàng chục triệu lượt khách trong và ngoài nước vào tham quan. Bến Nhà Rồng hôm nay là một địa chỉ đỏ, rực sáng trong trái tim, khối óc của con người Việt Nam và những ai đã một lần đến đây. Thuyết minh về Bến Nhà Rồng – Bài số 2 Ngót một thế kỉ rưỡi (150 năm), trải qua bao biến cô thăng trầm, Bến Nhà Rồng vẫn sừng sững uy nghi tại số 1 đường Nguyễn Tất Thành, quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh (xưa là đường Trịnh Minh Thế). Ngay một cửa ngõ thương cảng sầm uất nhất nước – cảng Sài Gòn. Bến Nhà Rồng nằm ngay trung tâm, trước mặt là bến Bạch Đằng lộng gió. Khi thành phố lên đèn cả khu vực lung linh huyền ảo góp phần tô điểm thành phố thêm lộng lẫy, xứng danh là “hòn ngọc của Viễn Đông”. Bến Nhà Rồng hiện nay là Bảo tàng Hồ Chí Minh — Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, là một chi nhánh nằm trong hệ thống các bảo tàng và di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cả nước. Nơi đây, trước ngày 30/4/1975 là trụ sở của Tổng Công ty Vận tải Hoàng đế (Messageries Impériales) – một trong những công trình đầu tiên do thực dân Pháp xây dựng sau khi chiếm được Sài Gòn. Tòa nhà được xây dựng từ giữa năm 1862 đến cuối năm 1863 hoàn thành với lối kiến trúc phương Tây nhưng trên nóc nhà gắn hai con rồng châu đầu vào mặt trăng theo mô típ "lưỡng long chầu nguyệt", một kiểu trang trí quen thuộc của đền chùa Việt Nam. Với kiến trúc độc đáo đó nên Tổng Công ty Vận tải Hoàng Đế được gọi là Nhà Rồng và bến cảng mang tên Bến cảng Nhà Rồng. Năm 1955, sau khi thực dân Pháp thất bại, thương cảng Sài Gòn được chuyển giao cho chính quyền miền Nam Việt Nam quản lí, họ đã tu sửa lại mái ngói ngôi nhà và thay thế hai con rồng cũ bằng hai con rồng mới với tư thế quay đầu ra ngoài. Với diện tích gần 1500m2 xây dựng làm tòa nhà, diện tích còn lại là hoa viên tràn ngập màu xanh lá với không khí thoáng mát, khung cảnh thơ mộng bao gồm trên 400 gốc cây quý từ khắp mọi miền của đất nước hội tụ về đây khoe sắc tỏa hương. Ta bồi hồi khi ngắm gốc cây Tân Trào của cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, gốc cây bồ đề của Tổng thống Ân Độ,… Thời gian trôi qua càng ngày Bến Nhà Rồng càng trở thành địa chỉ được lưu giữ những sự kiện trọng, đại gắn liền với vận mệnh dân tộc. Ngày 5/6/1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành với hai bàn tay trắng đã bước xuống con tàu Latouche Treville trong cuộc hành trình “30 năm ấy chân không nghỉ”: Người đi khắp hóng cờ châu Mĩ, châu Phi Những đất tự do những trời nô lệ. Với lịch sử thiêng liêng của Bến Nhà Rồng, nơi đây đã lưu truyền biết bao tư liệu, hiện vật quý giá giúp mọi người hiệu rõ hơn về cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của vị lãnh tụ thiên tài, người cha già kính yêu của dân tộc – Hồ Chí Minh. Qua nhiều lần chỉnh lí về cơ bản bảo tàng xây dựng thành 12 phòng trưng bày khoảng 170 tư liệu, hình ảnh, hiện vật. Nếu ai đã từng đến với bảo tàng đều lặng người xúc động khi được nhìn tận mắt chứng kiến những kỉ vật về Người. Bảo tàng là một trong những địa chỉ để nhân dân đến nghiên cứu, giao lưu, tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác. Hằng năm, bảo tàng thu hút hàng triệu du khách trong nước và ngoài nước. Bến Nhà Rồng, bảo tàng Hồ Chí Minh đã vinh dự được chọn làm biểu tượng của thành phố nhân ngày kỉ niệm 300 năm Sài Gòn Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày ngày lớp lớp các thế hệ con cháu vẫn đến cúi đầu trước tượng đài của Người thắp nén nhang để bày tỏ lòng thành kính và tri ân con người đẹp nhất mọi thời đại của dân tộc: Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi Vững như muôn ngọn dải Trường Sơn. Thuyết minh về Bến Nhà Rồng – Bài số 3 “Thành phố Hồ Chí Minh quê ta đã viết nên thiên anh hùng ca ngàn năm sáng chói lưu danh đến muôn đời…” Lời ca ngân lên trong ta niềm tự hào được là công dân của thành phố anh hùng mang trong mình bao dấu ấn lịch sử thiêng liêng suốt hành trình đấu tranh oai hùng để: “Việt Nam ta lại gọi tên mình”. Từ thành phố này, tại Bến Nhà