28/05/2017, 12:36

Cảm nhận của mình về những tiếng nói thơ đã làm phong phú thêm chủ đề Tổ quốc

Chủ đề lớn nổi bật trong thơ 1945 – 1975 là chủ đề Tổ quốc, nhưng lại được biểu hiện ở nhiều nội dung khác nhau và những tiếng nói thơ khác nhau. Qua những bài thơ đã học, anh (chị) hãy nêu cảm nhận của mình về những tiếng nói thơ đã làm phong phú thêm chủ đề Tổ quốc đó. DÀN BÀI CHI TIẾT I. Mở bài ...

Chủ đề lớn nổi bật trong thơ 1945 – 1975 là chủ đề Tổ quốc, nhưng lại được biểu hiện ở nhiều nội dung khác nhau và những tiếng nói thơ khác nhau. Qua những bài thơ đã học, anh (chị) hãy nêu cảm nhận của mình về những tiếng nói thơ đã làm phong phú thêm chủ đề Tổ quốc đó. DÀN BÀI CHI TIẾT I. Mở bài Kết thúc bài thơ Tình sông núi, Trần Mai Ninh viết: Có mối tình nào Đẹp hơn Tổ quốc? Đó chính là tình cảm lớn nhất làm nên ...

Chủ đề lớn nổi bật trong thơ 1945 – 1975 là chủ đề Tổ quốc, nhưng lại được biểu hiện ở nhiều nội dung khác nhau và những tiếng nói thơ khác nhau. Qua những bài thơ đã học, anh (chị) hãy nêu cảm nhận của mình về những tiếng nói thơ đã làm phong phú thêm chủ đề Tổ quốc đó.            

DÀN BÀI CHI TIẾT

I.    Mở bài

Kết thúc bài thơ Tình sông núi, Trần Mai Ninh viết:
Có mối tình nào Đẹp hơn Tổ quốc?
Đó chính là tình cảm lớn nhất làm nên chủ đề Tổ quốc trong thơ 1945 – 1975.

II.    Thân bài

Là một chủ đề lớn, bao trùm trong thơ, nhưng ở mỗi tác giả, tùy theo hoàn cảnh riêng và từ một góc độ cảm nhận riêng của mình, đã thể hiện chủ đề Tổ quốc bằng những nội dung khác nhau và những tiếng nói thơ khác nhau:

1.    Với Quang Dũng, Tổ quốc chính là người lính, Tổ quốc được tượng hình trong người lính đánh giặc. Và ở đây là những người lính Tây Tiến của anh, đẹp như trong huyền thoại – người lính của một thời anh hùng rực lửa "một đi không bao giờ trỏ lại":

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.

Người lính đó được miêu tả bằng bút pháp lãng mạn với giọng điệu trầm hùng bi tráng mang đậm màu sắc sử thi của một thời hào hùng oanh liệt, của những con người "chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh", phi thường khi sống đánh giặc và càng phi thường hơn khi đã hi sinh cho đất nước:

Áo bào thay chiểu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

          

 

2.    Với Hoàng cầm, Tổ quốc là quê hương, tình yêu Tổ quốc được cụ thể hóa sâu sắc và thiết tha trong tình yêu quê hương Kinh Bắc, một miền quê thơ mộng và trữ tình có dòng sông Đuống trôi lấp lánh giữa đôi bờ cát. trắng mịn, giữa một màu xanh biêng biếc của dâu mía ngô khoai; có "lúa nêp thơm nồng", có "tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp", có một khống gian lễ hội như dưa ta về những cổ tích xa xưa* và nhất là có những người con gái Kinh, Bắc đẹp như trong tranh với nét cười rạng rỡ, mê hồn:
 
Những cô hàng xén răng đen
 
Cười như mùa thu tỏa nắng.
 
Nhưng quê hương sông Đuống đã bị giặc chiếm đóng và tàn phá dã man. Cả bài thơ dài là một dòng tình cảm nhói đau của nhà thơ, cái Đau bên cạnh cái Đẹp càng làm cho nỗi Đau thêm sâu, và càng Đau càng thấy quê hương mình Đẹp và dáng yêu biết chừng nào. Như sông chảy về biển, dòng tình cảm ấy cuối cùng kết tụ lại thành một niềm tin son sắt vào ngày quê hương giải phóng, các cô gái Kinh Bắc trong sắc áo màu duyên dáng lại tưng bừng về sự lễ hội non sông:
 
Em mặc yếm thắm
Em thắt lụa hồng
Em đi trẩy hội non sông
Cười mê ánh sáng muôn lòng xuân xanh.
(Bên kia sống Đuống)
 
3.    Với nhà thơ cách mạng Tố Hữu, Tổ quốc dược ghi nhận bằng một nét mới. Tổ quốc chính là cách mạng, và ở trường ca Việt Bắc, tình yêu Tổ quốc là tình yêu quê hương cách mạng, thủy chung gắn bó đời đời với quê hương cách mạng:
 
Mười Lăm năm ấy ai quên
 
Quê hương cách mạng dưng nên Cộng hòa.
Mình về mình lại nhở ta
 
Mái dinh Hồng Thái, cây đa Tân Trào.
 
