28/05/2017, 12:36

Cảm nhận cái tài và cái tâm của Nguyễn Tuân qua Chữ người tử tù và Người lái đò Sông Đà

Cảm nhận của anh (chị) về cái tài và cái tâm của Nguyễn Tuân thể hiện qua hai kiệt tác của hai chặng đường sáng tạo: truyện ngắn Chữ người tử tù và tùy bút Người lái đò Sông Đà. Gợi ý – Kiểu bài: phát biểu cảm nghĩ về một số vấn đề mà tác phẩm văn học nêu ra. – Nội dung: cái tài và cái ...

Cảm nhận của anh (chị) về cái tài và cái tâm của Nguyễn Tuân thể hiện qua hai kiệt tác của hai chặng đường sáng tạo: truyện ngắn Chữ người tử tù và tùy bút Người lái đò Sông Đà. Gợi ý – Kiểu bài: phát biểu cảm nghĩ về một số vấn đề mà tác phẩm văn học nêu ra. – Nội dung: cái tài và cái tâm của nhà văn Nguyễn Tuân thể hiện trong truyện ngắn Chữ người tử tù sáng tác trước 1945 và tùy bút Người lái độ Sông Đà sáng tác ...

Cảm nhận của anh (chị) về cái tài và cái tâm của Nguyễn Tuân thể hiện qua hai kiệt tác của hai chặng đường sáng tạo: truyện ngắn Chữ người tử tù và tùy bút Người lái đò Sông Đà.  

Gợi ý

–    Kiểu bài: phát biểu cảm nghĩ về một số vấn đề mà tác phẩm văn học nêu ra.

–    Nội dung: cái tài và cái tâm của nhà văn Nguyễn Tuân thể hiện trong truyện ngắn Chữ người tử tù sáng tác trước 1945 và tùy bút Người lái độ Sông Đà sáng tác sau 1945.

–    Lưu ý: trước khi đi vào nệi đung cái tài và cái tâm trong hai kiệt tác trên, cần có đôi dòng xác định khái niệm cái tài (tài năng, tài hoa) và cái tâm (tấm lòng) của tác giả.

Dàn bài chi tiết


 I. Đặt vấn đề

–    Giới thiệu nhà văn Nguyễn Tuân:

Sinh 1910 mất 1987, là một tác giả được sách giáo khoa Văn 12 nhận định như: "Một nghệ sĩ lớn, một nhà văn hóa lớn".

Nghĩ đến Nguyễn Tuân người ta thưởng nói đến một nghệ sĩ tài hoa, có phong cách độc đáo và cái "ngông" nổi tiếng. Nhưng Nguyễn Tuân còn là một nhà văn có tấm lòng tha thiết với đất nước, với tiếng Việt, với cuộc sống, với cái đẹp và cái thật.

 

–    Giới thiệu truyện ngắn Chữ người tử tù và tùy bút Người lái đò Sông Đà:

   

 
Chữ người tử tụ in trong tập truyện Vang bóng một thời xuất bản 1940 là một truyện có giá trị nổi bật viết về ông Huấn Cao – một khách tài hoa nghệ sĩ đồng thời là một trang anh hùng nghĩa sĩ tuy chí lớn không thành vẫn ung dung, bất khuất.
 
Người lái đò Sông Đà rút trong tập tùy bút Sông Đà của Nguyễn Tuân in lần đầu năm 1960, miêu tả một cách sắc sảo cảnh thác đá sông Đà và tài nghệ tuyệt vời của ông lái đò khi lao thuyền vượt thác.
 
Cả hai kiệt tác trên đã thể hiện được cái tài và ,cái tâm cửa Nguyễn Tuân ở hai chặng đường sáng tạo trước 1945 và sau 1945.
 
II.    Giải quyết vân đề
 
1.    Về cái tài là cái tâm của nhà nghệ sĩ lớn Nguyễn Tuân
 
–    Tài: ở đây là tài năng, tài hoa thể hiện ở sự hiểu biết sâu rộng uyên bác, sự khám phá thiên nhiên, khám phá tâm hồn con người, sự tạo dựng những hình tượng mãnh liệt gây ấn tượng, sử dụng ngôn ngữ phong phú giàu tính tạo hình…
 
–    Tâm: tấm lòng, sự hướng thiện, sự rung cảm chân thành đối với con người, cuộc sống, đất nước.
 
–    Ở Nguyễn Tuân cả tâm và tài đều ở độ chín muồi, thăng hoa.
 
2.    Cảm nhận về cái tài và cái tâm trong truyện ngắn "Chữ người tử tù"
 
a)    Cái tài của Nguyền Tuân ở đây là sáng tạo được một nhân cách kiêu dũng, bất khuất trong vị thế một người tử tù trong một truyện ngắn trang nghiêm, cổ kính. Cần chú ý:
 
+ Tư thế ông Huân Cao: "Thản nhiên nhận rượu và ăn thịt" mặc dù ông là kẻ tù tù sắp đến ngày vào Kinh để chịu hành huyết.
 
+ Câu nói của ông Huấn Cao với quản ngục: "Người hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều, là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây".
 
