05/02/2018, 13:00

Phân tích bài thơ Đàn ghi ta của Lor- ca của Thanh Thảo

Đề bài: Phân tích bài thơ: "Đàn ghi ta của Lor- ca" của Thanh Thảo Bài làm Những tiếng đàn bọt nước Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt li-la li-la li-la đi lang thang về miền cô độc với vầng trăng chếnh choáng trên yên ngựa mỏi mòn Hình ảnh Lor-ca được đặt trên cái phông nền là bối cảnh chính ...

Đề bài: Phân tích bài thơ: "Đàn ghi ta của Lor- ca" của Thanh Thảo Bài làm Những tiếng đàn bọt nước Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt li-la li-la li-la đi lang thang về miền cô độc với vầng trăng chếnh choáng trên yên ngựa mỏi mòn Hình ảnh Lor-ca được đặt trên cái phông nền là bối cảnh chính trị xã hội của đất nước Tây Ban Nha đương thời. Bài thơi mở đầu bằng hình ảnh tiếng đàn, hình ảnh tiếng đàn được lạ hóa mang tính chất tượng trưng siêu thực. Hình ảnh bọt nước mang nhiều ý nghĩa: tròn trặn, tưởng như trọn vẹn; bọt nước còn rất mong manh dễ vỡ. Đây là những tiếng đàn tuyệt đỉnh, tuyệt kỹ của tài năng Lor-ca. Vẻ đẹp và sự mong manh của tiếng đàn cũng là vẻ đẹp sự mong manh của nghệ thuật. Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt cũng lại gợi ra hai nét nghĩa: vẻ đẹp đặc chưng của văn hóa Tây Ban Nha mang đậm tinh thần thượng võ với hình ảnh các đấu sĩ trong tấm áo choàng đò của bộ môn đấu bò tót nhưng trong hoàn cảnh nước Tây Ban Nha đường thời đó là màu áo choàng đỏ gắt gợi ra khung cảnh những cuộc khủng bố đẫm máu của bọn Phát –xít Phrăng – cô nhằm duy trì một chế độ chính trị xã hội vô cùng bảo thủ và phản động trên đất nước Tây Ban Nha. Trong khung cảnh ấy nội bật lên là hình ảnh G.Lor-ca. người nghệ sĩ thiên tài cùng với những khát vọng cách tân nghệ thuật mới mẻ, tóa bạo của mình. Hành chình là Lor-ca đã đi là khắp đất nước Tây Ban Nha, chàng hát lên những bài ca với giai điệu tuyệt vời của tiếng đàn ghi-ta. Câu thơ: “li-la li-la li-la” vừa mô phỏng âm thanh của tiếng đàn ghi-ta vừa gợi ra vẻ đẹp đặc trưng của thiên nhiên đất nước Tây Ban Nha với bạt ngàn những cánh đồng hoa Tử Đinh Hương (tên khác của loài hoa li-la). Con đường Lor-ca đang đi không hề dễ dàng gì bởi mọi khát vọng cách tân, cũng như mọi cuộc cách mạng đều gặp phải những thế lực bảo thủ cản trở. Lor-ca cô đơn, mộng du nơi đồng cỏ trên lưng ngựa chỉ có vầng trăng trên đầu làm bạn. Vầng trăng ấy cũng “chếnh choáng” theo nhịp bước của chú ngựa đã “mỏi mòn” khắp các nẻo đường. Với hình ảnh thơ được cấu trúc theo lối lạ hóa kết hợp với tính gián đoạn của ngôn ngữ thơ. Thanh Thảo đã đem đến cho độc giả Việt Nam hình ảnh rất sống động về G.Lor-ca, người nghệ sĩ đấu tranh không mệt mỏi cho khát vọng cách tân nghệ thuật và cho những tiến bộ xã hội của đất nước Tây Ban Nha. Phân tích bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo Hai khổ thơ tiếp: Tây Ban Nha Hát nghêu ngao Bỗng kinh hoang Áo choàng bê bết đỏ Lor-ca bị điều về bãi bắn Chàng đi như người mộng du Tác giả lại đặt Lor-ca trên cái khung cảnh của đất nước Tây Ban Nha. Và nghệ sĩ lãng du ấy vẫn đang hát “nghêu ngao” những bài ca bất tận của mình. Cụm từ “hát nghêu ngao” thê rhieejn rất sinh động chất lãng mạt cốt cách lãng tử của người nghệ sĩ Lor-ca. Câu thơ thứ ba: “bỗng khinh hoàng” là một câu thơ bản lề, khép mở hai thế giới trái ngược nhau. Trước đó hình ảnh Lor-ca lãng tử, hồn nhiên, đeo đuổi không mệt mỏi con đường