Để nói lên cái tình cảm lớn lao, mới mẻ này, nhà thơ đã dùng tiếng nói ân tình của ca dao trong một kết cấu thơ dân gian của lối đối đáp giao duyẻn nam nữ giữa người về xuôi (cán bộ, bộ đội …) và người ở lại (đồng bào Việt Bắc). Ngay khúc đàn dạo đầu đã thâm đượm sâu sắc và thiết tha cái nghĩa tình đó:
 
Mình về mình có nhớ ta
 
Mười Lãm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
 
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn.
 
Âm hưởng tình nghĩa ngọt ngào mà sâu nặng ấy đã theo suốt 150 câu lục bát của bài ca gợi nhớ trong ta những tình cảm nồng nàn} tha thiết về quê hương cách mạng.
 
4.    Đến Nguyễn Đình Thi, Tổ quốc không dừng lại ở những miền quê cụ thể (trong đó có quê hương cách mạng) mà dã tổng hợp, khái quát lại thành một tượng đài Đất nước trong thơ. Cảm hứng về Đất nước đã dược nhà thơ tích lũy, trải nghiệm trong suốt chiều dài của cuộc kháng chiến chống Pháp, .để đến những ngày chiến thắng trào ra mãnh liệt thành một tượng đài Đất nước bằng thơ: một đất nước hiền hòa mà bất khuất, tình nghĩa mà anh hừng – một đất nước đã trưởng thành, tỏa sáng:
 
Súng nổ rung trời giận dữ
 
Người lên như nước vỡ bờ
 
Nước Việt Nam từ máu lửa
 
Rũ bàn đứng dậy sáng lòa.
 
Gương mặt đất nước được chiểu rọi bằng những sắc màu mới: Đất nước của Nhân dân, Đất nước của Cách mạng. Đất nước ấy đá đến với chúng ta bằng giọng thơ trầm hùng, mạch thơ cuộn chảy, những hình ảnh cô đúc và ngôn ngữ kết tinh. Tất cả những điều này, suy cho cùng, cũng đều do cái cảm hứng sử thi ấy tạo nên từ một hồn thơ yêu nước – cách mạng, đem đến cho ta một giọng diệu riêng về Đất nước của Nguyền Đình Thi: Đèm đêm rì rẩm trong tiếng đất Những buổi ngày xưa vọng nói về.
 
5. Trong những ngày chống Mỹ căng thẳng và quyết liệt nhất, Nguyễn Khoa Điềm đã có những nhận thức mới về Đất nước: Đất nước của Nhân dân, Nhân dân 1: người làm nên Đất nước. "Đất nước bắt đầu từ miếng trầu bây giờ bà ăn – Đất nước lớn lẽn khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc". Đất nước bắt đầu từ cái kèo, cái cột dựng nhà; từ hạt gạo hai sương một nắng xay, giã, giần, sàng; từ "chiếc khăn em đánh rơi trong nỗi nhớ thầm"; Đất nước nhập vào sông núi thành những danh lam thắng cảnh mang dáng hình cuộc sống ông cha : Đất nước ấy là của những con người: Họ đã sống và chết Giản dị và bình dân Không ai nhớ mặt đặt tên Nhưng họ đã làm ra Đất nước.
 
Nhà thơ đã dùng một Đất nước của ca dao thần thoại để nói lên tư tưởng lớn Đất nước của Nhân dân. Cách nói này vừa gàn gũi, dễ hiểu, lại giàu chất thơ, dễ đi vào lòng người, ai cũng cảm nhận được, cũng thấy ngay cái tư tưởng đó xuyên thấm suốt bài thơ:
 
Khi ta lớn lên, Đất nước đã có rồi
Đất nước có trong những cái "ngày xửa ngày xưa" mẹ thường hay kể …
 
III.    Kết bài
 
Năm bài thơ là năm nội dung riêng về Tể quốc, năm cách cảm nhận khác nhau của từng thi sì về Tổ quốc thân yêu của mình. Mỗi cách cảm nhận đều có tiếng nói riêng, giọng điệu riêng đem đến sự đa dạng và phong phú về cách nhìn Đất nước, về vẻ đẹp của Tể quốc trong thơ.
 
Theo: Thái Bảo
0