28/05/2017, 12:36

Giới thiệu tác giả La Quán Trung và Tam quốc diễn nghĩa

La Quán Trung tên thật là La Bản, hiệu là Hồ Hải Tản Nhân, người huyện Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc, ông sinh vào đời Nguyên, mất vào đầu đời Minh (1330 – 1400 ?) Thời đại ông sống là thời đại mà mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp cực kì gay gắt và phức tạp. Vì thế mà cuộc sống của ...

La Quán Trung tên thật là La Bản, hiệu là Hồ Hải Tản Nhân, người huyện Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc, ông sinh vào đời Nguyên, mất vào đầu đời Minh (1330 – 1400 ?) Thời đại ông sống là thời đại mà mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp cực kì gay gắt và phức tạp. Vì thế mà cuộc sống của bản thân ông cũng không ổn định, phải nay đây mai đó. Người đời cho rằng tính cách của La Quán Trung là thích cô độc, lẻ loi. Các sáng tác của ông cho thấy ông ...

La Quán Trung tên thật là La Bản, hiệu là Hồ Hải Tản Nhân, người huyện Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc, ông sinh vào đời Nguyên, mất vào đầu đời Minh (1330  – 1400 ?) Thời đại ông sống là thời đại mà mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp cực kì gay gắt và phức tạp. Vì thế mà cuộc sống của bản thân ông cũng không ổn định, phải nay đây mai đó.

Người đời cho rằng tính cách của La Quán Trung là thích cô độc, lẻ loi. Các sáng tác của ông cho thấy ông chịu ảnh hưởng khá sâu đậm tư tưởng Nho giáo. Ông quan sát hiện thực xã hội bằng con mắt sắc sảo; thông qua tác phẩm, ông miêu tả và vạch trần bản chất của cái xã hội “dân đen chết đói nơi thôn xóm, anh tài mai một trong rừng sâu, người trung lương chết oan dưới gươm giáo…”. Chính nhận thức đúng đắn và thái độ yêu ghét phân minh của La Quán Trung trước thật giả, tốt xấu… đã khiến tầm tư tưởng của ông cao hơn tầng lớp trí thức đương thời một bậc. Những hoài bão chính trị lớn lao mà ông hằng ấp ủ đã không thể trở thành hiện thực. Sau năm 1364, không ai rõ về tung tích của ông nữa.

Các tác phẩm chính:

–    Tam quốc diễn nghĩa
–    Tùy Đường lưỡng triều chỉ truyện
–    Tàn Đường ngũ đại sử diễn nghĩa
–    Bình yêu truyện
–    Tống Thái Tổ long hổ phong vân hội


Tam quốc diễn nghĩa.


+ Hoàn cảnh ra đời:

Tam quốc diễn nghĩa là bộ tiểu thuyết dài được sáng tác vào đầu thời Minh (1368 – 1644), dựa theo tư liệu lịch sử và truyền thuyết có sẵn. Nội dung chủ yếu miêu tả tình hình phức tạp của cuộc đấu tranh chính trị và quân sự kéo dàỉ suốt một thế kỉ (từ năm 184 đời Linh đế thời Đông Hán đến năm 280 đời Vũ đế thời Tây Tấn).

 

tam quoc dien nghia

Toàn bộ tác phẩm gồm 120 hồi, kể về sự kiện một nước chia ba. Đó là cuộc phân tranh dữ dội giữa ba tập đoàn phong kiến quân phiệt: Ngụy – do Tào Tháo cầm đầu, chiếm giữ phía Bắc từ Trường Giang trở lên (Bắc Ngụy) ; Thục – do LƯU Bị cầm đầu, chiếm giữ Tây Nam (Tây Thục); Ngô – do Tôn Quyền cầm đầu, chiếm giữ phía Đông Nam (Đông Ngô).

 
Đặc điểm nội dung:
 
La Quản Trung đã phục hiện toàn cảnh bức tranh quân sự – chính trị rộng lớn của Trung Quốc thời cổ (thế kỉ II, III), thông qua đó phơi bày tình trạng chiến tranh liên miên gây ra bao đau khổ, tang thương cho dân chúng. Đặc biệt, tác giả đi sâu vào việc thể hiện mâu thuẫn gay gắt trong nội bộ giai cấp thống trị thời đó. Những nhân vật và tình tiết tuy được hư cấu để tô đậm nét cá biệt nhưng vẫn dựa trên sự chân thực của lịch sử, phản ánh được bản chất con người và xã hội thời Tam quốc.
 