Rồng, Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước vì thế trong 64 tỉnh thành chỉ duy nhất nơi đây được vinh dự mang tên Bác kính yêu và Bến Nhà Rồng được xây dựng thành bảo tàng Hồ Chí Minh trở thành địa chỉ thân thương với nhân dân cả nước nói chung, nhân dân thành phố nói riêng. Vị trí: Ngót một thế kỉ rưỡi (150 năm) trải qua bao biến cố thăng trầm, Bến Nhà Rồng vẫn sừng sững uy nghi tại số 1 đường Nguyễn Tất Thành quận 4 thành phố Hồ Chí Minh ( xưa là đường Trịnh Minh Thế). Ngay một cửa ngõ thương cảng sầm uất nhất nước-cảng Sài Gòn. Bến Nhà Rồng nằm ngay trung tâm, trước mặt là bến Bạch Đằng lộng gió. Khi thành phố lên đèn cả khu vực lung linh huyền ảo góp phần tô điểm thành phố thêm lộng lẫy, xứng danh là “hòng ngọc của Viễn Đông”. Lịch sử tên gọi: Ngày 4/3/1863, ngay sau khi chiếm được thành Gia Định, thực dân Pháp tiến hành mở cảng Sài Gòn và xây dựng trụ sở của công ty vận tải Hoàng Đế. Tòa nhà 3 tầng (2 lầu) được xây dựng theo lối kiến trúc phương Tây nhưng trên nóc nhà được gắn 2 con rồng lớn bằng đất hình trái châu theo mô típ “Lưỡng long chầu nguyệt”. Vì thế tòa nhà được gọi là Nhà Rồng và bến cảng được gọi là Bến Nhà Rồng ( giới bình dân gọi là “Sở ông Năm” do viên quân Năm xứ Pháp đứng ra xây dựng). Khi chính quyền Mĩ ngụy tiếp quản thì đã chỉnh sửa đầu rồng quay qua 2 phía. Năm 1979, Ủy ban nhân dân thành phố trao cho Sở văn hóa thông tin thành phố xây dựng nơi đây thành khu lưu niệm Bác Hồ. Tháng 10/1995, Khu lưu niệm tiếp tục chỉnh lí, nâng cấp thành bảo tàng Hồ Chí Minh. Kiến trúc: Tòa nhà được xây dựng theo lối kiến trúc phương Tây nhưng có kết hợp kiến trúc phương Đông. Trên nóc nhà có kiến trúc đền chùa. Phía trên nóc có gắn phù điêu mang biểu tượng của công ty hình đầu ngựa và hình mỏ neo… Gọi là bến Nhà Rồng nhưng đến tháng 10/1865 nơi đây mới được xây dựng cột cờ thủ ngữ để treo cờ hiệu để tàu thuyền cập bến. Và đến 1899, mới xây dụng bến bằng ván dày gồm nhiều bến mỗi bến cách nhau 18 m. Năm 1919, mới xây bến bằng bê tông và đến tháng 3/1930 bến mới hoàn thành chỉ có 1 bến dài 430 m. Năm 2001, bức tượng Nguyễn Tất Thành được tạc nên ngay chính diện tòa nhà làm bảo tàng thêm uy nghi xứng tầm vóc lớn lao… Các sự kiện lịch sử liên quan đến Bến Nhà Rồng: Thời gian trôi qua càng ngày Bến Nhà Rồng càng trờ thành địa chỉ được lưu giữ những sự kiến trọng đại gắn liền với vận mệnh dân tộc. Ngày 5/6/1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành với 2 bàn tay trắng đã bước xuống con tàu Latouche Treville trong cuộc hành trình “ 30 năm ấy chân không nghỉ”: “Người đi khắp bóng cờ châu Mĩ, châu Phi Những đất tự do những trời nô lệ.” Đón nhận ánh sáng của chủ nghĩa Mác_Lê-nin tìm ra mặt trời chân lí rồi trở về lãnh đạo cả dân tộc tổng khởi nghĩa tháng 8/19945 thắng lợi lập ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ( nay là cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Và sau đó vẫn theo tư tưởng của Người, nhân dân ta tiếp tục cuộc hành trình “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” để từ mùa xuân 1975 non sông gấm vóc hình chữ S thân thương nối liền một dải: “Đầu trời ngất đỉnh Hà Giang Cà Mau mũi đất mỡ màng phù sa.” Suốt những năm kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ nơi đây được nhân dân thành phố chọn làm địa điểm tổ chức những cuộc mít – ting, biểu tình, bãi công… để phản đối chính quyền thực dân và bọn tay sai… Xúc động nhất là sự kiện vào ngày 13/5/1975 con tàu Sông Hồng cập bến chính thức nối con đướng biển thông thương giữa 2 miền Nam – Bắc. Nội dung trưng bày: Với lịch sử thiêng liêng của Bến Nhà Rồng, nơi đây đã lưu truyền biết bao tư liệu hiện vật quý giá giúp mọi người hiệu rõ hơn về cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của vị lãnh tụ thiên tài, người cha già kính yêu. Qua nhiều lần chỉnh lí về cơ bản bảo tàng xây dựng thành 12 phòng trưng bày khoảng 170 tư liệu, hình ảnh, hiện vật…(có những hiện vật lần đầu tiên được trưng bày về quê hương, gia đình, sự nghiệp cách mạng đất nước). Nếu ai đã từng đến với bảo tàng đều lặng người