24/05/2017, 14:28

Hãy bình luận câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

Đề bài: Em hãy bình luận về câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây mà dân tộc ta từ xưa đến nay vẫn giữ gìn và phát huy.  Việt Nam là đất nước có bề dày và lịch sử, từ khi dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã trải qua ngót một nghìn năm. Trong quá trình phát triển của lịch sử, người dân Việt Nam cũng ...

Đề bài: Em hãy bình luận về câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây mà dân tộc ta từ xưa đến nay vẫn giữ gìn và phát huy.  Việt Nam là đất nước có bề dày và lịch sử, từ khi dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã trải qua ngót một nghìn năm. Trong quá trình phát triển của lịch sử, người dân Việt Nam cũng đã dần hình thành cho mình những thói quen sinh hoạt, những bản sắc văn hóa độc đáo, riêng biệt. Trong truyền thống văn hóa của người Việt, một trong những đạo lí không thể không ...

Đề bài: Em hãy bình luận về câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây mà dân tộc ta từ xưa đến nay vẫn giữ gìn và phát huy.

 Việt Nam là đất nước có bề dày và lịch sử, từ khi dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã trải qua ngót một nghìn năm. Trong quá trình phát triển của lịch sử, người dân Việt Nam cũng đã dần hình thành cho mình những thói quen sinh hoạt, những bản sắc văn hóa độc đáo, riêng biệt. Trong truyền thống văn hóa của người Việt, một trong những đạo lí không thể không nhắc đến, đó chính là ý thức nhớ về nguồn gốc, cội nguồn, biết ơn đối với ông cha đã có công xây dựng và phát triển đất nước. Nói về vấn đề này, tục ngữ Việt Nam có khái quát thành một câu nói rất ngắn gọn nhưng vô cùng xúc tích, đó là “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một câu tục ngữ rất hay và ý nghĩa nói về cách ứng xử, truyền thống của dân tộc Việt Nam, đồng thời nó cũng là lời nhắc nhở, một bài học đạo lí sâu sắc mà ông cha ta muốn truyền lại cho thế hệ mai sau. Câu tục ngữ này, dù ta hiểu theo nghĩa nào, thì cái đích hướng tới của nó cũng giống nhau, đó là đều nói về cách ứng xử của con người đối với nguồn gốc, cội nguồn của mình. Nếu hiểu theo nghĩa đen, tức là nghĩa bề mặt của câu tục ngữ thì câu tục ngữ này có hàm ý khuyên nhủ về thái độ của ta đối với người đã có công sản xuất cho ta những trái ngọt. Những sản phẩm quả ngọt ấy không phải tự nhiên mà có, nó đều do công sức vun trồng, chăm bón cần mẫn của những người trồng “kẻ trồng”. Nghĩa hàm ẩn trong câu tục ngữ về cơ bản cũng mang nghĩa như vậy nhưng hàm ý sâu sắc, ý nghĩa hơn. Đó chính là nói về đạo lí của con người trong xã hội cần phải có, biết ơn về nguồn gốc, cội nguồn của mình. Bởi đó chính là nơi ta được sinh ra, nơi đã nuôi lớn ta.

Ở trong câu tục ngữ này, các tác giả dân gian đã sử dụng hình ảnh khá cụ thể để truyền tải một đạo lí nhân văn trong đời sống của con người. Hình ảnh “người ăn quả”, và “kẻ trồng cây” là những hình ảnh quen thuộc, có thể gợi ngay người đọc đến với ý nghĩa mà câu tục ngữ muốn truyền tải. Bởi dù có hiểu theo nghĩa nào thì câu tục ngữ này cũng nhắc nhở con người, cần phải biết ơn, ghi nhớ công lao của những người có công lao gieo trồng, người đã hi sinh sức lực để mang lại thành quả cho chúng ta thụ hưởng như ngày hôm nay. Đó cũng là lối sống tình nghĩa của con người Việt Nam, đã được bảo tồn và phát triển qua bao nhiêu đời nay. Cũng là một nét đẹp trong bản sắc văn hóa của người Việt Nam.

Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” hiểu theo nghĩa rộng thì đó chính là sự biết ơn về nguồn gốc, về công lao của cha ông đối với đất nước, với dân tộc. Theo truyền thuyết, dân tộc Việt Nam được sinh ra từ cái bọc trăm trứng thuộc “con rồng, cháu tiên” , là sự kết hợp tuyệt vời giữa mẹ tiên Âu Cơ và bố rồng Lạc Long Quân, vì vậy, ngay từ thuở lập nước đến tận ngày hôm nay, người Việt Nam luôn nhớ và tự hào về giống nòi, về nguồn gốc cao cả và thiêng liêng của mình. Rồi trong quá trình dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã nhiều lần phải đối mặt với vó ngựa của quân xâm lược, lãnh thổ dân tộc nhiều lần bị nhăm nhe xâm phạm, độc lập dân tộc nhiều lần đứng trên bờ vực của sự mất mát.

