28/05/2017, 12:36

Đôi điều về sự nghiệp văn học của Nguyễn Tuân

Những nét chính về sự nghiệp văn học của Nguyễn Tuân. Chú ý nêu rõ đặc điểm cơ bản về con người, tư tưởng và phong cách nghệ thuật của Nguyền Tuân. Nguyễn Tuân (1910 – 1987), quê xã Nhân Mục, thôn Thượng Đình, nay thuộc xã Nhân Chính, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Ông sinh ra từ một gia đình nhà nho khi ...

Những nét chính về sự nghiệp văn học của Nguyễn Tuân. Chú ý nêu rõ đặc điểm cơ bản về con người, tư tưởng và phong cách nghệ thuật của Nguyền Tuân. Nguyễn Tuân (1910 – 1987), quê xã Nhân Mục, thôn Thượng Đình, nay thuộc xã Nhân Chính, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Ông sinh ra từ một gia đình nhà nho khi Hán học đã suy tàn. Nguyễn Tuân xứng đáng được coi là một nghệ sĩ lớn, một nhà văn hóa lớn; đã để lại cho đời một sự nghiệp văn học phong phú với ...

Những nét chính về sự nghiệp văn học của Nguyễn Tuân. Chú ý nêu rõ đặc điểm cơ bản về con người, tư tưởng và phong cách nghệ thuật của Nguyền Tuân.       

Nguyễn Tuân (1910 – 1987), quê xã Nhân Mục, thôn Thượng Đình, nay thuộc xã Nhân Chính, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Ông sinh ra từ một gia đình nhà nho khi Hán học đã suy tàn.

Nguyễn Tuân xứng đáng được coi là một nghệ sĩ lớn, một nhà văn hóa lớn; đã để lại cho đời một sự nghiệp văn học phong phú với những trang viết độc đáo, đầy tài hoa.

1.    Con người Nguyễn Tuân

–    Là một trí thức yêu nước và có tinh thần dân tộc.

+ Yêu tha thiết tiếng mẹ đẻ và những kiệt tác văn chương của dân tộc.

+ Yêu phong cảnh đẹp của quê hương đất nước, những thú chơi tao nhã: uống trà, nhắm rượu, chơi hoa, chơi đẹp chữ, thả thơ v.v…

–    Ý thức cá nhân phát triển rất cao:

+ Viết văn để khẳng định cá tính độc đáo.

+ Ham du lịch, tôn thờ "chủ nghĩa xê dịch"

–    Là con người rất mực tài hoa:

+ Viết văn, am hiểu hội họa, điêu khắc, sân khấu, điện ảnh,    ..vv.

–    Là một nhà văn biết quí trọng thật sự nghề nghiệp của mình, coi nghệ thuật là hình thái lao động nghiêm túc.

 

2.    Sự nghiệp văn học và các đề tài chính của Nguyễn Tuân

– Trước cách mạng tháng Tám:

+ Đề tài: Chủ nghĩa xê dịch, vẻ đẹp "vang bóng một thời", đời sống trụy lạc, được viết trong cảm hứng nhân văn sâu sắc và cái "tôi” trữ tình, độc đáo của nhà văn.

 
+ Tác phẩm: Một chuyển đi (1938), Vang bóng một thời (1939), Thiếu quê hương (1940), Chiếc lư đồng mắt cua (1941), v.v…
 
–    Sau cách mạng tháng Tám:
 
+ Đề tài: Ca ngợi quê hương đất nước, ca ngợi nhân dân trong chiến đấu và sản xuất.
 
Hình tượng chính là nhân dân lao động, người chiến sĩ trên mặt trận vũ trang. Dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân, người công dân dũng cảm, đồng thời là những con người tài hoa nghệ sĩ.
 
+ Tác phẩm: Bút ký Sông Đà (1960), một số tập Kí chống Mĩ (1965 – 1975) và nhiều bài tùy bút viết về cảnh sắc và hương vị đất nước.
 
3.    Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân
 
Nguyễn Tuân có một phong cách nghệ thuật rất độc đáo và sâu sắc:
 
–    Phong cách ấy, trước hết thâu tóm trong một chữ "ngông": dựa vào tài hoa và sự lịch lãm hơn đời để đặt mình lên trên thiên hạ.
 
+ Sự vật được miêu tả bao giờ cũng được Nguyễn Tuân quan sát chủ yếu ở phương diện văn hóa, mĩ thuật.
 
+ Văn Nguyễn Tuân vừa đĩnh đạc cổ kính vừa trẻ trung hiện đại.
 
–    Ông là nhà văn luôn thèm khát những cảm giác mới lạ, nhà văn của những tính cách phi thường, những cảm giác mãnh liệt, những phong cảnh tuyệt mĩ, v.v…
 
+ Phong cảnh ấy tự tìm đến thể tùy bút như một điều tất yếu và ở thể tùy bút độc đáo của mình, ông đã có đóng góp lớn cho sự phát triển của ngôn ngữ văn học Việt Nam: kho từ vựng phong phú, khả năng tổ chức câu văn xuôi đầy giá trị tạo hình, lại có nhạc điệu trầm bổng.
 

Nguyễn Tuân là một nghệ sĩ tài hoa, một con người có nhân cách. Nguyễn Tuân không còn, nhưng phong cách Nguyễn Tuân thì sống mãi trong văn chương ông để lại cho đời.

 

Theo: Thái Bảo

0