khi nhìn tận mắt chứng kiến những kỉ vật về Người. Ta vừa kính phục vừa xúc động làm sao khi đứng trước đôi dép cao su mòn vẹt-đôi dép Bác đã đi khắp thế thế gian, cái áo bà ba sờn rách mà Bác đã đi tiếp những vị lãnh tụ nước ngoài, bút chì 2 đầu xanh đỏ mà Bác đã “ vạch đường đi từng phút từng giờ”… Đặc biệt là những bút tích trong những văn kiện của người đã làm thay đổi dân tộc. Một số những chuyên đề liên quan: những tuyên ngôn bao quát mọi thời đại: “Nam Quốc Sơn Hà” của Lý Thường Kiệt, “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi, bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước dân chủ cộng hòa. Sáu phòng còn lại trưng bày các hiện vật tư tưởng đoàn kết của Hồ Chí Minh, tình cảm của Bác đối với miền Nam “Miền Nam luôn trong trái tim tôi…”. Đền thờ Bác Hồ ở miền Nam để nhân dân thể hiện tình cảm. Hiện tại bảo tàng là một trong những địa chỉ để nhân dân đến nghiên cứu, giao lưu, tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác. Hằng năm, bảo tàng thu hút hàng triệu du khách trong nước và ngoài nước. Mọi người tôn vinh, nghiêng mình tâm phục trước một con người bình dị mà vĩ đại, một danh nhân văn hóa thế giới, một anh hùng giải phóng dân tộc: “Bao nỗi đau nhân loại Bác đau riêng Niềm vui Bác chia đều trên trái đất.” Hoa viên: Với diện tích gần 1500m2 xây dựng làm tòa nhà thì diện tích còn lại trong 1200m2 là hoa viên tràn ngập màu xanh lá với không khí thoáng mát, khung cảnh thơ mộng bao gồm trên 400 gốc cây quý từ khắp mọi miền của đất nước hội tụ về đây khoe sắc tỏa hương. Ta bồi hồi khi ngắm gốc cây Tân Tào của cố tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, gốc cây bồ đề của tổng thống Ấn Độ,… Những cây tràn trề nhựa sống đem đến khung cảnh thanh bình. Bến Nhà Rồng, bảo tàng Hồ Chí Minh đã vinh dự được chọn làm biểu tượng của thành phố nhân ngày kỉ ngiêm 300 năm Sài Gòn Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày ngày lớp lớp các thế hệ con cháu vễn đến cúi đầu trước tượng đài của Người thắp nén nhang để bày tỏ lòng tôn vinh và tri ân con người đẹp nhất mọi thời đại của dân tộc. Ai cũng thầm nhủ: “Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi Vững như muôn ngọn dải Trường Sơn” để xây dựng đất nước đàng hoàng to đẹp, sánh vai với các cường quốc năm châu. Thuyết minh về Bến Nhà Rồng – Bài số 4 Một trong những nơi gắn với sự hòa bình của đân tộc ta đó là bến cảng nhà Rồng, Nơi đây chính là nơi mà Người đã ra đi tìm đường cứu nước năm 1911. Bến Nhà Rồng khởi đầu là một thương cảng lớn của Sài Gòn. Thương cảng này nằm trên sông Sài Gòn và được xây dựng từ 1864, trên khu vực gần cầu Khánh Hội, nay thuộc quận 4. Tại nơi đây, vào ngày 5 tháng 6 năm 1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành (sau này lấy tên là Hồ Chí Minh) đã xuống con tàu Amiral Latouche Tréville làm phụ bếp để có điều kiện sang châu Âu. Do đó, từ 1975 toà trụ sở xưa của thương cảng Nhà Rồng đã được chính quyền Việt Nam xây dựng lại thành khu lưu niệm Hồ Chí Minh. Kiến trúc của Nhà Rồng: Nhà Rồng được khởi công xây dựng ngày 4 tháng 3 năm 1863, do “Công ty vận tải đường biển” Pháp Messageries Maritimes xây cất để làm nơi ở cho viên Tổng quản lý và nơi bán vé tàu. Nóc nhà gắn hình rồng, ở giữa thay vì trái châu thì là chiếc phù hiệu mang hình “Đầu ngựa và chiếc mỏ neo”. Phù hiệu “Đầu ngựa” hàm chỉ thời trước bên Pháp, công ty này chuyên lãnh chở đường bộ với ngựa kéo xe, còn “Mỏ neo” tượng trưng cho tàu thuyền. Trụ sở công ty được giới bình dân gọi là nhà Rồng, có nhiều thuyết về cái tên này: có thuyết nói rằng vì có gắn đôi rồng lớn bằng đất nung tráng men xanh trên nóc nhà[1], một thuyết khác cho rằng khác là Nhà Rồng có nghĩa là Gia Long với Nhà là Gia, Rồng là Long, bến Nhà Rồng được người Pháp đặt để nhớ tới quan hệ của vua Gia Long với nước Pháp[2]. Người lớn tuổi gọi tên là Sở Ông Năm, vì hãng tàu biển này do quan năm Pháp Domergue đứng ra sáng lập. Vào tháng 10 năm 1865, người Pháp cho dựng cột cờ Thủ Ngữ. Từ "Thủ ngữ" có nghĩa là sở canh tuần tàu biển. Cột cờ treo cờ hiệu để