Phân tích Bài thơ số 28 của Ta-go – Văn mẫu hay lớp 11
Xem nhanh nội dung Phân tích Bài thơ số 28 của Ta-go – Bài làm 1 của một học sinh giỏi Văn tỉnh Hà Nam 1. Ra-bin-đra-nát Ta-go (1861 – 1941) là nhà thơ, nhà viết kịch, nhà văn hoá thiên tài của An Độ. Ta-go đã để lại cho kho tàng văn học Ấn Độ và thế giới một di sản lớn lao ...
Xem nhanh nội dung
Phân tích Bài thơ số 28 của Ta-go – Bài làm 1 của một học sinh giỏi Văn tỉnh Hà Nam
1. Ra-bin-đra-nát Ta-go (1861 – 1941) là nhà thơ, nhà viết kịch, nhà văn hoá thiên tài của An Độ. Ta-go đã để lại cho kho tàng văn học Ấn Độ và thế giới một di sản lớn lao : 52 tập thơ, 42 vở kịch, 12 cuốn tiểu thuyết…, đặc biệt là tập Thơ Dâng được Giải thưởng Nô-ben năm 1913.
Cống hiến vĩ đại nhất của Ta-go là ở chỗ ông đã phát huy được truyền thống đấu tranh yêu nước và nhân đạo chủ nghĩa của dân tộc Ấn Độ, kết hợp với tinh hoa văn hoá phương Tây.
Ta-go ca ngợi tình yêu thương cao cả giữa con người một cách chân thành, rộng mở với lòng từ bi và đức tin của truyền thống tôn giáo Ấn Độ. Ông tiếp thu những nét tích cực trong chủ nghĩa nhân đạo phương Tây, như đòi giải phóng cá tính, đề cao tinh thần tự giác đấu tranh cho tự do, đòi công bằng bác ái, tin ở sức mạnh con người.
Theo Ta-go, con người là đáng tôn thờ nhất, do đó, ông đề xướng "tôn giáo Con Người". Tầng lớp nhân dân lao động cùng khổ cũng được Ta-go luôn quan tâm.
Mặc dù chủ nghĩa nhân đạo của Ta-go có màu sắc duy tâm, huyền bí, nhưng nội dung cơ bản của nó vẫn là yêu đất nước, yêu con người, yêu sự sống.
Yêu thiên nhiên là một đặc điểm nổi bật trong cá tính Ta-go. Ông chủ trương con người cần hoà đồng với thiên nhiên, coi thiên nhiôn như người bạn tâm tình và là đối tượng của thơ ca. Trong các tác phẩm của Ta-go, thiên nhiên xuất hiện không chỉ như mồi trường sống, hoạt động của con người mà là một thế giới mĩ lệ, một thế giới của cái đẹp, của nghệ thuật, của thơ ca.
Tính đa cảm, tính trầm tư là một đặc điểm khác trong cá tính đã ảnh hưởng rất rõ trong các tác phẩm của Ta-go. Ông rung động trước tất cả mọi điều, dù là nhỏ nhặt của cuộc sống, đặc biệt là vẻ đẹp thiên nhiên, con người và nỗi đau khổ của con người. Nét trầm tư, suy nghĩ đã tạo nên chất triết lí với các cung bậc ý nghĩa, chiều sâu tình cảm trong thơ ông. Tác phẩm của Ta-go tràn ngập tinh thần dân tộc, yêu nước, chống thực dân, thức tỉnh niềm khát khao giải phóng, độc lập, tự do của nhân dân Ấn Độ. Bên cạnh đó, văn thơ Ta-go còn chứa chan một tình yêu thiên nhiên, niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống và con người.
Bút pháp nghệ thuật Ta-go vừa mang tính hiện thực vừa giàu chất biểu tượng. Dưới cái vỏ thần bí, cao siêu vẫn cháy bỏng một lòng tin yêu cuộc sống và những vấn đề của cuộc đời trần tục hằng ngày. Thơ trữ tình Ta-go là những bản tình ca say đắm, là bức tranh thiên nhiên mĩ lệ muôn màu với những hình ảnh lung linh, huyền diệu.
