Phân tích diễn biến tâm trạng của Mị trong đêm mùa đông cởi trói cho A Phủ trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” (Tô Hoài) và từ đó liên hệ đến chi tiết Thị Nở nấu bát cháo hành cho Chí Phèo trong tác phẩm “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao
[Văn mẫu lớp 12] – Anh chị hãy phân tích diễn biến tâm trạng của Mị trong đêm mùa đông cởi trói cho A Phủ trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” (Tô Hoài) Từ đó hãy liên hệ đến chi tiết Thị Nở nấu bát cháo hành cho Chí Phèo trong tác phẩm “Chí Phèo” của nhà văn ...
[Văn mẫu lớp 12] – Anh chị hãy phân tích diễn biến tâm trạng của Mị trong đêm mùa đông cởi trói cho A Phủ trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” (Tô Hoài)
Từ đó hãy liên hệ đến chi tiết Thị Nở nấu bát cháo hành cho Chí Phèo trong tác phẩm “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao để thấy rằng “Tình thương là một thứ năng lượng kỳ diệu mà bản thân nó có thể tạo ra những phép lạ” (TS Lê Kiên Thành)
Đề bài: Phân tích diễn biến tâm trạng của Mị trong đêm mùa đông cởi trói cho A Phủ trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” (Tô Hoài)
Từ đó hãy liên hệ đến chi tiết Thị Nở nấu bát cháo hành cho Chí Phèo trong tác phẩm “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao để thấy rằng “Tình thương là một thứ năng lượng kỳ diệu mà bản thân nó có thể tạo ra những phép lạ” (TS Lê Kiên Thành)
Bài làm
“Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi… Người kia việc gì phải chết” Đất là những dòng suy nghĩ xuất phát từ lòng đồng cảm yêu thương người cùng cảnh ngộ của Mị trong đêm đông cởi trói cho A Phủ. Trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài, đoạn trích này đã khắc họa thành công diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị , đồng thời thể hiện được một chân lí “Tình thương là một thứ năng lượng kỳ diệu mà bản thân nó có thể tạo ra những phép lạ. Đây cũng là một trong những thông điệp mà nhà văn Nam Cao đã gửi gắm trong tác phẩm “Chí Phèo” qua chi tiết Thị Nở nấu bát cháo hành cho Chí . Bát cháo của tình thương ấy đã làm thức tỉnh lương tri bị vùi dập trong góc cùng của trái tim Chí Phèo.
Nhà văn Tô Hoài có sự nghiệp trải dài gần bảy thập kỷ với hơn một trăm tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau. Bằng vốn hiểu biết sâu rộng, lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động, vốn từ vựng giàu có, tác phẩm của ông có sức lôi cuốn mạnh với người đọc. Trong số đó có truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” . Tác phẩm được in trong tập “Truyện Tây Bắc” năm 1952 , là kết quả chuyến đi thực tế khi ông theo bộ đội chủ lực tiến quân vào giải phóng Tây Bắc.
Truyện kể về số phận của những người dân bị áp bức bóc lột dưới ách thống trọ của bọn thực dân phong kiến miền núi . Nhà văn đã xây dựng tahnhf công hai nhân vật tiêu biểu cho cuộc đời nô lệ , đó là Mị và A Phủ. Hai cuộc đời, hai tính cách nhưng chung số phận ấy đã vùng lên phản kháng để tự giải phóng cho mình. Qua số phận của Mị và A Phủ, Tô Hoài đã gửi đến đọc giả những nội dung tư tưởng mang giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc.
Trong tác phẩm, Mị được Tô Hoài ưu ái xây dựng cho một hình ảnh hoàn hảo của cô gái Mèo. Mị quyến rũ, tài năng và hiếu thảo. nhưng nhà văn cũng khéo khoác lên đười Mị tấm áo choàng đầy bi kịch để có thể tạo ra một nhân vật đại diện cho số phận của những phụ nữ miền núi đầy đau khổ trong kiếp nô lệ cho bọn nhà giàu.