cho tàu thuyền ra vào Cảng nên biết vào ngay hay chờ đợi. Năm 1893, trụ sở công ty Nhà Rồng dùng đèn điện, dùng bóng đèn 16 nến, sáng leo lét, kém xa mấy ngọn đèn lồng thắp dầu lửa mà tòa đô chính cho thắp thử ở đường Catina (Đồng Khởi). Gần cuối năm 1899, công ty được phép xây cất bến cho tàu cặp vào. Bến lót ván dày, đặt trên trụ sắt dọc theo mé sông 42 mét (phía tàu cặp vào). Bến này cách bến kia 18 mét. Bề ngang của moai bến vào phía trong bờ là 8 mét. Từ bờ ra bến có cầu rộng 10 mét. Ban đầu xây hai bến rồi xây thêm bến thứ ba. Năm 1919, công ty được phép xây bến bằng xi măng cốt sắt, nhưng không thực hiện được, phải đến tháng 3 năm 1930 mới hoàn thành bến mới, chỉ một bến nhưng dài 430 mét. Toàn bộ kiến trúc xưa của tòa trụ sở thương cảng Nhà Rồng hầu như còn nguyên vẹn cho đến ngày nay. Đây là nơi mà bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, nó là một trong những di tích gắn với hòa bình của dân tộc ta. Nguyễn Tuyến tổng hợp Thuyết minh về Bến Nhà Rồng – Văn mẫu lớp 125 (100%) 1 đánh giá Từ khóa tìm kiếmthuyết minh về bến nhà rồngthuyet minh danh lam thang canh ben nh rongthuyết minh lợi ích bến nhà rồng lớp 8thuyết minh về bến cảng nhà rồng Có thể bạn quan tâm?Nghị luận xã hội về câu nói: Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể sử dụng để thay đổi cả thế giới – Văn mẫu lớp 12Nghị luận xã hội về câu nói: Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động – Văn mẫu lớp 12Nghị luận xã hội về chủ đề: Giữ lấy truyền thống dân tộc – Văn mẫu lớp 12Nghị luận xã hội về chữ nhẫn – Văn mẫu lớp 12Nghị luận xã hội về nỗi lo và sự rèn luyện, tu dưỡng – Văn mẫu lớp 12Nghị luận xã hội về câu nói: Có nhân hậu mới biết đồng cảm và sẻ chia – Văn mẫu lớp 12Nghị luận xã hội về câu nói: Nghệ sĩ là con người biết khai thác những ấn tượng riêng – chủ quan – của mình, tìm thấy trong những ấn tượng đó có giá trị khái quát và biết làm cho những ấn tượng ấy có dược hình thái riêng – Văn mẫu lớp 12Nghị luận xã hội về câu nói: Không phải nghề nghiệp làm danh giá cho con người, mà chính con người làm danh giá cho nghề nghiệp – Văn mẫu lớp 12
Thuyết minh về Bến Nhà Rồng – Bài số 1
Một trong số rất nhiều những di tích lịch sử về Bác kính yêu mà chúng ta phải kể đến đó là Bến Nhà Rồng. Bến cảng Nhà Rồng lưu lại cho dân tộc Việt Nam một kỷ niệm thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Nơi Người đã đặt những bước chân đầu tiên trên hành trình ba mươi năm đi tìm đường cứu nước cho dân tộc.
Bến Nhà Rồng xưa là thương cảng lớn nằm bên sông Sài Gòn. Trụ sở là một tòa nhà lớn, cao hai tầng do Công ty Vận tải đường biển của Pháp là Messageries Maritimes xây dựng vào năm 1863, dùng làm nơi bán vé tàu và làm nơi ở cho người quản lý. Đến cuối năm 1899, công ty mới được phép xây cất bến để tàu cập bến. Bến được lót bằng ván dày, đặt trên trụ sắt dọc theo mé sông. Mỗi nơi neo đậu tàu cách nhau 18m. Bề ngang của mỗi bến vào phía trong bờ là 8m. Từ bờ ra bến có cầu rộng 10m. Con đường chạy sát bến cảng gọi là bến Khánh Hội. Bảo tàng – trước đây là trụ sở của Tổng Công ty vận tải Hoàng đế – một trong những công trình đầu tiên do thực dân Pháp xây dựng sau khi chiếm được Sài Gòn. Ngôi nhà được xây dựng từ giữa năm 1862 đến cuối năm 1863 hoàn thành với lối kiến trúc phương Tây nhưng trên nóc nhà gắn hai con rồng châu đầu vào mặt trăng theo mô típ "Lưỡng long chầu nguyệt" – một kiểu kiến trúc quen thuộc của đình chùa Việt Nam. Với kiểu kiến trúc độc đáo đó nên trụ sở của Tổng Công ty vận tải Hoàng đế còn được gọi là Nhà Rồng và bến cảng cũng mang tên là Bến cảng Nhà Rồng. Năm 1955, sau khi thực dân Pháp thất bại ở Việt Nam, thương cảng Sài Gòn được chuyển giao cho chính quyền miền Nam Việt Nam quản lý. Họ đã cho tu bổ lại mái ngôi nhà và thay thế hai con rồng cũ bằng hai con rồng khác với tư thế quay đầu ra. Năm 1965, ngôi Nhà Rồng do quân đội Mỹ sử dụng làm trụ sở của Cơ quan Tiếp nhận viện trợ quân sự Mỹ. Năm 1975, sau ngày đất nước thống nhất, Nhà Rồng – biểu tượng của cảng Sài Gòn – thuộc Cục đường biển Việt Nam quản lý.