2. Bài thơ sô 28 được in trong tập Người làm vườn, là một trong những bài thơ tình hay nhất thế giới. Bài thơ khẳng định : tình yêu là sự đồng điệu, hoà hợp, dâng hiến tâm hồn, tin yêu và hiểu biết, chia sẻ lẫn nhau. Nhưng trái tim con người, thế giới tâm hồn con người lại mãi là một cõi bí mật lớn lao. Chính vì vậy, việc tìm tới sự đồng điệu, chan hoà vào thế giới tâm hồn của người yêu luôn là những khát khao không bao giờ vươn tới nổi. Điều đó tạo nên vẻ hấp dẫn muôn đời của tình yêu.
Chất triết lí được trình bày qua những lập luận chặt chẽ với hộ thống hình ảnh rực rỡ, sinh động. Với cách đặt vấn đề, phản đề, nghi vấn, giải thích để đi tới chân lí, bài thơ rất đặc trưng cho tư duy người Ấn : tìm tới chất triết lí trong muôn vàn hiện tượng dời sống.
Những nghịch lí muôn đời của trái tim:
Nghĩa bài thơ được diễn giải theo tầng bậc từ thấp đến cao, từ cụ thể đến trừu tượng, từ nghĩa thực đến nghĩa triết lí, và cảm xúc trong bài cũng dược nâng dần
Bài thơ được kết cấu theo tầng bậc. Ý một : Anh xin dâng hiến trọn vẹn cuộc đời anh cho em. Ý hai : Nhưng không bao giờ em có thể chiếm lĩnh trọn vẹn trái tim anh. Hai ý này ngày càng được bổ sung ở mức độ cao hơn trong những lập luận của toàn bài.
Sự đối lập giữa khát vọng giãi bày, dâng hiến, chan hoà vào tâm hồn người yêu và cái bí ẩn không gì khám phá nổi của trái tim là những đối lập tồn tại mãi mãi trong tình yêu. Sự hoà hợp trọn vẹn trong tình yêu là điều không thể, nhưng tình yêu luôn là niềm khao khát cái trọn vẹn ấy.
Nếu mỗi người tình đều biết hướng vé cái trọn vẹn để nắm bắt, dựng xây, điều đó sẽ đem đến hạnh phúc trong tình yêu.
Phải chăng đây là triết lí tiềm ẩn của thơ tình Ta-go?
Sức mê hoặc, quyến rũ của nghệ thuật Bài thơ số 28:
Bài thơ là một hệ thống tầng tầng lớp lớp những hình ảnh tượng trưng và so sánh : đôi mắt em muốn nhìn… như trăng kia muốn vào sâu biển cả (sự khao khát hoà hợp, thấu hiểu tâm hồn) ; đời anh là viên ngọc, đoá hoa (những gì đẹp đẽ nhất, quý giá nhất của đời anh) ; em là nữ hoàng của vương quốc đó (em là người làm chủ trái tim anh),… Hệ thống những hình ảnh tượng trưng, so sánh này làm cho những hình ảnh của tình yêu, của tâm hồn, của trái tim người đang yêu được mĩ lệ hoá, lung linh những sắc màu huyền diệu. Bài thơ mang tính chất mê hoặc vì lẽ đó.
Đây là một bài thơ trữ tình giàu chất triết lí. Chất triết lí của bài thơ thể hiện trên nhiều bình diện : Đó là những lập luận, đưa ra giả thiết rồi phản bác lại với những mẫu câu lặp lại : Nếu… chỉ là… nhưng. Sự vật của đời sống không chỉ được nhìn nhận theo một chiều mà luôn đặt trong sự nghi vấn để tìm sự thật cuối cùng.
Nhà thơ hướng về cái vô hạn của vũ trụ (biển cả, vương quốc) để xác định giới hạn, bản chất của thế giới tâm linh – phần bí ẩn, sâu xa nhất của tâm hồn con người – và nêu lên những đối lập, mâu thuẫn muôn đời như là những quy luật vĩnh cửu của tình yêu.
Ta-go muốn nói điều gì về tình yêu? Có lẽ ông muốn nói lên một chân lí: Tình yêu là một cuộc dâng hiến trọn vẹn và là một quá trình khám phá, tìm tòi. Nhưng trái tim tình yêu mãi mãi vẫn là những điều bí ẩn. Chiếm lĩnh cái bí ẩn, vô bờ, không giới hạn của tâm hồn người yêu sẽ luôn là những khát khao vĩnh cửu của con người.