–    Tuy nhiên cái tài của Nguyễn Tuân trong việc sáng tạo nhân vật kiêu dũng này còn ở chỗ phát hiện được cái tính biết phục thiện của ông khi ông biết được nỗi lòng viên quản ngục.
 
+ Chú ý câu nói của ông Huấn Cao: "Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất tấm lòng trong thiên hạ".
 
+ Chú ý lời khuyên của ông Huân Cao: "Tôi bảo thực đấy, thầy Quản nên tìm về nhà quê ở đã, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây khó giữ thiện lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cả đời lương thiện đi".
 
–    Cảnh ông Huấn Cao cho chữ viên quản ngục trong cái đêm cuối cùng ở nhà lao là một đoạn "tuyệt bút", thể hiện tài năng tuyệt vời của ngòi bút Nguyễn Tuân. Đó là cảnh tượng "sưa nay chưa từng có" vừa trang trọng cổ kính, vừa dữ đội làm nổi rõ nhân cách cao cả và tài năng của Huấn Cao và "thiên lương" của quản ngục giữa cảnh ngục tù u ám, tối tám.
 

b) Cái tâm của Nguyễn Tuân ở truyện ngắn Chữ người tử tù.
 
–    Việc phát hiện, xây dựng hai nhân cách cao đẹp là ông Huấn Cao và viên quản ngục ở chốn lao tù thể hiện rõ tấm lòng yêu tin trân trọng của nhà văn đối với con người, đối với cuộc sông "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn".
 
–    Toàn bộ truyện ngắn toát lên tính nhân hậu, sự hướng thiện, hướng mĩ, nói lên tư tưởng tiến bộ, nhân văn của nhà văn ngay từ trước Cách mạng tháng Tám 1945.
 
3.    Cảm nhận về cái tài và cái tâm của Nguyễn Tuân trong tùy bút "Người lái đò Sông Đà"
 
a) Cái tài của Nguyễn Tuân ở Người lái đò Sông Đà:
 
 
 
+ Tác giả đã dựng lên được một thạch trận sông Đà và một con người – ông lái đò – nghệ sĩ vượt thạch trận đó.
 
+ Thạch trận trên sông Đà: "Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này… Nhưng hình như Sông Đà đã giao việc cho mỗi hòn, mới thấy rằng đây là nó bày thạch trận trên sông”.
 
+ Ông lái đò – nghệ sĩ vượt thạch trận: "Thạch trận dàn bày vừa xong thì cái thuyền vụt tới (…) Ông đò hai tay giữ mái chèo khỏi bị hẩt lên khỏi sóng trận địa phóng thẳng vào mình (…) Không một chút nghỉ tay nghỉ mắt, phải phá luôn vòng vây thứ hai và đổi luôn chiến thuật (…) Cưỡi lên thác Sông Đà, phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ".
 
–    Cái tài của Nguyễn Tuân ở đây còn thể hiện ở sự sử dụng ngôn ngữ, tạo dựng hình tượng gây ấn tượng mạnh mê đến người đọc. Ví dụ: "Mặt nước hò la vang dậy quanh mình, ùa vào mà bẻ gẫy cán chèo võ khí trên cánh tay mình. Sóng nước như thế quân liều mạng vào sát nách mà đá trái mà thúc gối vào bụng và hông thuyền. Có lúc chúng đội cả thuyền lên. Nước bám lấy thuyền như đô vật túm thắt lưng ông đò đòi lật ngửa mình ra giữa trận nước vang trời thanh la não bạt".
 
b)    Cái tâm của Nguyễn Tuân ở Người lái đò Sông Đà.
 
–    Thác dữ sông Đà bày thạch trận, ba lần trùng vi, ba lần hiểm nguy, song con người vẫn vượt lên thác dữ, cưỡi lên thác dữ như cười hổ và vượt thác xong, người lái đò sông Đà lại trở lại với cuộc sống bình thường. Nhà văn ca ngợi tài nghệ con người và nhất là cái chí vượt thác dữ chế ngự thiên nhiên của con người. Ở đây ông lái đò được nhà văn miêu tả như một nghệ sĩ tài hoa, có chí lớn vượt thác.
 
–    Miêu tả cảnh thác dữ, miêu tả vẻ hùng vĩ của con sông Tây Bắc, Nguyễn Tuân tỏ ra rất mến yêu trân trọng thiên nhiên đất nước. Ông miêu tả sông Đà: "tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban, hoa gạo".
 

III. Kết thức vấn đề
 
–    Nhà vãn Nguyễn Tuân đã đi xa từ mùa thu 1987 nhưng tác phẩm của ông vẫn còn lại với hậu thế. Đọc những tác phẩm của ông, người đọc cầm nhận được sâu sắc cái tâm, cái tài ông gửi gắm trong những tác phẩm ấy.
 
–    Ông đúng là một nhà nghệ sĩ lớn, một nhà văn hóa lớn, lớn cả tài năng và tấm lòng, mà Chữ người từ tù và Người lái đò sông Đà, hai kiệt tác bất hủ cũng đủ để minh chứng cho cái tài và cái tâm của nhà văn.
 
Theo: Thái Bảo
0