Với người Việt Nam, Bến Nhà Rồng thực sự là một địa chỉ lưu giữ những kỉ niệm đẹp về Bác. Bến cảng Nhà Rồng chính là một trong những cột mốc đánh dấu bước ngoặt tạo nên lịch sử cho dân tộc ta. Sau khi rời trường Dục Thanh ở Phan Thiết, thầy giáo Nguyễn Tất Thành xin vào học trường Bách nghệ chuyên đào tạo công nhân tại Sài Gòn. Ngày 5/6/1911, với cái tên anh Ba, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã xuống tàu Amiral Latouche Tréville tại Bến Nhà Rồng xin làm chân đầu bếp, để có điều kiện sang châu Âu và bôn ba khắp thế giới tìm đường cứu nước. Để ghi nhớ sự kiện Bác từ bến cảng Sài Gòn, để đi ra nước ngoài tìm đường cứu nước, sau ngày giải phóng đất nước Nhà Rồng được giữ lại làm Di tích Lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngày 2/9/1979 – nhân kỷ niệm 10 năm ngày mất của Người – nơi đây đã mở cửa đón khách tham quan phần trưng bày về "Sự nghiệp tìm đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 – 1945)". Sau đó ủy ban Nhân dân Thành phốHồ Chí Minh ra quyết định thành lập "Khu lưuniệm Chủ tịch Hồ Chí Minh – Bảo tàng Hồ Chí Minh – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh". Tòa nhà Bến Nhà Rồng hiện nay vẫn giữ nguyên kiến trúc cũ. Trên tổng diện tích quy hoạch 12.000m2, trừ diện tích xây dựng, còn lại tràn ngập màu xanh của đủ loại cây cỏ quý hiếm, hội tụ từ các địa phương. Đó là tấm lòng thành kính của đồng bào cả nước và khách nước ngoài thành kính dâng lên Người – Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Xung quanh bến, có tới ngót 400 gốc cây các loại quanh năm tươi xanh. Trong gần 40 chậu Mai chiếu thủy, có chậu tuổi thọ tới trên 200 năm. Một cây đa Tân Trào do chính cố Tổng Bí thư Nguyền Văn Linh mang từ miền Bắc vào trồng. Đặc biệt có cây bồ đề được tỉa xén rất công phu do Tổng thống Ấn Độ trồng lưu niệm trong chuyến thăm chính thức nước ta vào năm 1991. Ngoài ra còn có một số cây Hoàng Nam do sứ quán Thái Lan tặng. Bảo tàng có nhiệm vụ nghiên cứu sưu tầm, bảo quản, trưng bày, tuyên truyền về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên cơ sở các tư liệu, hiện vật của Bảo tàng. Đặc biệt nhấn mạnh đến sự kiện Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước và mối quan hệ của Bác đối với nhân dân Sài Gòn và nhân dân miền Nam Việt Nam. Bảo tàng còn cung cấp cho người xem những thông tin lịch sử quý báu khái quát tình hình đất nước thời kháng chiến chống Pháp và hình ảnh của Hồ Chí Minh kính yêu. Đến với bảo tàng ta có thêm nhiều hiểu biết về cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác qua phòng tưởng niệm: tư liệu về hệ thống các đền thờ Bác ở Nam Bộ, tác phẩm văn học nghệ thuật về Bác, quê hương và gia đình Bác. Bác trong quá trình tổ chức và lãnh đạo cách mạng Việt Nam thắng lợi – thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; tiếp tục đấu tranh giữ vững chính quyền cách mạng, kháng chiến chống thực dân Pháp xám lược, kết thúc bằng chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Lãnh đạo nhân dân cả nước thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xâydựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đồng thời tiến hành cách mạng dân tộc Dân chủ ở miền Nam, hoàn thành thống nhất nước nhà. Những hoạt động của nhân dân cả nước thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. 30 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tư tưởng Hồ Chí Minh và sự nghiệp đổi mới đất nước…
Ngoài những hoạt động chính, Bảo tàng còn tiến hành những hoạt động tuyên truyền giáo dục rộng rãi nhằm làm cho tư tưởng và đạo đức của Hồ Chủ tịch đi sâu vào quần chúng nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Đó là các hoạt động như: tổ chức các Hội nghị khoa học, các cuộc tọa đàm giữa các thế hệ, nói chuyện chuyên để về Bác, chiếu phim, thực hiện sưu tập những tư liệu hồi ký về Bác, các ấn phẩm về Bảo tàng, tổ chức kết nạp Đảng, Đoàn, Đội; tổ chức thi Tiếng hát về Bác Hồ… lànơi hội họp, gặp gỡ của các tổ chức, đoàn thể đến sinh hoạt truyền thống, học tập và vui chơi; là nơi ra quân của nhiều phong trào cách mạng sôi nổi của thành phố.
Từ đó đến nay, Bảo tàng Hồ Chí Minh – Bến Nhà Rồng đã đón tiếp hàng chục triệu lượt khách trong và ngoài nước vào tham quan. Bến Nhà Rồng hôm nay là một địa chỉ đỏ, rực sáng trong trái tim, khối óc của con người Việt Nam và những ai đã một lần đến đây.
Thuyết minh về Bến Nhà Rồng – Bài số 2
Ngót một thế kỉ rưỡi (150 năm), trải qua bao biến cô thăng trầm, Bến Nhà Rồng vẫn sừng sững uy nghi tại số 1 đường Nguyễn Tất Thành, quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh (xưa là đường Trịnh Minh Thế). Ngay một cửa ngõ thương cảng sầm uất nhất nước – cảng Sài Gòn. Bến Nhà Rồng nằm ngay trung tâm, trước mặt là bến Bạch Đằng lộng gió. Khi thành phố lên đèn cả khu vực lung linh huyền ảo góp phần tô điểm thành phố thêm lộng lẫy, xứng danh là “hòn ngọc của Viễn Đông”.
