Phân tích bài Tựa cuốn Trích diễm thi tập của Hoàng Đức Lương
Phan tich bai Tua cuon Trich diem thi tap cua Hoang Duc Luong – Từ bài Tựa cuốn Trích diễm thi tập của Hoàng Đức Lương anh chị hiểu thế nào là một bài tựa. Sau khi chiến thắng oanh liệt quân Minh xâm lược, nhân dân Đại Việt bước sang giai đoạn hòa bình, xây dựng đất nước. Các tác phẩm thơ văn ...
Phan tich bai Tua cuon Trich diem thi tap cua Hoang Duc Luong – Từ bài Tựa cuốn Trích diễm thi tập của Hoàng Đức Lương anh chị hiểu thế nào là một bài tựa. Sau khi chiến thắng oanh liệt quân Minh xâm lược, nhân dân Đại Việt bước sang giai đoạn hòa bình, xây dựng đất nước. Các tác phẩm thơ văn sáng tác từ những thế kỉ trước nay được một số người sưu tầm và in thành sách. Học giả Hoàng Đức Lương đã tuyển chọn những bài thơ hay từ thời Trần đến đời ...
– Từ bài Tựa cuốn Trích diễm thi tập của Hoàng Đức Lương anh chị hiểu thế nào là một bài tựa.
Sau khi chiến thắng oanh liệt quân Minh xâm lược, nhân dân Đại Việt bước sang giai đoạn hòa bình, xây dựng đất nước. Các tác phẩm thơ văn sáng tác từ những thế kỉ trước nay được một số người sưu tầm và in thành sách. Học giả Hoàng Đức Lương đã tuyển chọn những bài thơ hay từ thời Trần đến đời Lê, đặt tên là Trích diễm thi tập ông trực tiếp viết lời Tựa cho cuốn sách này để giới thiệu với người đọc.
Tựa là bài viết đặt ở đầu sách, do chính tác giả hoặc người khác (thường là người am hiểu về nội dung cuốn sách) được tác giả mời viết. Bài Tựa thường nêu lên quan điểm của người viết về những vấn đề liên quan đến cuốn sách. Ví dụ như lí do và phương pháp làm sách, đặc điểm của sách… Thời xưa, khi phê bình văn học chưa phát triển thì các bài Tựa thường thực hiện chức năng này. Về độ dài ngắn, có bài dài vài trang, nếu giới thiệu tỉ mỉ; có bài chỉ vài chục dòng, nếu giới thiệu sơ lược.
Chúng ta hãy thử phân tích bài Tựa cuốn Trích diễm thi tập của Hoàng Đức Lương để hiểu rõ hơn thế nào là một bài Tựa ?
Mở đầu bài Tựa, tác giả nêu lên những nguyên nhân khiến cho văn thơ không được lưu truyền rộng rãi.
Nguyên nhân thứ nhất là do đặc điểm của văn thơ là kén chọn người đọc. Một món ăn ngon, một miếng gấm vóc đẹp, người bình thường có thể cảm nhận và thưởng thức được. Đến như văn thơ, thì lại là sắc đẹp ngoài cả sắc đẹp, vị ngon ngoài cả vị ngon, không thể đem mắt tầm thường mà xem, miệng tầm thường mà nếm được. Chỉ thi nhân là có thể xem mà biết được sắc đẹp ăn mà biết được vị ngon ấy thôi. Có nghĩa là thơ văn chỉ để dành riêng cho tầng lớp trí thức chiếm số ít trong xã hội.
Nguyên nhân thứ hai là việc sưu tầm và phổ biến thơ văn hầu như chưa được mấy ai coi là cần thiết: Những bậc danh nho làm quan to ở trong quan các, hoặc vì bận việc không rỗi thời giờ để biên tập, còn viên quan nhàn tản chức thấp cùng những người lận đận về khoa trường, thì đều không để ý đến.