Soạn bài Hồi hương ngẫu thư của Hạ Tri Chương
Soạn bài Hồi hương ngẫu thư của Hạ Tri Chương ngữ văn lớp 7. I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả – Hạ Tri Chương (654 – 769) – Tự là Quý Chân, hiệu là Tứ Minh cuồng khách – Sinh ra tại mảnh đất Triết Giang Trung Quốc – Ông là nhà thơ thời Đường – Ông là người học rộng tài ...
Soạn bài Hồi hương ngẫu thư của Hạ Tri Chương ngữ văn lớp 7. I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả – Hạ Tri Chương (654 – 769) – Tự là Quý Chân, hiệu là Tứ Minh cuồng khách – Sinh ra tại mảnh đất Triết Giang Trung Quốc – Ông là nhà thơ thời Đường – Ông là người học rộng tài cao, thi đỗ tiến sĩ và làm nhiều chức quan trong triều – Hạ Tri Chương thích uống rượu và tính tình thì rất hào phóng ...
ngữ văn lớp 7.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
– Hạ Tri Chương (654 – 769)
– Tự là Quý Chân, hiệu là Tứ Minh cuồng khách
– Sinh ra tại mảnh đất Triết Giang Trung Quốc
– Ông là nhà thơ thời Đường
– Ông là người học rộng tài cao, thi đỗ tiến sĩ và làm nhiều chức quan trong triều
– Hạ Tri Chương thích uống rượu và tính tình thì rất hào phóng
– Ông để lại khoảng 20 bài thơ nhưng tròn đó nổi tiếng nhất phải kể đến tác phẩm hồi hương ngẫu thư.
2. Tác phẩm.
– Hoàn cảnh sáng tác: nhà thơ đã đi xa quê từ khi còn rất nhỏ cho đến khi về quê để an dưỡng tuổi già thì ngạc nhiên khi về quê không còn ai nhận ra mình nữa. Với cảm xúc tâm trạng ấy nhà thơ đã sáng tác bài thơ này.
– Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt.
– Bố cục: 2 phần.
• Phần 1: hai câu thơ đầu:nhà thơ về quê khi tuổi đã già.
• Phần 2: hai câu cuối: tình huống của nhà thơ gặp phải khi về quê.
– Nhan đề: “ngẫu nhiên” -> không chủ động mà bỗng nhiên cảm xúc xuất hiện nên nhà thơ viết lên bài thơ này.
II. Phân tích.
1. nhà thơ về quê khi tuổi đã già.
– nghệ thuật đối lập “đi – về”, “trẻ – già” -> thể hiện sự đối lập giữa lúc ra đi và lúc về, nhấn mạnh vào khoảng thời gian xa nhà.
– khi ra đi nhà thơ vẫn còn rất trẻ nhưng sau lần ra đi ấy nhà thơ chưa một lần về quê thăm nhà.
– Mãi cho đến khi tóc già pha sương rồi nhà thơ mới về lại nơi này.
-> Câu thơ giống như một lời tự trách chính bản thân mình của nhà thơ. Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn là nơi tình cảm ấm áp xóm làng, thế nhưng nhà thơ bận bịu bên ngoài mà chưa một lần nào về thăm quê đếnkhi không còn chỗ nào để đi mới trở về.
– Nhà thơ về quê có những cái không đổi nhưng có những cái đã đổi khác rồi.
• Cái không đổi: giọng quê -> đó là một thứ của quê hương mà nhà thơ vẫn còn giữ được. giọng nói ấy là giọng nói của cha mẹ truyền cho, nếu như cũng để đánh mất thì quả thật không nhớ gì đến bố mẹ nữa.