Bến Nhà Rồng hiện nay là Bảo tàng Hồ Chí Minh — Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, là một chi nhánh nằm trong hệ thống các bảo tàng và di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cả nước. Nơi đây, trước ngày 30/4/1975 là trụ sở của Tổng Công ty Vận tải Hoàng đế (Messageries Impériales) – một trong những công trình đầu tiên do thực dân Pháp xây dựng sau khi chiếm được Sài Gòn. Tòa nhà được xây dựng từ giữa năm 1862 đến cuối năm 1863 hoàn thành với lối kiến trúc phương Tây nhưng trên nóc nhà gắn hai con rồng châu đầu vào mặt trăng theo mô típ "lưỡng long chầu nguyệt", một kiểu trang trí quen thuộc của đền chùa Việt Nam. Với kiến trúc độc đáo đó nên Tổng Công ty Vận tải Hoàng Đế được gọi là Nhà Rồng và bến cảng mang tên Bến cảng Nhà Rồng. Năm 1955, sau khi thực dân Pháp thất bại, thương cảng Sài Gòn được chuyển giao cho chính quyền miền Nam Việt Nam quản lí, họ đã tu sửa lại mái ngói ngôi nhà và thay thế hai con rồng cũ bằng hai con rồng mới với tư thế quay đầu ra ngoài. Với diện tích gần 1500m2 xây dựng làm tòa nhà, diện tích còn lại là hoa viên tràn ngập màu xanh lá với không khí thoáng mát, khung cảnh thơ mộng bao gồm trên 400 gốc cây quý từ khắp mọi miền của đất nước hội tụ về đây khoe sắc tỏa hương. Ta bồi hồi khi ngắm gốc cây Tân Trào của cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, gốc cây bồ đề của Tổng thống Ân Độ,…
Thời gian trôi qua càng ngày Bến Nhà Rồng càng trở thành địa chỉ được lưu giữ những sự kiện trọng, đại gắn liền với vận mệnh dân tộc. Ngày 5/6/1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành với hai bàn tay trắng đã bước xuống con tàu Latouche Treville trong cuộc hành trình “30 năm ấy chân không nghỉ”: Người đi khắp hóng cờ châu Mĩ, châu Phi Những đất tự do những trời nô lệ.
Với lịch sử thiêng liêng của Bến Nhà Rồng, nơi đây đã lưu truyền biết bao tư liệu, hiện vật quý giá giúp mọi người hiệu rõ hơn về cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của vị lãnh tụ thiên tài, người cha già kính yêu của dân tộc – Hồ Chí Minh. Qua nhiều lần chỉnh lí về cơ bản bảo tàng xây dựng thành 12 phòng trưng bày khoảng 170 tư liệu, hình ảnh, hiện vật. Nếu ai đã từng đến với bảo tàng đều lặng người xúc động khi được nhìn tận mắt chứng kiến những kỉ vật về Người.
Bảo tàng là một trong những địa chỉ để nhân dân đến nghiên cứu, giao lưu, tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác. Hằng năm, bảo tàng thu hút hàng triệu du khách trong nước và ngoài nước. Bến Nhà Rồng, bảo tàng Hồ Chí Minh đã vinh dự được chọn làm biểu tượng của thành phố nhân ngày kỉ niệm 300 năm Sài Gòn Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày ngày lớp lớp các thế hệ con cháu vẫn đến cúi đầu trước tượng đài của Người thắp nén nhang để bày tỏ lòng thành kính và tri ân con người đẹp nhất mọi thời đại của dân tộc:
Xin nguyện cùng
Người vươn tới mãi
Vững như muôn ngọn dải Trường Sơn.
Thuyết minh về Bến Nhà Rồng – Bài số 3
“Thành phố Hồ Chí Minh quê ta đã viết nên thiên anh hùng ca ngàn năm sáng chói lưu danh đến muôn đời…” Lời ca ngân lên trong ta niềm tự hào được là công dân của thành phố anh hùng mang trong mình bao dấu ấn lịch sử thiêng liêng suốt hành trình đấu tranh oai hùng để: “Việt Nam ta lại gọi tên mình”. Từ thành phố này, tại Bến Nhà Rồng, Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước vì thế trong 64 tỉnh thành chỉ duy nhất nơi đây được vinh dự mang tên Bác kính yêu và Bến Nhà Rồng được xây dựng thành bảo tàng Hồ Chí Minh trở thành địa chỉ thân thương với nhân dân cả nước nói chung, nhân dân thành phố nói riêng.
Vị trí: Ngót một thế kỉ rưỡi (150 năm) trải qua bao biến cố thăng trầm, Bến Nhà Rồng vẫn sừng sững uy nghi tại số 1 đường Nguyễn Tất Thành quận 4 thành phố Hồ Chí Minh ( xưa là đường Trịnh Minh Thế). Ngay một cửa ngõ thương cảng sầm uất nhất nước-cảng Sài Gòn. Bến Nhà Rồng nằm ngay trung tâm, trước mặt là bến Bạch Đằng lộng gió. Khi thành phố lên đèn cả khu vực lung linh huyền ảo góp phần tô điểm thành phố thêm lộng lẫy, xứng danh là “hòng ngọc của Viễn Đông”.