Nhà Mị nghèo, vì món nợ của cha. Mị phải chấp nhận kiếp làm dâu gạt nợ. Sau khi bị A Sử lừa bắt về cũng “trình ma”. Tuổi thanh xuân của Mị bị chôn vùi từ đó. Mị trở thành kiếp trâu ngựa, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa” ở nhà thống lí Pá Tra. Ngày xuân năm ấy, Mị muốn đi chơi, Mị khao khát được sống đúng với tuổi thanh xuân của mình. Nhưng một lần nữa, Mị bị chính chống mình – A Sử trí vào cột một cách tàn nhẫn. Thế lực cường quyền, thần quyền giam hãm, trói buộc cuộc đời nàng trong những vòng dây áp bức bất công.
Từ đó, Mị không còn thiết tha gì đến cuộc sống. Mị trở nên vô cảm với mọi việc xung quanh. Mị hành động như một cỗ máy được lập trình sẵn với nét mặt không hề thay đổi. “Có một cô gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa cạnh tàu ngựa. Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi”. Những đêm mùa đông, “cái máy ấy” lại có những hành động lặp đi lặp lại, “dậy ra thổi lửa hơ tay, hơ lưng”. Nói như thế để chúng ta thấy rằng Mị đã bị bóc lột về thể xác, áp bức về tinh thần đến mức không còn sức phản kháng đến nỗi Mị xem những bất công như điều bình thường vì nó diễn ra hằng ngày hằng giờ với từng người nghèo trong nhà này, trong vùng này mà không ai đủ sức làm thay đổi nó. Thế nên, khi chứng kiến cảnh A Phủ – một chàng trai khỏe mạnh, gan dạ, siêng năng trong làng vì đánh A Sử mà bị phạt tiền, không có tiền đóng nên phải làm việc không công cho nhà thống lí, bị đánh , bị trói đứng, bị đói , bị rét vì để hổ ăn mất bò.Mị vẫn chẳng biến sắc và thay đổi thói quen “thường đến khi gà gáy sáng Mị ngồi dậy ra bếp sưởi”. “Có đêm A Sử chợt về thấy Mị ngồi đấy, A Sử đánh Mị ngã ngay xuống cửa bếp. Nhưng đêm sau Mị vẫn ra sưởi như đêm trước”.Trái tim rạo rực khát khao của những đêm mùa xuân xưa đã bị đóng băng hoàn toàn trở nên lạnh giá, trơ lì như cái rét của mùa đông năm nay. Nhà văn Tô Hoài đã thật sự rất tinh tế khi chọn đúng ý nghĩa các mùa để miêu tả tâm trạng Mị.
Nhưng bằng lòng thương cảm trước những số phận tăm tối của người dân nghèo miền núi. Tô Hoài đã không để nhân vật mình dần hóa đá. Nhà văn đã bước đầu tạo ra những chi tiết để đánh thức tâm hồn đã bị các thế lực phong kiến vùi dập của Mị. Chính “dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại” biểu hiện sự bất lực đến chua cay của A Phủ đã làm lòng Mị khẽ lay động. Dòng nước mắt của sự tuyệt vọng. Nhưng hơn hết đó là dòng nước mắt lẻ loi, đơn độc, không người thương yêu , chia sẻ. Dòng nước mắt của người con trai cường tráng, gan lì từng dám dùng con quay ném vào mặt con thống lí đã khiến cho Mị bắt đầu “phảng phất nghĩ”. Mị cũng từng bị trói đứng”Nhiều lần khóc nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được” . Lòng đồng cảm dần xuất hiện trong Mị. Tia sáng của tình thương đã được thắp lại. Mị không nghĩ cho thân mình lúc này “nó bắt mình chết cũng thôi”. Nhưng Mị đã biết lên án “Chúng nó thật độc ác” và bất bình thay cho A Phủ “Người kia việc gì phải chết thế”. Lòng thương người trổi dậy bắt đầu từ việc Mị biết nhớ đến số phận đau thương của mình. Điều mà bấy lâu nay Mị đã đánh mất.