Phân tích bài thơ số 28 trong tập thơ Người làm vườn của Tago – Bài làm 2
1.Phân tích ý thơ theo tầng bậc nghĩa trong bài:
Ý nghĩa bài thơ được diễn giải theo tầng bậc từ thấp đến cao, từ cụ thê đến trừu tượng, từ nghĩa thực đến nghĩa triết lí và cảm xúc trong bài thơ cũng được nâng dần theo các tầng bậc nghĩa của bài. Tago lại còn là một nhà triết học, vì vậy thê giới hiện thực cũng như trữ tình được thể hiện trong thơ ca của ông mang đậm ý nghĩa triết lí sâu xa.
Đối mắt ‘cửa số của tâm hồn‘ là hình ảnh mở đầu bài thơ được tác giả so sánh như ánh sáng diệu kì của trăng kia muốn vào sâu biển cả. Dường như chưa, thật tin nên đối mắt người yêu có vẻ băn khoăn u buồn muốn nhìn thẳng vào -tận đáy tăm tưởng của anh. Hình ánh trăng lặn xuống biến cá hòa nhập vào cõi mênh mông tỏa ra ánh sáng lung linh huyền ảo là biểu hiện của sự khát khao hòa hợp tâm hồn là khát vọng muốn chan hòa và thấu hiểu người mình yêu. Rất chân thành, chàng trai bày tỏ: Anh đã để cuộc đời anh trần trụi dưới mắt em. Anh không giấu em một điều gì ‘.
Thế nhưng một nghịch lí đã xảy ra: Chính vì thế mà em không biết gỉ tất cả về anh ‘. Vì sao vậy? Bởi vì tất cá những gì em có thể biết được về anh mới chỉ là bề ngoài, còn cái đáy sâu thăm thẳm của tâm hồn anh, trái tim anh dễ đâu em thấu hiểu cả.
Tiếp đó, tình cảm của chàng trai phát triển cao hơn. Anh sẵn sàng hiến dâng cả cuộc đời mình để đáp ứng khát vọng hòa hợp tâm hồn của người yêu. Đây là những ước nguyện thiêng liêng… nhà thơ lặp lại những từ nếu (if), chỉ là (only), nhưng (but),đê khẳng định ý nghĩa đó. Những hình ảnh, từ ngữ đẹp đõ sang trọng viên ngọc, đóa hoa được sử dụng để ví von so sánh tượng trưng cho sự đẹp đẽ và quý giá như vậy nhưng nêu cần thiết đế' làm cho xinh đẹp hơn, quý giá hơn, thì anh cũng tự nguyện đập, hái nó ra dâng hiến cho em. Đây chính là tinh thần hi sinh, tấm lòng hiến dâng cao đẹp của chàng trai cho tình yêu.
Một phần để được nêu lên: Cái quý giá nhất của cuộc đời chàng trai là một trái tim, một thế giới bí ẩn có một chiều sâu thăm thẳm như biổn cả, có một bến bờ vô biên như vũ trụ, là vương quốc mà dù em là nữ hoàng cũng không sao biết được biên giới của nó xa gần rộng hẹp đến đâu. Bởi đặc tính này của trái tim người mà khoảng cách trong tình yêu không sao phá vỡ nổi, đỉnh cao trong tình yêu không sao chinh phục được, niềm đồng cảm, hòa hợp dù đẹp đẽ đến đâu cũng không sao trọn vẹn.
Một giả thiết tiếp đó được đưa ra: Nếu trái tim chàng trai có những phút giây lạc thú thì người yêu sẽ thấu hiểu không khó, sẽ dễ dàng chia vui với chàng bằng nụ cười nhẹ nhõm. Nhưng trái tim của chàng khố đau thì người yêu cũng thông cảm rất nhanh bằng hàng lệ trong.
Nhưng chàng trai biết ‘trái tim anh lại là tình yêu. Nối vui sướng khô đau của nó là vô biên. Những đòi hỏi và sự giàu sang của nó là trường
cửu. Trái tim tình yêu như thế đúng là không hề đơn giản, chứa đựng biết bao là mầm mông đối lập mâu thuẫn, vừa sung sướng vừa khổ đau vừa thiếu thốn vừa giàu sang.
Sự đối lập đó trong tình yêu tồn tại và mãi mãi tồn tại. Tình yêu đòi hỏi phải thông nhất hài hòa hai mặt đối lập đó. Điều này là quy luật: Trái tim anh cũng ở gần em như chính đời em vậy Nhưng chẳng hao giờ em biết trọn nó đâu.