Lịch sử tên gọi: Ngày 4/3/1863, ngay sau khi chiếm được thành Gia Định, thực dân Pháp tiến hành mở cảng Sài Gòn và xây dựng trụ sở của công ty vận tải Hoàng Đế. Tòa nhà 3 tầng (2 lầu) được xây dựng theo lối kiến trúc phương Tây nhưng trên nóc nhà được gắn 2 con rồng lớn bằng đất hình trái châu theo mô típ “Lưỡng long chầu nguyệt”. Vì thế tòa nhà được gọi là Nhà Rồng và bến cảng được gọi là Bến Nhà Rồng ( giới bình dân gọi là “Sở ông Năm” do viên quân Năm xứ Pháp đứng ra xây dựng). Khi chính quyền Mĩ ngụy tiếp quản thì đã chỉnh sửa đầu rồng quay qua 2 phía. Năm 1979, Ủy ban nhân dân thành phố trao cho Sở văn hóa thông tin thành phố xây dựng nơi đây thành khu lưu niệm Bác Hồ. Tháng 10/1995, Khu lưu niệm tiếp tục chỉnh lí, nâng cấp thành bảo tàng Hồ Chí Minh.
Kiến trúc: Tòa nhà được xây dựng theo lối kiến trúc phương Tây nhưng có kết hợp kiến trúc phương Đông. Trên nóc nhà có kiến trúc đền chùa. Phía trên nóc có gắn phù điêu mang biểu tượng của công ty hình đầu ngựa và hình mỏ neo… Gọi là bến Nhà Rồng nhưng đến tháng 10/1865 nơi đây mới được xây dựng cột cờ thủ ngữ để treo cờ hiệu để tàu thuyền cập bến. Và đến 1899, mới xây dụng bến bằng ván dày gồm nhiều bến mỗi bến cách nhau 18 m. Năm 1919, mới xây bến bằng bê tông và đến tháng 3/1930 bến mới hoàn thành chỉ có 1 bến dài 430 m. Năm 2001, bức tượng Nguyễn Tất Thành được tạc nên ngay chính diện tòa nhà làm bảo tàng thêm uy nghi xứng tầm vóc lớn lao…
Các sự kiện lịch sử liên quan đến Bến Nhà Rồng: Thời gian trôi qua càng ngày Bến Nhà Rồng càng trờ thành địa chỉ được lưu giữ những sự kiến trọng đại gắn liền với vận mệnh dân tộc. Ngày 5/6/1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành với 2 bàn tay trắng đã bước xuống con tàu Latouche Treville trong cuộc hành trình “ 30 năm ấy chân không nghỉ”:
“Người đi khắp bóng cờ châu Mĩ, châu Phi
Những đất tự do những trời nô lệ.”
Đón nhận ánh sáng của chủ nghĩa Mác_Lê-nin tìm ra mặt trời chân lí rồi trở về lãnh đạo cả dân tộc tổng khởi nghĩa tháng 8/19945 thắng lợi lập ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ( nay là cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Và sau đó vẫn theo tư tưởng của Người, nhân dân ta tiếp tục cuộc hành trình “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” để từ mùa xuân 1975 non sông gấm vóc hình chữ S thân thương nối liền một dải:
“Đầu trời ngất đỉnh Hà Giang
Cà Mau mũi đất mỡ màng phù sa.”
Suốt những năm kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ nơi đây được nhân dân thành phố chọn làm địa điểm tổ chức những cuộc mít – ting, biểu tình, bãi công… để phản đối chính quyền thực dân và bọn tay sai… Xúc động nhất là sự kiện vào ngày 13/5/1975 con tàu Sông Hồng cập bến chính thức nối con đướng biển thông thương giữa 2 miền Nam – Bắc.
Nội dung trưng bày: Với lịch sử thiêng liêng của Bến Nhà Rồng, nơi đây đã lưu truyền biết bao tư liệu hiện vật quý giá giúp mọi người hiệu rõ hơn về cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của vị lãnh tụ thiên tài, người cha già kính yêu. Qua nhiều lần chỉnh lí về cơ bản bảo tàng xây dựng thành 12 phòng trưng bày khoảng 170 tư liệu, hình ảnh, hiện vật…(có những hiện vật lần đầu tiên được trưng bày về quê hương, gia đình, sự nghiệp cách mạng đất nước). Nếu ai đã từng đến với bảo tàng đều lặng người khi nhìn tận mắt chứng kiến những kỉ vật về Người. Ta vừa kính phục vừa xúc động làm sao khi đứng trước đôi dép cao su mòn vẹt-đôi dép Bác đã đi khắp thế thế gian, cái áo bà ba sờn rách mà Bác đã đi tiếp những vị lãnh tụ nước ngoài, bút chì 2 đầu xanh đỏ mà Bác đã “ vạch đường đi từng phút từng giờ”… Đặc biệt là những bút tích trong những văn kiện của người đã làm thay đổi dân tộc. Một số những chuyên đề liên quan: những tuyên ngôn bao quát mọi thời đại: “Nam Quốc Sơn Hà” của Lý Thường Kiệt, “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi, bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước dân chủ cộng hòa. Sáu phòng còn lại trưng bày các hiện vật tư tưởng đoàn kết của Hồ Chí Minh, tình cảm của Bác đối với miền Nam “Miền Nam luôn trong trái tim tôi…”. Đền thờ Bác Hồ ở miền Nam để nhân dân thể hiện tình cảm. Hiện tại bảo tàng là một trong những địa chỉ để nhân dân đến nghiên cứu, giao lưu, tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác. Hằng năm, bảo tàng thu hút hàng triệu du khách trong nước và ngoài nước. Mọi người tôn vinh, nghiêng mình tâm phục trước một con người bình dị mà vĩ đại, một danh nhân văn hóa thế giới, một anh hùng giải phóng dân tộc:
“Bao nỗi đau nhân loại Bác đau riêng
Niềm vui Bác chia đều trên trái đất.”