Tô Hoài rất tài tình trong các miêu tả các trạng thái tâm lí nhân vật khi nhà văn để cho dòng suy nghĩ của Mị cứ đi từ ý nghĩ này sang ý nghĩ khác. Nó như một mạch ngầm âm thầm chảy trôi trong tâm trí Mị để rồi dần giúp cho trái tim nhân ái nồng hậu tưởng đã khô cằn hồi sinh mạnh mẽ. Lúc này đây, dù trong đầu Mị đang tưởng tượng ra cảnh phải thay A Phủ bị trói, bị chết ‘Mị cũng không thấy sợ” và chắc chắn lần này nó sẽ vô cùng mãnh liệt.
Nối dòng suy nghĩ đã cho thấy được sự hồi sinh trong tâm hồn Mị thì Tô Hoài cũng miêu tả được những hành động bất thường thể hiện sự vực dậy kì lạ của Mị. “Đám than đã vạc hẳn lửa, Mị không thổi, cũng không đứng lên” . Và khi Mị đứng lên thì lại hành động rất táo bạo “Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt mít dây mây”. Về chi tiết này, chính Tô Hoài đã tâm sự trong tập “Tác giả nói về tác phẩm, hỏi chuyện của tác giả có tác phẩm giảng dạy trong nhà trường”(Nguyễn Quang Thiều chủ biên, Nxb Trẻ 2000) rằng: “Cắt dây trói cho A Phủ là Mị giải thoát (hay là mong giải thoát cho mình) cho chính tâm hồn mình. Khi cắt dây trói xong, Mị mới hoảng hốt. Ấy là lúc cuộc sống thực tại ập đến. Mị thì thào “Đi ngay…” Đó là mệnh lệnh đối với A Phủ đồng thời là một lời kiến quyết đối với tâm hồn mình”. Cắt dây trói cho A Phủ cũng chính là Mị đã tháo bỏ sợi dây vô hình của thần quyền và cường quyền đâng ngày đem buộc chặt đời Mị. Và đến lúc này, khi “A Phủ đã quật sức vùng lên chạy”. Mị đứng trong bóng tối , có lẽ vì giờ mới thấy sợ cho việc làm của mình và thương mình phải nhận hậu quả “ở đây thì chết mất”, Mị đã chạy theo A Phủ để giải thoát thân xác mình. Mị đã băng mình qua cái chết để đi tìm lấy sự sống cho mình mặc dù đây chỉ là hành động tự phát.
Bằng tài năng dẫn dắt truyện lôi cuốn , lối kể chuyện tự nhiên mà tinh tế, ngôn ngữ mang đậm phong vị dân tộc và trái tim nhân đạo chứa chan. Cuối cùng Tô Hoài đã để Mị cởi tấm áo choàng bi kịch của đời mình, dẫm lên nó mà chạy đến Phiềng Sa – nơi có ánh sáng của cách mạng để khoác lên mình bộ trang phục của tự do. Đây chính là tư tưởng bộ của nhà văn, bước tiến mới về tinh thần nhân đạo trong văn học Việt Nam sau cách mạng tháng Tám. Tô Hoài đã thể hiện niềm tư tưởng của khả năng vùng lên tự giải phóng khỏi ách áp bức của bọn thực dân và chúa đất thống trị, đồng thời chỉ ra con đường đấu tranh đúng đắn cho họ.
Qua đoạn trích đêm mùa đông, Mị cởi trói cho A Phủ ta thấy rất rõ tình yêu thương con người chính là yếu tố quan trọng quyết định sự chuyển biến trong suy nghĩ và hành động của Mị. giọt nước mắt A Phủ là giọt lệ của người đang đơn độc khi không có sự giúp đỡ của ai trong lúc tuyệt vọng nhất. Nếu không có lòng nhân ái thì Mị chắc vẫn chai sạn, vô cảm trước cái chết sắp đến của A Phủ. Lòng đồng cảm giữa những người đồng cảnh ngộ đã giúp hai kẻ xa lạ kết nối lại với nhau làm nên sức mạnh bất ngờ. Mị bứt khỏi “căn buồng tối” của đời mình còn A Phủ được cởi trói khỏi cây cột nô lệ.