Như vậy bài thơ được kết cấu theo tầng bậc gồm hai ý:
– Y một: chàng trai xin dâng hiến trọn vẹn cuộc đời mình cho người yêu.
– Y hai: nhưng không bao giờ em có thể chiêm lĩnh trọn vẹn được trái tim anh.
Hai ý này ngày càng bổ sung cho nhau ở những mức độ cao hơn trong những lập luận của toàn bài thơ.
2. Qua bài thơ, Tago muôn nói tình yêu là vô biên trường cửu, không có giới hạn, khát vọng tình yêu là vô bờ bến. Muốn có hạnh phúc trong tình yêu luôn luôn phải khám phá, phát hiện sáng tạo, tâm hồn hòa hợp tin yêu và thông cảm nhau. Khát vọng đó không bao giờ dứt.
3. Tago dùng những hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng, so sánh như trăng, biển cả, ngọc, hoa, nữ hoàng, vương quốc.
Nhà thơ thường dùng những từ về vũ trụ thiên nhiên để so sánh với con người với tình yêu: mắt – trăng; tâm tưởng – biển cả để tạo sức hấp dẫn cho bài thơ.
Nhà thơ hay lặp lại từ nếu (if) và nhưng (but)để nhấn mạnh điều mà ông khắng định thông qua giả thiết. Đây cũng là một kiểu tư duy Ân Độ tìm hiểu sự việc thông qua những phản đề giả thiết ngược.
Sự đối lập giữa khát vọng giải bày dâng hiến, chan hòa vào tâm hồn người yêu và cái bí ẩn không gì khám phá nổi của trái tim là những đối lập tồn tại mãi mãi trong tình yêu. Sự hòa hợp trọn vẹn trong tình yêu là điều không thể đến, nhưng tình yêu luôn là niềm khát khao của cái trọn vẹn ấy.
Nếu mỗi người tình đều biết hướng về cái trọn vẹn để nắm bắt, dựng xây, điều đó sẽ đem đến hạnh phúc trong tình yêu.
Phải chăng đây là triết lí tiềm ẩn của thơ tình Tago?
Sức mê hoặc, quyến rũ của nghệ thuật Bài thơ số 28:
Bài thơ là một hệ thông tầng tầng lớp lớp những hình ảnh tượng trưng và so sánh: đối mắt em muôn nhìn… như trăng kia muốn vào sâu vào biển cả (sự khao khát hòa hợp, thấu hiểu tâm hồn), đời anh là viên ngọc, đóa hoa (những gì đẹp đẽ nhất, quý giá nhất của đời anh, em là nữ hoàng của vương Quốc đó (em là người làm chủ trái tim anh), em có biết gì biên giới của nó đâu (cái bí ẩn vô biên của trái tim anh)… Hệ thống những hình ảnh tượng trưng, so sánh này làm cho những hình ảnh của tình vêu, của tâm hồn, của trái tim người đang yêu được mỹ lệ hóa, lung linh những sắc màu huyền diệu. Bài thơ mang tính chất mề hoặc vì lẽ đó.
Tóm lại, đây là một bài thơ trữ tình giàu chất triết lí. Chất triết lí của bài thơ thể hiện trên nhiều bình diện: Đó là những lập luận, đưa ra giả thiết rồi phản bác lại với những mẫu câu lặp lại: Nếu… chỉ là., nhưng. Sự thật của đời sống không chỉ được nhìn nhận theo một chiều mà luôn đặt trong sự nghi vấn để tìm sự thật cuối cùng. Nhà thơ hướng về cái vô hạn của vũ trụ (biển cả – vương quốc) để xác định giới hạn, bản chất của thế giới tâm linh…
Phân tích tác phẩm Bài thơ số 28 trích trong tập Người làm vườn của Ta – go – Bài làm 3
Đây là một bài thơ trữ tình, chủ thể trữ tình là nhà thơ mà câu chuyện được bộc lộ ra trong bài thơ là câu chuyện tình yêu rất riêng tư của chính chủ thể nhà thơ. Bài thơ ca ngợi sức mạnh của tình yêu vô biên thể hiện qua khát vòn khám phá mãnh liệt không cùng để tạo ra một sự gắn kết hòa hợp, tạo ra một niềm tin bất tận vào chính sự khám phá ấy.
1. Đặc điểm về nội dung
a) Một số khái niệm cần lưu ý
Hình ảnh "đôi mắt" với các sắc điệu của nó (buồn, băn khoăn,…) là một hình ảnh rất đặc trưng của nhiều nhà thơ song hình ảnh này ở thơ Ta – go rất đậm đặc và mang đặc trưng của cách nhìn tâm linh theo quan niệm của người Ấn Độ mà chính Ta – go đã nhấn mạnh: "Đôi mắt chúng ta liên kết nhau trong hòa điệu làm cho chúng ta hành động được thống nhất".
b) Nhân vật
Trong bài thơ, xét hình thức, có hai nhân vật: một là chủ thể trữ tình, trực tiếp bày tỏ, bộc lộ cảm xúc tình cảm của mình; hai là khách thể tiếp nhận các cung bậc cảm xúc cho nên các nhân vật này đều dường như có sự phân thân: chủ thể trữ tình bộc lộ tình cảm với khách thể tiếp nhận song cũng chính là đang nói với chính mình, băn khoăn của khách thể tiếp nhận cũng được phân đôi tạo nên sự giằng xé tâm trạng. Từ đó, dẫn đến các suy tưởng trừu tượng hướng tới cái vô biên của tình người, tình đời mà mỗi khi đạt tới một cung bậc mới của tình người, tình đời ấy thì phạm vi của tình yêu lại được mở ra và một chân trời mới hiện lên.
2. Đặc điểm về nghệ thuật
Bài thơ được cấu trúc theo kiểu tư duy hướng nội, hướng vào chiều sâu tâm tưởng, gợi mở cái nhìn về thế giới tâm linh. Từ dó, ý nghĩa của bài thơ cũng được tạo ra theo kết cấu tầng bậc, từ thấp đến cao, từ cụ thể đến trừu tượng, từ nhận thức cảm tính, trực cảm đến nhận thức lí tính, khái quát cao.
a) Kết cấu bài thơ
Bài thơ toát lên âm hưởng của giọng điệu thơ tình qua cách thức giãi bày bộc lộ quan niệm về tình yêu mà ở đây có liên tưởng đến tình yêu lứa đôi.
Song bằng hình thức cấu trúc câu thơ theo lối giả định – phủ định – khẳng định, tác giả đã chỉ ra nghịch lí của tình yêu. Từ đó tác giả trình bày một quan niệm về tình yêu khác, rộng hơn nhiều với các quan niệm về tình yêu của các nhà thơ khác. Bài thơ diễn tả một nội dung triết lí về tình yêu, từ đó mở rộng ra ý nghĩa của cuộc đời, cho tình yêu nói chung, và rộng hơn là cho mọi tình cảm của con người. Âm hưởng trữ tình tha thiết tạo ra sự trầm lắng suy tư đầy chất triết lí vừa gợi mở cho độc giả niềm vui hướng tới tình yêu thiêng liêng, vừa tạo ra cảm giác kì diệu, bí ẩn của tình yêu.
b) Ngôn ngữ nghệ thuật
Trong nguyên bản bài thơ bằng tiếng Anh do chính Ta – go dịch thì bài thơ này cũng như nhiều bài thơ khác trong tập Người làm vườn đều có hình thức là thơ văn xuôi, một hình thức trung gian giữa thơ và văn xuôi. Đối với thơ văn xuôi, cần chú ý tới tứ thơ, nhịp điệu thơ và nhạc điệu, đặc biệt là tính chất triết lí trên nền cảm xúc trữ tình.
Để phân tích được, trước hết cần phải tìm ra các từ "chìa khóa" ở câu: "đời anh là một trái tim", ta gặp một sự khẳng định có tính chất mở đường cho cách lập luận và tạo ra cảm xúc của bài thơ. Các cụm từ "Nếu trái tim anh" được lặp lại nhiều, trong nguyên tác bằng tiếng Anh do chính Ta – go tự dịch ra cụm từ này có nghĩa là "đời anh". Từ đây ta có các từ khóa quan trọng: đời anh là trái tim – đời anh là tình yêu, đời anh = trái tim = tình yêu. Các từ khóa này cho phép hiểu tình yêu ở một khía cạnh cao hơn. Tình yeu ở đây là con người trong sự phát triển viên vãn của nó, cũng giống như trái tim được hiểu là biểu hiện cao nhất của cuộc sống.
