24/05/2017, 14:13

Cảm nghĩ về tình yêu quê hương đất nước qua hai tác phẩm Sài Gòn tôi yêu

Cảm nghĩ về tình yêu quê hương đất nước qua hai tác phẩm Sài Gòn tôi yêu và Mùa xuân của tôi Mùa xuân, mùa xuân Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Mùa xuân, mùa xuân Mùa xuân tôi xin hát Khúc nam ai nam bằng Những vẫn thơ về tình yêu đối với mùa xuân, đối với cuộc sống như vang vọng lên ...

Cảm nghĩ về tình yêu quê hương đất nước qua hai tác phẩm Sài Gòn tôi yêu và Mùa xuân của tôi Mùa xuân, mùa xuân Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Mùa xuân, mùa xuân Mùa xuân tôi xin hát Khúc nam ai nam bằng Những vẫn thơ về tình yêu đối với mùa xuân, đối với cuộc sống như vang vọng lên trong tâm hồn của mỗi nhà thơ. Chúng như truyền nhịp đập về tình yêu tổ quốc, tình yêu nồng cháy tới những người đọc, người nghe như chúng ta. Và nhắc tới những tác phẩm nói ...

và Mùa xuân của tôi

Mùa xuân, mùa xuân
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Mùa xuân, mùa xuân
Mùa xuân tôi xin hát
Khúc nam ai nam bằng

Những vẫn thơ về tình yêu đối với mùa xuân, đối với cuộc sống như vang vọng lên trong tâm hồn của mỗi nhà thơ. Chúng như truyền nhịp đập về tình yêu tổ quốc, tình yêu nồng cháy tới những người đọc, người nghe như chúng ta. Và nhắc tới những tác phẩm nói về tình yêu đối với quê hương đất nước thời kì kháng chiến, chúng ta không thể không nhắc tới “ sài gòn tôi yêu” ( Minh hương) và “ mùa xuân của tôi” ( Vũ bằng). đó đều là những tác phẩm hay nói về tình yêu tới quê hương Việt Nam và cụ thể hơn chính là tình yêu tới hai miền của Tổ quốc là Hà Nội và Sài Gòn.

Là những con người Việt Nam, ai mà không biết tới Sài Gòn- thành phố nổi tiếng nhất của Việt Nam với hình ảnh của một thành phố thân thiện và hòa đồng với nhiều những khu buôn bán sầm uất. Những ai đã từng tới Sài Gòn thì luôn thương nhớ còn những ai chưa từng tới thì lại khao khát được đặt chân tới nơi đây một lần.  qua tác phẩm, Sài Gòn hiện lên trong mắt người đọc với những cảm nhận một cách tinh tế của tác giả qua những đặc trưng riêng nhất của Sài Gòn như thời tiết nắng sớm, gió lộng buổi chiều, cơn mưa nhiệt đới ào ào nhưng mau dứt,…hay với những sự thay đổi trong những thời khắc khác nhau qua những hình ảnh đêm khuya thưa thớt tiếng ồn, phố phường náo động, dập dìu xe cộ,…Qua đây, chúng ta mới thấy được tình yêu chan chứa của tác giả dành cho nơi đây. Bởi chỉ có những tình yêu sâu nặng thì những thói quen, những gì tưởng chừng như nhỏ bé và đơn giản nhất mới được tác giả khắc họa một cách vô cùng sâu sắc và có ý nghĩa. Thậm chí Minh Hương còn dùng cả câu tục ngữ “ yêu nhau yêu cả đường đi”.

Những vẻ đẹp của Sài Gòn không chỉ hiện lên qua những hình ảnh của nơi đây mà Sài Gòn còn làm lưu luyến lòng người bởi chính những con người Sài Gòn luôn hòa nhã, dễ chịu, cởi mở thân thiện nhưng cũng vô cùng ý nhị và thấu hiểu lòng người. CHính bởi thế mà Sài Gòn chính là một trong những nơi mà có nhiều người chọn đây là nơi an cư lạc nghiệp. tại đây, không hề có người ở nơi này nơi kia mà tất cả cùng coi nhau là người sài gòn bởi dù bạn tới từ đâu thì khi  ở tại đây, bạn chính là một trong những thành viên của nơi đây. Thế mới biết, Sài GÒn in vào lòng người với những hình ảnh tươi đẹp và hạnh phúc như thế nào, và cũng chỉ có những người mang nặng tình cảm với nó mới có thể có được những hiểu biết một cách tinh tế và tỉ mỉ tới như vậy.

cam nhan ve sai gon toi yeu

Đó là với Sài Gòn, cò với thủ đô Hà Nội thì tình yêu mà Vũ Bằng dành cho nơi đây cũng không hề thua kém gì. Dù đều là xuất phát từ tình yêu say đắm và nống nhiệt những Vũ Bằng lại yêu Hà Nội bởi những nét cũng rất riêng của Hà Nội mà những nơi khác cũng không thể có được. Đó không phải là thành phố theo xu hướng hiện đại hóa hoàn toàn như Sài Gòn mà Hà Nội gây say lòng người với những nét thanh tĩnh, an hòa cổ kính của nền văn hóa hàng ngàn năm tuổi. Đó quả là một con số ấn tượng đối với bất kì những thành phố nào mà chỉ ở hà nội. Qua bài viết của Vũ Bằng, Hà Nội hiện lên cùng những hình ảnh quen thuộc mỗi dịp Tết đến xuân về. Đó chính là mùa với cái lạnh của” mưa riêu riêu, gió lành lạnh,” của mùa đông còn lưu luyến lại hòa vào không khí ấm áp mà tràn trể sức sống. trong không gian luôn văng vẳng tiếng trống chèo trong những ngày lễ hội cùng những câu hát huê tình của những người con gái trẻ trung, sôi nổi. Và chúng ta cũng không thể không nghĩ tới những khung cảnh gia đình cùng với bàn thờ hương khói của Phật và tổ tiên. Cả không khí và cảnh vật thiên nhiên cũng được tác giả miêu tả một cách vô cùng tỉ mỉ cùng những cảm nhận tinh tế của mình:” đào hơi phai nhưng nhụy còn phong, cỏ không xanh  mướt… nức một mùi hương xanh mát”. để nói lên tình yêu và nỗi nhớ tha thiết của mình về những kỉ niệm về mùa xuân của đất trời Hà Nội- quê hương của tác giả, ông đã sử dụng hàng loạt những biện pháp tu từ so sánh và lặp lại với những từ ngữ chỉ tình yêu của mình một cách trực tiếp. Và đối với tình yêu  nồng nàn ấy dành cho mùa xuân-  tác giả sử dụng biện pháp so sánh,, so sánh tình yêu dành cho Hà Nội với tình yêu của những điều chân lí “ ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió, ai cẩm được trai đừng thương gái, ai cấm được mẹ yêu con, ai cấm  được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân”. Thế mới biết, tình cảm của con người có thể rộng lớn và in sâu vào trong tâm thức của con người tới mức như thế nào.

Cả hai tác phẩm tuy nói về những địa điểm thành phố khác nhau nhưng chúng đều có điểm chung là đều nói về tình yêu quê hương đất nước một cách nồng nàn qua những hình ảnh thể hiện sự quan sát vô cùng tinh tế và tỉ mỉ mà có lẽ không phải ai cũng có thể làm được.

0