Từ hành động cứu người của Mị là chúng ta nhớ đến sự việc giải cứu linh hồn quỷ dữ làng Vũ Đại của nhân vật Thị Nở trong tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao. Chỉ với việc nấy cho Chí bát cháo hành mà Thị Nở đã làm thay đổi suy nghĩ và tâm tính của một con người triền miên trong cơn say và tội lỗi. Phải chăng “tình thương là một thứ năng lượng kì diệu mà bản than nó có thể tạo ra những phép lạ”
Chí Phèo là một truyện ngắn của nhà văn Nam Cao được viết vào tháng 2 năm 1944. Nhân vật trung tâm của câu chuyện là Chí Phèo – người bị xã hội thực dân phong kiến đẩy vào bước đường cùng của số phận đến nỗi mất cả nhân hình lẫn nhân tính. Qua tác phẩm, ta cảm nhận được tấm lòng nhân đạo dạt dào và sâu sắc của nhà văn hiện thực phê phán bậc Thầy – Nam Cao.
Nam Cao đã tìm thấy được một mẩu thiên lương còn sót lại bị mắc kẹt trong góc tối con tum Chí. Cũng như Tô Hoài, ông cũng tạo ta được chi tiết để đánh thức tâm hồn cho Chí. Bát cháo hành mà Thị Nở nấu cho Chí xuất phát từ lòng lo lắng khi biết Cho bệnh “Đang ốm thế thì chỉ ăn cháo hành, ra được mồ hôi thì nhẹ nhõm người ngay đó”. Chỉ có vậy mà làm Chí Phèo thay đổi từ thái độ này đến tâm trạng khác: “ngạc nhiên, mặt hình như ươn ướt, bang khâng, rồi có cái gì như là ăn năn, hối hận về tội ác” và nhớ đến quãng đời đã qua của mình, nghĩ đến đường đời sắp tới để rồi “Thèm được lương thiện” Không gì có thể diễn tả được sự chuyển biến bất ngờ về nhận thức đó của Chí . Chí trong khoảng thời gian từ lúc cầm bát cháo từ tay Thị Nở cho đến khi “bát cháo húp xong rồi” mà Chí đã đi ngược được cả dòng đời mình để quay về cái thời thằng Chí tuổi 20 “hiền như cục đất”. Tất cả những điều đó chỉ cho ta thấy một điều rằng Chí Phèo thèm được yêu thương đến mức độ nào. Tình thương của một người xấu đến ma chê quỷ hơn vẫn có thể tạo ra một sức mạnh vĩ đại alf làm thay đổi suy nghĩ sai lầm của một con người dẫn dắt họ quay về đường ngay nẻo thẳng.
Nếu Tô Hoài với “Vợ chồng A Phủ” để cho nhân vật của mình vượt qua số phận tăm tối bằng sức mạnh yêu thương thì Nam Cao với ngòi bút hiện thực phê phán sắc lạnh đã để cho Chí Phèo một lần nữa rơi vào bi kịch tột cùng do sự lạnh lùng của người đời.
Đó là lúc Chí nhận ra mình bị tước từ tình yêu vì “ai đời đi lấy thằng Chí Phèo” và ý thức được rằng “Ai cho tao làm người lương thiện”. Kết thúc không lối thoát của Chí Phèo tuy thật buồn nhưng nó lại mang đến một thông điệp sâu sắc: Hãy yêu thương và quan tâm tìm hiểu giúp đỡ những người có hoàn cảnh bất hạnh bị cuộc đười xô đẩy dẫn đến lầm đường lạc lối. Nếu sự sống của A Phủ và Mị là sự chiến thắng lại các thế lực tàn ác , cướp đi quyền tự do của con người thì cái chết của Chí Phèo tố cáo mạnh mẽ những cường quyền gian xảo, chà đạp lên quyền sống thiện lương của người nông dân.
Tóm lại, cả người đẹp như Mị hay xấu như Nở chỉ cần có tình thuong họ sẽ mang đến những điều tuyệt vời đầy ý nghĩa cho cuộc sống. Cảm ơn hai nhà văn Nam Cao và Tô Hoài , tuy ở vào hai giai đonạ khác nhau trong dòng chảy văn học Việt Nam nhưng họ đều đã cống hiến hết tài năng của mình để tặng cho độc giả hai tác phẩm mang đậm tính nhân đaoh. Thông điệp họ để lại thật sâu sắc: