Phân tích bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu
Phân tích bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu văn học lớp 8 Phan Bội Châu là một trong những nhà chiến sĩ cách mạng và cũng là một nhà nghệ thuật lớn của dân tộc. Ở trong ông, luôn có sự giao thoa giữa hai tính cách đó là tâm hồn lãng mạn của một người nghệ sĩ và cả ý chí ...
Phân tích bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu văn học lớp 8 Phan Bội Châu là một trong những nhà chiến sĩ cách mạng và cũng là một nhà nghệ thuật lớn của dân tộc. Ở trong ông, luôn có sự giao thoa giữa hai tính cách đó là tâm hồn lãng mạn của một người nghệ sĩ và cả ý chí chiến đấu mãnh liệt của người chiến sỹ cứu nước với tinh thần gang thép. Những điều đó đã được thể hiện một cách rõ nét qua những tác phẩm của ông và đặc biệt là bài thơ ...
văn học lớp 8
Phan Bội Châu là một trong những nhà chiến sĩ cách mạng và cũng là một nhà nghệ thuật lớn của dân tộc. Ở trong ông, luôn có sự giao thoa giữa hai tính cách đó là tâm hồn lãng mạn của một người nghệ sĩ và cả ý chí chiến đấu mãnh liệt của người chiến sỹ cứu nước với tinh thần gang thép. Những điều đó đã được thể hiện một cách rõ nét qua những tác phẩm của ông và đặc biệt là bài thơ “ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” được ông viết khi đang bị bắt giam, thế nhưng tinh thần của ông thể hiện qua bài thơ thì không hề bị ảnh hưởng bởi điều đó mà nó vẫn toát lên vẻ đẹp trong tâm hồn của người chiến sĩ.
Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu
Chạy mỏi chân thì hãy ở tù
Chỉ hai câu thơ đầu mà tinh thần của người chiến sĩ đã được thể hiện một cách rõ nét. Nhà thơ tự thấy mình là người hào kiệt, mang trong mình dòng máu của những đại trượng phu. Từng câu chữ thể hiện được cái nhìn của ông về cuộc sống của mình. Ông không coi việc mình bị bắt giữ là một điều khó khăn mà ông coi đó là việc nghỉ ngơi khi ông đã đi “ mỏi chân” tại khắp mọi nơi. Thế mới thấy được tinh thần của những người chiến sĩ bất khuất nhưng cũng lạc quan tới mức nào.
Đã khách không nhà trong bốn biển
Lại người có tội giữa năm châu
Người chiến sĩ ấy có tinh thần hiên ngang với ý chí to lớn tới khắp mọi nơi trong thế gian này. Thế nhưng ông lại phải chịu cảnh không hề có nhà trong cả một trời đất to lớn, không những thế ông còn phải mang danh xấu, bị bắt mà không thể hiện được, làm được theo đúng những nguyện vọng của mình trong suốt cuộc đời au này của mình.. Những câu thơ đầu đã thể hiện được cái tình thần lạc quan của nhà thơ thế nhưng với hai câu sau, chúng ta lại cảm nhận được phần nào đó những điều bất lực tỏng suy nghĩ của ông lúc bấy giờ. Cả một biển trời, nhưng không có nơi đâu là nhà, ý chí đi xa khắp bốn bể năm châu nhưng cũng chỉ có thể xả thân mình mà hy sinh cũng không thể làm được những điều mà mình mong muốn. Điều đó cũng đúng đối với hoàn cảnh của nhà thơ lúc bấy giờ khi ông bị quân giặc bắt và giam lỏng cho tới suốt cuộc đời sau này của mình.
Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế
Mở miệng cười tan cuộc oán thù
Tuy bị bắt, bị giam giữ về thể xác nhưng nhà thơ vẫn giữ được cho mình những ý chí và suy nghĩ về cuộc kháng chiến cách mạng. Ông luôn nuôi dưỡng trong mình những tư tưởng hào hùng và không bao giờ có thể đầu hàng trước khó khăn, số phận, để luôn bùng cháy lên ngọn lửa khát vọng được hi sinh vì tổ quốc. biết bao nhiêu những khó khăn, những điều tưởng chừng như sẽ không thể nào mà vượt qua được thì chỉ cần cười lên, lạc quan lên thì những điều đó sẽ thay đổi, sẽ không còn những khó khăn ở phía trước nữa. Thế mới thấy được tinh thần của nhà thơ, của người chiến sĩ như Phan Bội Châu không chỉ là một vài cá nhân mà còn biểu thị cho cả một tập thể với những điều cố gắng vì tương lại và sự nghiệp của đất nước.
Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp
Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu
Hai câu cuối trong tác phẩm là một điều mà chúng ta không thể nào mà quên đi được cái mãnh liệt, cái sức sống với những ý chí kiên cường, đầy nghĩ lực. Biết bao nhiêu khó khăn cũng những nguy hiểm cũng không là gì hết mà chỉ là những điều bến ngoài mà thôi. Điều quan trong nhất chính là việc chúng ta cố gắng bảo về được tinh thần, cốt cách cùng những điều đã được khắc sâu trong tim của mình thì những điều đó sẽ luôn còn mãi mà không thể thay đổi. Đó cũng chính là điều khẳng định của mỗi người, niềm tin mạnh mẽ với ý chí hiên ngang và bất khuất tôn tại giữa đất trời của người chiến sĩ.
Chỉ với một bài thơ ngắn thế nhưng “ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” đã khiến cho chúng ta cảm thấy vô cùng xúc động với tinh thần và ý chí bất khuất của người chiến sĩ luôn hết lòng hi sinh vì tổ quốc và những suy nghĩ, những quyết tâm của tác giả luôn cố gắng khắc sâu trong lòng của mình. Người chiến sĩ ấy luôn có được những niềm lạc quan, hứng khởi dù gặp phải khó khăn trong bất cứ trường hợp nào khác. Đó chính là một nét đẹp mà không phải ai cũng có thể có được