Hoa viên: Với diện tích gần 1500m2 xây dựng làm tòa nhà thì diện tích còn lại trong 1200m2 là hoa viên tràn ngập màu xanh lá với không khí thoáng mát, khung cảnh thơ mộng bao gồm trên 400 gốc cây quý từ khắp mọi miền của đất nước hội tụ về đây khoe sắc tỏa hương. Ta bồi hồi khi ngắm gốc cây Tân Tào của cố tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, gốc cây bồ đề của tổng thống Ấn Độ,… Những cây tràn trề nhựa sống đem đến khung cảnh thanh bình.
Bến Nhà Rồng, bảo tàng Hồ Chí Minh đã vinh dự được chọn làm biểu tượng của thành phố nhân ngày kỉ ngiêm 300 năm Sài Gòn Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày ngày lớp lớp các thế hệ con cháu vễn đến cúi đầu trước tượng đài của Người thắp nén nhang để bày tỏ lòng tôn vinh và tri ân con người đẹp nhất mọi thời đại của dân tộc. Ai cũng thầm nhủ:
“Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi
Vững như muôn ngọn dải Trường Sơn”
để xây dựng đất nước đàng hoàng to đẹp, sánh vai với các cường quốc năm châu.
Thuyết minh về Bến Nhà Rồng – Bài số 4
Một trong những nơi gắn với sự hòa bình của đân tộc ta đó là bến cảng nhà Rồng, Nơi đây chính là nơi mà Người đã ra đi tìm đường cứu nước năm 1911.
Bến Nhà Rồng khởi đầu là một thương cảng lớn của Sài Gòn. Thương cảng này nằm trên sông Sài Gòn và được xây dựng từ 1864, trên khu vực gần cầu Khánh Hội, nay thuộc quận 4. Tại nơi đây, vào ngày 5 tháng 6 năm 1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành (sau này lấy tên là Hồ Chí Minh) đã xuống con tàu Amiral Latouche Tréville làm phụ bếp để có điều kiện sang châu Âu. Do đó, từ 1975 toà trụ sở xưa của thương cảng Nhà Rồng đã được chính quyền Việt Nam xây dựng lại thành khu lưu niệm Hồ Chí Minh.
Kiến trúc của Nhà Rồng: Nhà Rồng được khởi công xây dựng ngày 4 tháng 3 năm 1863, do “Công ty vận tải đường biển” Pháp Messageries Maritimes xây cất để làm nơi ở cho viên Tổng quản lý và nơi bán vé tàu. Nóc nhà gắn hình rồng, ở giữa thay vì trái châu thì là chiếc phù hiệu mang hình “Đầu ngựa và chiếc mỏ neo”. Phù hiệu “Đầu ngựa” hàm chỉ thời trước bên Pháp, công ty này chuyên lãnh chở đường bộ với ngựa kéo xe, còn “Mỏ neo” tượng trưng cho tàu thuyền. Trụ sở công ty được giới bình dân gọi là nhà Rồng, có nhiều thuyết về cái tên này: có thuyết nói rằng vì có gắn đôi rồng lớn bằng đất nung tráng men xanh trên nóc nhà[1], một thuyết khác cho rằng khác là Nhà Rồng có nghĩa là Gia Long với Nhà là Gia, Rồng là Long, bến Nhà Rồng được người Pháp đặt để nhớ tới quan hệ của vua Gia Long với nước Pháp[2]. Người lớn tuổi gọi tên là Sở Ông Năm, vì hãng tàu biển này do quan năm Pháp Domergue đứng ra sáng lập.
Vào tháng 10 năm 1865, người Pháp cho dựng cột cờ Thủ Ngữ. Từ "Thủ ngữ" có nghĩa là sở canh tuần tàu biển. Cột cờ treo cờ hiệu để cho tàu thuyền ra vào Cảng nên biết vào ngay hay chờ đợi. Năm 1893, trụ sở công ty Nhà Rồng dùng đèn điện, dùng bóng đèn 16 nến, sáng leo lét, kém xa mấy ngọn đèn lồng thắp dầu lửa mà tòa đô chính cho thắp thử ở đường Catina (Đồng Khởi). Gần cuối năm 1899, công ty được phép xây cất bến cho tàu cặp vào. Bến lót ván dày, đặt trên trụ sắt dọc theo mé sông 42 mét (phía tàu cặp vào). Bến này cách bến kia 18 mét. Bề ngang của moai bến vào phía trong bờ là 8 mét. Từ bờ ra bến có cầu rộng 10 mét. Ban đầu xây hai bến rồi xây thêm bến thứ ba. Năm 1919, công ty được phép xây bến bằng xi măng cốt sắt, nhưng không thực hiện được, phải đến tháng 3 năm 1930 mới hoàn thành bến mới, chỉ một bến nhưng dài 430 mét. Toàn bộ kiến trúc xưa của tòa trụ sở thương cảng Nhà Rồng hầu như còn nguyên vẹn cho đến ngày nay.
Đây là nơi mà bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, nó là một trong những di tích gắn với hòa bình của dân tộc ta.
Nguyễn Tuyến tổng hợp