Thái độ yêu ghét của La Quán Trung thể hiện rất rõ trong cách xây dựng tính cách nhân vật. Tư tưởng, tình cảm của ông được gửi gắm qua từng hình tượng văn học.
 
Ca ngợi LƯU Bị, Quan Công, Trương Phi, Gia Cát Lượng và chỉ trích, lên án Đổng Trác, Tào Tháo…, tác phẩm đã phản ánh thái độ rạch ròi của tác giả đối với hiện thực phong kiến lúc bấy giờ, Đây cũng chính là ấn tượng không thể phai mờ mà tác phẩm để lại trong lòng người đọc nhiều thế hệ.
 
Tác giả yêu mến, ủng hộ LƯU Bị và căm ghét, phản đối Tào Tháo. Tác giả miêu tả Tào Tháo là kẻ gian hùng, tàn bạo; vì mục đích vị kỉ mà dám làm tất cả, bất chấp đạo lí nhân nghĩa như giết hoàng hậu, áp bức nhà vua, dối trên lừa dưới… Hình tượng Tào Tháo có ý nghĩa điển hình và phổ biến trong -giai cấp phong kiến thống trị thời đó. Thông qua nhân vật này, La Quán Trung đã vạch trần bản chất tham bạo của giai cấp bóc lột. Câu nói nổi tiếng của Tào Tháo: “Thà ta phụ người chứ không để người phụ ta” đã đức kết phương châm xử thế và được coi là triết lý sống của phần lớn giai cấp thống trị phong kiến.
Hoàn toàn tương phản với Tào Tháo gian hùng, tàn ác là Lưu Bị trung hậu, nhân ái. Các thành viên trong tập đoàn của ông mà hạt nhân là Quan Công, Trương Phi… đoàn kết, yêu thương, tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau. Mượn nhân vật Lưu Bị, tác giả phát biểu quan điểm : “Muốn làm việc lớn, phải lấy dân làm gốc”. Hình ảnh tốt đẹp của Lựu Bị là hình ảnh về một vị vua sáng suốt, nhân từ mà dân chúng hằng ao ước,
 
Bộ ba anh em kết nghĩa vườn đào (Lưu Bị, Quan Công, Trương Phi) là biểu tượng cho tình bạn keo sơn, sống chết có nhau. Tình nghĩa bạn bè của họ được đặt lên trên tiền tài, danh vọng, thế lực… Điều này làm rung động lòng người trong cái xã hội mà toan tính vụ lợi cá nhân đã trở thành ý thức phổ biến của giai cấp thống trị. Thái độ của tác giả là mến phục và ca ngợi sự trung nghĩa trong tình bạn của bộ ba LƯU-Quan – Trương nên đã xây dựng thành một biểu tượng bằng hữu nổi tiếng muôn đời.
 
Đặc điểm nghệ thuật:
 

+ Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật điển hình:
 
Bộ tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa có tới hơn 400 nhân vật, trong đó có những nhân vật chính là những điển hình bất hủ có dung mạo và cá tính rõ nét. Lưu Bị trong sáng, nhân từ; Tôn Quyền trầm tĩnh, cương nghị; Tào Tháo gian hiểm, tàn bạo; Quan Công tận tụy, trung nghĩa; Khổng Minh mưu kế hơn người…
 
Nổi bật nhất vẫn là hình tượng Trương Phi. Tính Trương Phi thẳng thắn, nóng nảy, cương trực, rất ghét những điều xấu xa. Vì ông có đời sống trong sạch thái độ yêu ghét phân minh, mọi hành động lớn nhỏ đều vì nghĩa nên được nhiều người ca ngợi. Trương Phi là nhân vật tự nhiên nhất và sinh động nhất trong tác phẩm.
 
Nhân vật Tào Tháo cũng được tác giả miêu tả rất sắc sảo. Là kẻ gian giảo hiểm độc nên nhất nhất mọi lời nói, cử chỉ, hành động của hắn đều toát ra bản chất ấy. La Quán Trung đã tập hợp nhiều giai thoại về Tào Tháo để dựng nên một điển hình ích kỉ của giai cấp thống trị, làm cho người đọc nhận thức được bản chất xấu xa của chúng.
 