Lưu ý: Các câu thơ được cấu trúc theo hình thức nghịch lí, đặc biệt qua các dòng thơ:
Em là nữ hoàng của vương quốc đó
Ấy thế mà em có biết gì biên giới của nó đâu.
Hay các dòng thơ:
Trái tim anh cũng ở gần em như chính đời em vậy
Nhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu.
Giọng điệu nghịch lí này vốn xuất phát từ đầu bài thơ qua hình ảnh "Đôi mắt em muốn nhìn vào tâm tưởng của anh". Nghịch lí này gắn liền với bản chất của cuộc sống, của tình yêu.
Khi phân tích, cần lưu ý tới hình thức cấu trúc câu thơ: tác giả thường đưa ra một giả định không thực sự sau đó tiến hành các bước phủ định giả thiết ấy để hướng tới một sự khẳng định mới, tạo ra bất ngờ và hứng thú:
Nếu trái tim anh (= đời anh) = là = một phút giây lạc thú (thì)….
Nếu trái tim anh (= đời anh) = chỉ là = khổ đau (thì)….
độc giả đang chờ đợi thì một sự bất ngờ đến ngay bởi hệ thống các từ khóa: đời anh là trái tim – đời anh là tình yêu, đời anh = trái tim = tình yêu, tức là độc giả được đưa đến, được đặt vào một sự khẳng định khác lớn hơn, cao cả hơn, không chỉ dừng ở múc độ so sánh bình thường. Cái bí ẩn của tình yêu xuất hiện cho dù em có là "nữ hoàng của vương quốc" thì tình yêu đó đi chăng nữa thì nữ hoàng ấy cũng chẳng dễ gì hiểu được vương quốc của mình. Cuộc đời không chỉ được đo đếm bằng niềm vui hay nỗi buồn cụ thể mà cuộc đời chính là tình yêu với biểu hiện muôn màu của nó, là sự hòa trộn của niềm vui và nỗi đau, bởi tình yêu ôm vào trong đó sự đa dạng của cuộc đời.
Nhưng em ơi, trai tim anh lại là tình yêu
Nỗi vui sướng, khổ đau của nó là vô biên.
Nhưng đòi hỏi và sự giàu sang của nó là trường cửu.
Các dòng thơ trên cho ta thấy rõ hơn chiều sâu của tình yêu, một tình cảm thiêng liêng và cao quý nhất của con người. Tình yêu có cuộc sống riêng của nó, và nó tạo ra một quy luật riêng cho ứng xử thẩm mĩ của con người: "Người với người sống để yêu nhau".
Hai dòng thơ cuối cũng cho thấy một nghịch lí:
Trái tim anh cũng ở gần em như chính đời em vậy
Nhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu.
Ở đây, tình yêu = cuộc đời, tình yêu vừa cụ thể vừa trừu tượng vừa hữu hạn tưởng chừng như thể có một đường biên rõ ràng lại vừa vô hạn chẳng biết đâu là bến, đâu là bờ. Bởi thế, cho dù nó bao gồm cả niềm vui và nỗi đau nhưng chính là niềm vui và nỗi đau ấy cũng vô cùng vô tận. Ở đây cần thiết phải lí giải nghịch lí này. Muốn thế phải trở về với từ khóa: đời anh = tình yêu, đời anh là hiện thân của tình yêu, anh là tình yêu. Đến với anh không chỉ đến bằng sự nhận thức thuần túy lí tính, bằng phép định lượng định tính, bởi mỗi con người là một tiểu vũ trụ tồn tại trong cái thế giới vũ trụ bao la. Mặt khác, đời anh là tình yêu nên muốn hiểu được đời anh là tất yếu phải dùng tình yêu, chỉ có tình yêu đến với tình yêu, chỉ bằng tình yêu để khám phá và mở đường cho tình yêu mới được tình yêu đền đáp, mới hạnh phúc vì lúc đó mới hiểu được bản chất của tình yêu.
Những cảm nhận sâu sắc của anh (chị) về Bài thơ số 28 của tác giả Ra-bin-dra-nát Ta-go – Bài làm 4
1. Vài nét về tác giả R.Ta-go (1861-1941)
Ông là một trong những thiên tài của Ấn Độ và thế giới, là nhà nhân đạo chú nghĩa vĩ đại của thế kỉ XX.
Ta-go là thiên tài của Ấn Độ và thế giới bởi vì ông có nhiều tài năng mà ít người có. Ngoài tài năng về văn học ra, ông còn là nhạc sĩ, họa sĩ, nhà viết kịch, nhà giáo, nhà hiền triết, nhà hoạt động xã hội… Trong lĩnh vực nào ông cũng đạt được những thành tựu xuất sắc. ở Bengan, quê hương ông, nhân dân gọi là Guredave (bậc thánh sư).
Tago là nhà nhân đạo chủ nghĩa vĩ đại vì ngoài lòng yêu thương con người nói chung, ông còn quan tâm đến đời sống tầng lớp cùng đinh nghèo khổ (paria) ở Ân Độ. Tinh thần nhân đạo của ông còn gắn với hành động thiết thực chứ không phải hõ hào chung chung hoặc để ban ơn cho người nghèo khổ. Trong bài 36, tập Thơ Dâng ông đã viết:
Xin hãy cho tôi sức mạnh để làm cho tinh yêu của tôi phụng sự cuộc đời – cuộc đời mãi mãi tốt đẹp.
Xin hãy cho tôi sức mạnh để không bao giờ bỏ rơi người nglìèo kliổ trước cường quyền và bạo ngược.
Tình yêu thiên nhiên có ảnh hưởng rất lớn trong các tác phẩm vản học của ông. Không có gì ngạc nhiên khi thấy các tác phẩm thơ của ông đều có hình ảnh thiên nhiên: Mùa hái quả, Trăng non, Cánh thiên nga, Những con chim bay lạc, Người làm vườn…
2. Vài nét về Bài thơ sô 28
Trong các bài thơ tình của Tago, Bài thơ số 28 trong tập Người làm vườn là hay hơn cả, được nhiều người ưa thích. Bài thơ đã được chọn in vào nhiều tập thơ tình hay cùa thế giới. Nhạc điệu trong thơ Tago thường du dương, êm ái, mượt mà và sâu lắng, toát lên cái thâm trầm, suy tư của con người giàu chất trí tuệ, giàu triết lí với tâm hồn đa cảm.
3. Cảm nhận về Bài thơ số 28
Bài thơ số 28 nói đến tình yêu là vô biên không có giới hạn. Muốn có hạnh phúc trong tình yêu, luôn luôn phải khám phá, sáng tạo, tâm hồn hòa hợp tình yêu và hiểu biết nhau.Khát vọng đó không bao giờ tắt bài thơ được cấu trúc theo tư duy hướng nội, hướng vào tâm linh. Trong ba câu mờ đầu bài thơ, tác giả nói về đôi mắt của người yêu có vé băn khoăn u buồn, hình như chưa thật tin, muốn nhìn thẳng vào tận đáy tâm tưởng của anh:
Đôi mắt băn khoăn của em buồn
Đôi mắt em muốn nhìn vào tâm tưởng cùa anh
Như trăng kia muốn nào sâu biển cả.
Đôi mắt có thế như ánh sáng kì diệu của trời đất chiếu rọi chốn sâu thăm thẳm của trái tim người như trăng kia muốn vào sâu biển cả. Trăng lặn xuống biển, hòa nhập vào cõi mênh mông tỏa ra ánh sáng lung linh diệu huyền. Chính đó là biểu hiện sự khát khao hòa hợp tâm hồn.
Để đáp ứng khát vọng đó, chàng trai đã bày tỏ hết lòng mình không giấu điều gì trước mắt người yêu, nhưng thật nghịch lí làm sao khi chàng trai nói ngược lại ràng: chính vì thế mà em không biết gì tấtcả về anh:
Anh đã để cuộc đời anh trần trụi dưới mắt em,
Anh không giấu em một điều gi
Chính vì thể mà em không biết gì tất cả về anh.
Nếu ở đọan trên tình cảm của chàng trai mới chỉ dừng lại ở sự giãi bày lòng chán thực, thì những câu thế hiện tình cảm của chàng trai phát triển cao hơri. Để người yêu tin tưởng, hiểu thấu, chàng trai sẵn sàng hiến dâng cuộc đời mình:
Nếu đời anh chỉ là viên ngọc
Anh sẽ đập nó ra làm trăm
Và xâu thành một chuỗi
Quàng vào cổ em.
Nếu đời anh chỉ là một đoá hoa
Tròn trịa, dịu dàng và bé bỏng
Anh sẽ hái nó ra để đặt lên mái tóc em.
