24/05/2017, 14:13

Phân tích bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên

Phân tích bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên ngữ văn 9 Trong nền văn hóa của dân tộc, hình ảnh ông đồ già viết những chữ thảo mỗi mùa tết treo trong nhà đã trở thành một nét đẹp trong cuộc sống. Ngày trước, những người làm thầy như ông đồ rất được mọi người trọng vọng. Đó đã trở thành một điều không ...

Phân tích bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên ngữ văn 9 Trong nền văn hóa của dân tộc, hình ảnh ông đồ già viết những chữ thảo mỗi mùa tết treo trong nhà đã trở thành một nét đẹp trong cuộc sống. Ngày trước, những người làm thầy như ông đồ rất được mọi người trọng vọng. Đó đã trở thành một điều không thể thiếu trong những ngày Tết ngày xưa. Bài thơ “ ông đồ” được viết theo thể thơ năm chữ với những lời thơ giản dị và nhẹ nhàng. Bài thơ như một câu chuyện về ...

ngữ văn 9

Trong nền văn hóa của dân tộc, hình ảnh ông đồ già viết những chữ thảo mỗi mùa tết treo trong nhà đã trở thành một nét đẹp trong cuộc sống. Ngày trước, những người làm thầy như ông đồ rất được mọi người trọng vọng. Đó đã trở thành một điều không thể thiếu trong những ngày Tết ngày xưa. Bài thơ “ ông đồ” được viết theo thể thơ năm chữ với những lời thơ giản dị và nhẹ nhàng. Bài thơ như một câu chuyện về những ông đồ theo dòng thời gian từ xưa cho tới nay.

Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua

Hình ảnh của những người thầy Nho ngày xưa là một hình ảnh đẹp. Mỗi năm khi Tết đến xuân về, mọi người lại cùng nhau đi sắm những câu đối để treo Tết như một thú vui tao nhã. Chính bởi như vậy, vào mỗi dịp Tết, ông đồ lại bận rộn với những câu đối, với tờ giấy đỏ cùng với nghiên mực ở bên cạnh mình.

Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Bàn tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay

Cái tài của ông đã được thể hiện qua những nét bút của ông. Cái tài của ông đã được thể hiện và được công nhận của rất nhiều người. Nét bút của ông được miêu tả như “ phượng múa, rồng bay”. Đó chính là những điều mà mọi người ngưỡng mộ từ ông đồ mà không phải ai cũng có thể thảo được. Đó cũng là khoảng thời gian mà ông đồ được nhiều người biết tới nhất.

Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu

Phân tích Ông đồ của Vũ Đình Liên

Những năm tháng vàng kim mà những người dân luôn thích treo những câu đối chúc tết lấy may mắn cho mọi người đã không còn. Đó đã không còn là một truyền thống của nền văn hóa dân tộc nữa. Mọi người dần quên đi những nét đẹp này, chỉ còn rất ít người nhớ tới hình ảnh của những ông đồ bên những trang giấy đỏ cùng nét bút bay lượn mà thôi. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa cho giấy đỏ và nghiên mực. Với hai tình từ “ buồn”,” sầu” đó cũng chính là tâm trạng của những người viết chữ như ông đồ và của những người yêu thích những nét chữ thảo treo trong nhà.

Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?

Đoạn cuối của bài thơ, tác giả đã sử dụng câu hỏi tu từ như một cái kết cho ông đồ và nét đẹp trong văn hóa xưa. Những ngày trước, viết câu đối được mọi người coi trọng như thế nào thì hiện tại, nó đã không còn được mọi người nhớ tới nữa. Đó chính là một cái kết buồn cho chính những người hiểu và nhớ tới những nét đẹp trong văn hóa xưa.

Tóm lại, bài thơ là một câu chuyện theo dòng thời gian về nét đẹp trong văn hóa. Khi ấy, nghệ thuật thư pháp còn đang bị mai một. Nhưng hiện nay, những nét đẹp ấy đang dần được khôi phục lại, giúp cho chúng ta có thể tiếp cận được với nghệ thuật ấy một cách dề dàng nhất.

Từ khóa tìm kiếm

phân tích bài thơ ông đồ của vũ đình liên

phan tich bai tho ong do cua vu dinh lien

phan tich ong do cua vu dinh lien

phân tích ông đồ của vũ đình liên

0