Khổng Minh (Gia Cát Lượng) lại là một điển hình về mưu trí sáng suốt, cả đời ông mang hết tinh thần và tài năng để phò Lưu Bị, vạch ra những sách lược đúng đắn nhất cho việc tạo dựng sự nghiệp chính trị của LƯU Bị. òng ít khi nghĩ tới quyền lợi của bản thân, thưởng xuất hiện ở tuyến đầu của cuộc đấu tranh và luôn giành được thắng lợi nhờ tài trí kiệt xuất. Đặc điểm nổi trội nhất ở nhân vật Khổng Minh là tài tiên đoán chuẩn xác các tình huống để từ đó đưa ra các sách lược đúng đắn và chu đáo nhất, tạo cơ sở chắc chắn cho chiến thắng.
 
Nguyên tắc xây dựng nhân vật điển hình của La Quán Trung là nắm chắc đặc trưng, nhấn mạnh và nêu bật đặc điểm trong tính cách của nhân vật. Nghệ thuật này được nhiều nhà văn Trung Quốc sau này kế thừa và phát triển.
 
+ Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn:
 
Kết cấu tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa theo lối chương hồi, mỗi hồi kể về một sự kiện, sự việc có liên quan đến một vài hoặc nhiều nhân vật.
Dưới ngòi bút kì tài của La Quán Trung, các cuộc giao tranh lớn nhỏ mở ra hết cảnh này đến cảnh khác, thiên biến vạn hoá, không hể trùng lặp, phản ánh tính chất phức tạp và đa dạng của^hiến tranh. Mỗi lần tả một trận ‘ đánh, tác giả lại giới thiệu tường tận tính cách của chủ tướng, cách bô’ trí, phối hợp binh lực, tương quan lực lượng giữa hai bên, sự vận dụng uyển chuyển, linh hoạt các chiến lược, chiến thuật, diễn biến và kết thúc trận đánh. Trận Xích Bích dữ dội, ác liệt và đầy kịch tính là ví dụ tiêu biểu nhất chứng minh cho tài năng nghệ thuật miêu tả chiến tranh của La Quán Trung. Người đọc bị lôi cuốn, hấp dẫn bởi từng trang truyện, nhiều trang truyện mô tả cảnh chiến trận ác liệt và hoành tráng, đậm chất sử thi.
 
+ Thủ pháp nghệ thuật cường điệu, phóng đại.
 
Thủ pháp này được La Quán Trung vận dụng triệt để trong bộ tiểu thuyết với mục đích khắc hoạ rõ nét tính cách nhân vật trong từng hoàn cảnh cụ thể. Ví dụ như chi tiết Trương Phi dũng mãnh, thét lên ba tiếng vang như sấm ở cầu Trường Bản, khiến cho Hạ Hầu Kiệt khiếp sợ đến vỡ mật, từ trên ngựa
ngã nhào xuống. Hay như chỉ tiết sau trận Xích Bích, Chu Du thua vì đố kị và hiếu thắng, đương đầu không nổi với Gia Cát Lượng nên đã hét lên một tiếng, võ cả nhọt độc, hộc máu ra mà chết .
 
So với các tiểu thuyết ra đời trước thì Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung là một tiến bộ vượt bậc. Tác giả đã miêu tả một cách quy mô và hết sức hấp dẫn mâu thuẫn gay gắt và các cuộc đấu tranh phức tạp, hỗn độn qua hơn bốn trăm nhân vật trong vương triều phong kiến Trung Quốc cổ đại thế kỉ thứ 11, thứ III.
 
Ngoài những sáng tạo về ngôn ngữ và thể tài mới ảnh hưởng to lớn đến Gác sáng tác văn học về sau, Tam quốc diễn nghĩa còn có tác dụng sâu rộng về mặt đời sống xã hội của Trung Quốc suốt mấy trăm năm qua. Ngoài giá trị văn chương, bộ tiểu thuyết này có giá trị như một cuốn bỉnh pháp cơ bản, vì thế mà nó tồn tại và có sức sống lâu bền trước thử thách của thời gian.
 
Theo: Thu Hương
 
0