Viên ngọc, đoá hoa là những vật vừa quý giá, vừa đẹp đẽ mà tạo hóa cho con người. Đời anh cũng đẹp và quý giá như vậy, nhưng nếu cần làm cho em xinh đẹp hơn, quý giá hơn, anh cũng nguyện ước hiến dâng cho em. Đó Là tinh thần hi sinh, tấm lòng hiến dâng đến như vậy, nhưng vần chưa dủ sức đáp ứng sự (lòi hỏi của người yêu. Điều mà người yêu cần đến là thứ khác. Tình yêu của chàng trai lại chuyển lên cung bậc cao hơn là hiến dâng trái tim.
Em là nữ hoàng của vương quốc đó
Ấy thế mà em có biết gì biên giới của nó đâu.
Nếu trái tim anh chỉ là một phút giây lạc thú
Nó sẽ nở ra thành một nụ cười nhẹ nhõm
Và em thấu suốt rất nhanh.
Nếu trái tim anh chí là khổ đau
Nó sẽ tan thành lệ trong
Và lặng im phản chiếu nỗi niềm u uẩn.
Với những từ nếu, chỉ để tiếp tục khẳng định, tác giả lí giải những đòi hỏi tưởng như nghịch lí mà ngẫm ra lại rất có lí. Ông lại vận dụng thủ pháp so sánh, vi von để khám phá chiều sâu và bến bờ cùa trái tim.
Trái tim con người là thế giới bí ẩn, không dễ dàng gì do dược độ nông sâu, rộng hẹp của 11Ó. Nó cũng có một chiều sâu thăm thẳm như chiều sâu của biển cả, cũng có bến bờ vô biên như vũ trụ, nhưng có lúc nhỏ bé như một vương quốc mà nữ hoàng vì nó khó biết được biên giới của nó xa, gần, rộng, hẹp tới đâu.
Chính vì khoảng cách đó mà tình yêu đòi hỏi rút ngắn lại bằng sự đồng cảm, hòa hợp, trái tim con người bình thường cũng dễ làm được điều đó. Nếu trái tim chàng trai có phút, giây lạc thú thì người yêu cũng dễ dàng chia vui với chàng nụ cười nhẹ nhõm. Nhưng trái tim của chàng khổ đau thì người yêu cũng thông cảm với chàng rất nhanh bằng hàng lệ trong.
Nỗi vui sướng, khổ đau của nó là vô biên
Nhưng đòi hỏi và sự giàu sang của nó là trường cửu.
Rõ ràng, ở đây, Tago đã chỉ ra rằng trái tim tình yêu không đơn giản, nó dược câu tạo bằng chất liệu đặc biệt, trong đó tiềm ẩn mầm mống đối lập, mâu thuẫn, vừa sung sướng, vừa khổ đau, vừa đòi hỏi, vừa giàu sang.
Trái tim anh cũng ở gần em như chính đời em vậy
Nhưng cliẳng bao giờ em biết trọn nó đâu.
Tình yêu giữa anh và em khăng khít như chung cuộc đời, gắn bó nhau như máu thịt, nhưng thật kì lạ em vẫn chưa hiểu hết được anh một cách trọn vẹn. Sự trọn vẹn trong tình yêu là vô hạn. Thật nghịch lí, dù khẳng định vậy, biết trước vậy nhưng tình yêu vẫn khao khát biết trọn nó. Muốn có hạnh phúc trong tinh yêu không gì bằng ngày ngày cứ nhân lòng tin yêu, sự hiểu biết, sự hòa hợp lên như rót đầy cốc rượu nồng.
Tóm lại, Bài thơ số 28 của R.Tago là bài thơ trữ tình giàu chất triết lí được phô diễn bằng lời lẽ, lập luận, hình ảnh sinh động và khúc chiết. Tác giả đặt vấn đề rồi phản đề đế khẳng định chân lí, điều đó hợp với tư duy người Ấn Độ Hướng về cái vô hạn của vũ trụ, chiêm nghiệm chiều sâu thế giới tâm linh con người. Bài thơ đã làm nổi bật được đặc trưng đó. Bài thơ có cấu trúc chặt chẽ, mạch lạc, thể hiện tư duy logic và triết học của tác giả. Vận dụng thủ pháp tượng trưng, so sánh, ví von, ẩn dụ phù hợp với nội dung, Tago tạo cho bài thơ có sức rung, sức gợi sâu xa, mạnh mẽ.
Thu Thủy (Tổng hợp)