Phân tích cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục trong truyện ngắn Chữ người tử tù
Phân tích cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân để nêu rõ: "Đây là sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối, của cái đẹp, cái cao thượng đối với sự phàm tục, sự nhơ bẩn, của tinh thần bất khuất trước thái độ cam chịu nô lệ". (Đề thi ...
Phân tích cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân để nêu rõ: "Đây là sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối, của cái đẹp, cái cao thượng đối với sự phàm tục, sự nhơ bẩn, của tinh thần bất khuất trước thái độ cam chịu nô lệ". (Đề thi tuyển sinh môn Văn vào ĐH & CĐ kèm theo hướng dẫn làm bài phần bổ sung – Nhà xuất bản ĐH & GDCN, 1990, trang 95). Dàn bài chi tiết ...
của Nguyễn Tuân để nêu rõ: "Đây là sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối, của cái đẹp, cái cao thượng đối với sự phàm tục, sự nhơ bẩn, của tinh thần bất khuất trước thái độ cam chịu nô lệ".
(Đề thi tuyển sinh môn Văn vào ĐH & CĐ kèm theo hướng dẫn làm bài phần bổ sung – Nhà xuất bản ĐH & GDCN, 1990, trang 95).
Dàn bài chi tiết
I. Mở bài
Có thể nói chủ đề của truyện ngắn Chữ người tử tù và vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao đã được bộc lộ sáng ngời trong cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục, bởi đây không đơn thuần là cảnh cho chữ, mà "đây là sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối, của cái đẹp, cái cao thượng đối với sự phàm tục, sự nhơ bẩn, của tinh thần bất khuất trước thái độ cam chịu nô lệ".
II. Thân bài
Chính Nguyễn Tuân đã viết trong truyện, cảnh cho chữ là 'một cảnh tượng xưa nay chưa từng có". Vì sao vậy? Bình thường thì nói không có cảnh cho chữ đẹp đẽ và trang nghiêm trong chốn tù ngục tăm tối và nhơ bẩn này. Nhưng ở đây .lại có, bởi vì ở đây có sự chiến thắng của "thiên lương" con người. Và nhà văn, với nghệ thuật đặc tả tài tình, với thủ pháp tương phản sắc sảo, đã dựng lên những cảnh tượng đối lập để nêu bật ý nghĩa sâu xa và thâm thúy của sự chiến thắng đó.
1. Sự chiến thắng của ảnh sảng đối với bóng tối.
“Cảnh cho chữ diễn ra vào lúc đêm khuya trong nhà ngục. Nhà ngục vốn đã tối tăm, lại vào đêm khuya khoắt, càng dày đặc bóng tối. Nhưng "trong một không khí khói tỏa như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu người đqng chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ" và "lửa đóm cháy rừng rực, lửa rụng xuống nền đất ẩm phòng giam, tàn lửa tắt nghe xèo xèo". Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Tuân đã miêu tả đến hai lần cái "ánh sáng đỏ rực", cái "lửa đóm cháy rừng rực” đã xua tan và đẩy lùi cái bóng tối dày đặc trong phòng giam. Nhấn mạnh đến cái ánh sáng của bó đuốc tẩm dầu ấy, rõ ràng đó là dụng ý nghệ thuật của nhà văn.
– Ở đây, không chỉ là sự đối lập của ánh sáng và bóng tối theo ý nghĩa sắc màu vật lí, mà sâu xa hơn và khái quát hơn, đây là sự đối lập mang ý nghĩa nhân sinh của con người: ánh sáng của lương trí, thiên lương và bóng tối của tàn bạo, độc ác. Ánh sáng của thiên lương đã xua tan và đẩy lùi bóng tốì của tàn bạo chính tại nơi tù ngục này. Ánh sáng ấy đã khai tâm, đã cảm hóa con người lầm đường trở về với cuộc sống lương thiện.
2. Sự chiến thắng của cái đẹp, cái cao thượng đối với sự phàm tục, sự nhơ bẩn
– Sự phàm tục, sự nhơ bẩn ở đây được biểu thị rất rõ trong cảnh "một buồng chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, tổ rệp, đất bừa bãi phân chuột, phân gián"; còn cái đẹp, cái cao thượng lại được nói đến sâu sắc trong hai chi tiết mang ý nghĩa tượng trưng: màu trắng tinh của phiến lụa óng và mùi thơm từ châu mực bốc lên – điều dường như không thể có trong chốn tù ngục. Màu trắng của phiến lụa tượng trưng cho sự tinh khiết còn mùi thơm của thoi mực là hương thơm của tình người, tình đời.
* Sự đốì lập nói trên đã nêu bật sự chiến thắng của cái đẹp, cái cao thượng đối với sự phàm tục, sự nhơ bẩn. Tâm hồn Huấn Cao bát ngát đến chừrig nào khi ông nói về mùi thơm của mực: "Thoi mực, thầy mua ở đâu tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?…”. Thế là, không có nhà ngục nào tồn tại nữa, chẳng còn bóng tối, cũng chẳng còn mạng nhện, phân chuột, phân gián nữa. Chỉ còn lại sự thơm tho của mực, sự tinh khiết của lụa – nó là sự thơm tho và tinh khiết của thiên lương con người.
3. Sự chiến thắng của tỉnh thần bất khuất trước thải độ cam chịu nô lệ
– Đây là sự phối hợp giữa những con người trong cảnh cho chữ, và ở đây, ta thấy có sự thay bậc đổi ngôi: người tù lại như người làm chủ (đường hoàng, hiên ngang, ung dung, thanh thản); còn bọn quản lí nhà ngục lại khúm núm, sợ hãi và xúc động trước những lời khuyên dạy của tù nhân (viên quản ngục "khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ", thầy thơ lại "run run bưng chậu mực").
– Sự chiến thắng của tinh thần bất khuất trước thái độ cam chịu nô lệ đã được khắc họa đậm nét trong cảnh cho chữ và những con người trong cảnh ấy. Không còn là cảnh cho chữ bình thường mà là một cảnh thọ giáo thiêng liêng giữa ngựời cho chữ và người nhận chữ. Lời khuyên dạy đĩnh đạc của Huấn Cao có khác gì một chúc thư về lẽ sống trước khi ông đi vào cõi bất tử. Và lời khuyên đầy tình người ấy đã có sức mạnh cảm hóa một tâm hồn bấy lâu vẫn cam chịu nô lệ, một con người lầm đường trở về với cuộc sống lương thiện. Câu nói nghẹn ngào trong nước mắt của viên quản ngục đã nêu bật sự chiến thắng của cái đẹp, cái thiện, của thiên lương con người: "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh".
III. Kết bài
– Tóm tắt lại những sự chiến thắng trong cảnh cho chữ đã phân tích trên đây.
– Ý nghĩa nhân văn và giá trị nhân đạo gâu sắc của sự chiến thắng đó (lúc bấy giờ và bây giờ).