Nhưng, ông ta cha ta đã vô cùng kiên cường, chiến đấu hi sinh để bảo vệ toàn vẹn được lãnh thổ, cũng như nền độc lập dân tộc. Chúng ta sống trong xã hội hòa bình, ấm no như ngày nay là nhờ bao nhiêu xương máu mà cha ông ta đã đổ xuống. Vì vậy, đã là người Việt Nam thì cần biết hướng về cội nguồn, tri ân về những lớp người đi trước, nhờ sự hi sinh, dâng hiến của họ mới có chúng ta ngày hôm nay.Nhớ  về cội nguồn cũng chính là cách tag hi nhớ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, biết đến những hi sinh, mất mát mà ông cha ta đã phải đánh đổi, từ đó có ý thức gìn giữ, phát triển dân tộc. Như Bác Hồ vĩ đại của chúng ta từng nói: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải giữ lấy nước”.

Xét trong phạm vi hẹp hơn của câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”, đó là phạm vi gia đình. Theo đó, chúng ta phải có ý thức ghi nhớ công ơn của cha ông, của bố mẹ. Vì họ chính là những người đã cho ta sự sống, nuôi dưỡng ta thành người. Ghi nhớ công ơn ấy cũng là để báo đáp, phụng dưỡng công lao ấy. Gia đình là tế bào của xã hội, vì vậy, chỉ khi ta biết ghi nhớ, báo đáp công ơn sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ thì mới có thể phát huy được tinh thần ấy ở ngoài xã hội. Có nghĩa, đạo lí “nhớ nguồn” phải được bắt đầu từ những phạm vi nhỏ nhất, hẹp nhất. Bởi đó mới chính là nền tảng vững chắc để ta phát huy tinh thần hướng về cội nguồn, ghi nhớ công lao của cha ông ta đời trước đối với dân tộc, đất nước.

Ngày nay, con người Việt Nam vẫn phát huy được truyền thống “ăn quả nhớ kẻ trồng cây của dân tộc”, thông qua những hành động cụ thể mà ý nghĩa như: đi tìm những ngôi mộ của các chiến sĩ đã hi sinh trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, xây dựng những ngôi nhà tình thương cho các bà mẹ Việt Nam anh hùng… Mà cụ thể, tiêu biểu nhất cho truyền thống nhớ về cội nguồn này, có lẽ là kỉ niệm ngày mùng mười tháng ba, ngày giỗ tổ Hùng Vương. Ngày này được Việt Nam coi là ngày quốc lễ, ngày mà cả nước cùng hướng về cội nguồn, cùng nhau tri ân công lao dựng nước của mười tám vị vua Hùng.

Tuy nhiên, nói đi thì cũng phải nói lại, hiện nay, có một bộ phận không nhỏ những con người, đặc biệt là ở thế hệ thanh niên có lối sống lệch lạc, coi thường đạo lí, truyền thống của dân tộc. Họ phủ nhận nguồn gốc của mình và bày tỏ mong muốn theo các nước tư bản phát triển,bởi đó mới là cuộc sống hiện đại, còn hướng về dân tộc đã quá lỗi thời, xa xưa. Thậm chí, còn có những trường hợp phản đạo lí đến mức, một số người đã đối xử với cha mẹ, những người đã sinh thành ra mình bằng những hành động dã man, tàn bạo nhất: đánh đập, chửi mắng, thậm chí là giết hại dã man…Những trường hợp như vậy, tự hỏi lương tâm cũng như đạo lí “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đã bị họ bỏ rơi ở nơi đâu?

Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một câu tục ngữ rất ý nghĩa mà cũng rất dễ dàng cảm nhận được. Thông qua câu tục ngữu này, cha ông ta như muốn nhắc nhở con cháu thế hệ mai sau cần phải sống có đạo lí, phải biết hướng về cội nguồn, biết ghi nhớ công lao của các cha anh đi trước, tri ân sự hi sinh của họ, bởi họ là người mang lại cuộc sống tốt đẹp ngày nay. Trong xã hội nếu ai cũng biết hướng về cội nguồn, biết ơn nơi đã sinh ra mình thì xã hội này sẽ trở nên tươi đẹp bởi những đạo lí đầy tình nghĩa ấy.

0