mình đã chọn. Thời khắc đó: quá bất ngờ không lường trước (với Lor-ca cả với nhân dân Tây Ban Nha, nó tố cáo bọn Phát-xít Prăng – cô hèn nhát tàn bạo. Ba câu thơ sau: Cảm nhận chủ quan của Thanh Thảo về giây phút bi phẫn nhất của Lor-ca. Lor-ca bị bắt một cách lén lút rồi bị điều về bãi bắn, bị tước đoạt tự do một cách phi lí, nhưng bản thân Lor-ca vẫn chưa kịp hiểu ra là chàng sắp sửa bị sát hại, trạng thái “người mộng du” của chàng chứng tỏ tâm hồn chàng trong sáng, thánh thiện đến mức ngây thơ cho nên chàng không thể ngờ mình bị đối xử một cách phi lí và bất công như vậyHình ảnh “áo choàng bê bết đỏ” là một câu thơ mang ý nghĩa tả thực, nó phơi bày tội ác đẫm máu của bọn độc tài. Tinh thần thượng võ vốn là niềm tự hào của dân tộc Tây Ban Nha đã bị thay thế bằng cái sắc đỏ “bê bết máu”. Những điều đẹp đẽ đã bị trà đạp. Hay nói cách khác cái đẹp và tội ác không thể cùng tồn tại dưới một bầu trời. Cái chết đau đớn và đầy bi phẫn của Lor-ca cũng như sự hy sinh của biết bao chiến sĩ đấu tranh cho sự tự do từ xưa đến nay càng khảng định mạnh mẽ điều đó. Tiếng đàn ghi-ta nâu Bầu trời cô gái ấy Tiếng đàn ghi-ta lá xanh biết mấy Tiếng đàn ghi-ta tràn bọt nước vỡ tan Tiếng ghi-ta ròng ròng Máu chảy Vị trí trung tâm: dụng ý nghệ thuật: nhà thơ đã dùng vị trí trang trọng nhất: thể hiện cao trào cảm xúc của nhà thơ. Đối tượng biểu hiện là tiếng đàn (phù hợp với nhan đề của thi phẩm). Cụm từ tiếng ghi-ta được điệp tới bốn lần kết hợp với phép tương giao – một đặc trưng của trường phái thơ tượng trưng siêu thực. Tiếng đàn ghi-ta mang màu sắc, hình khối, đường nét, màu nâu vừa gợi ra màu của vỏ hộp đàn, cũng là màu sắc giản dị quen thuộc của đồng đất quê hương. Sắc “lá xanh” lại gợi ra sức sống trẻ trung, bất diệt của tiếng đàn. Vậy là trong tiếng đàn của Lor-ca, Thanh Thảo như cảm nhận được sức sống trẻ trung, tình yêu thiên nhiên, yêu những gì thân thuộc giản dị của quê hương trong tâm hồn Lor-ca. Tiếng ghi-ta còn gợi ra cả một không gian bao la cũng là bầu trời của cô giá Di-gan – bầu trời của tình yêu…. Cũng tiếng đàn ấy lại gắn với vẻ đẹp trọn vẹn lung linh nhưng mong manh như bọt nước. Hình ảnh “tiếng đàn bọt nước” mở đầu bài thơ được nhắc lại ở khổ thơ này với một cung bậc khác. Nó gắn bó với nỗi đau đớn khôn cùng khi tiếng đàn ấy bị dập tắt. Khi viết “tiếng đàn ghi-ta tràn bọt nước vỡ tan” có cảm giác như trái tim đau đớn của Thanh Thảo “vỡ tan” trước cái chết bi phẫn của Lor-ca. Cuối cùng âm thanh của tiếng đàn lại gợi ra những tiếng nức nở đứt đoạn qua hình ảnh: “Tiếng ghi-ta ròng ròng/máu chảy”. Cách ngắt dòng ở hai câu thơ trên cũng là dụng ý nghệ thuật của Thanh Thảo. Hình ảnh “ròng ròng” máu chảy được ngắt thành hai dòng thơ như muốn diễn tả nỗi đau đến tột cùng của nhà thơi khi tiếng đàn bị dập tắt cũng là khi “con chim họa mi” của đất nước Tây Ban Nha đã ngừng thở. Vậy là tiếng đàn không chỉ là tâm hồn, tình yêu, sự sống. Tiếng đàn đã trở thành số phận, thân phận đầy những trớ trêu và nỗi oan khuất của người nghệ sĩ. Dùng tiếng đàn để bày tỏ mối đồng cảm sâu sắc với Lor-ca, Thanh Thảo đã góp vào nền thơ dân tộc những câu thơ vừa mới lạ vừa rất sâu sắc. Không ai chôn cất tiếng đàn Tiếng đàn như cỏ mọc hoang Giọt nước mắt vầng trăng Long lanh trong đáy giếng Hai câu thơ đầu: Hình tượng trung tâm là tiếng đàn: Tiếng đàn tượng chưng chính cho Lor-ca, bởi vì Lor-ca bị sát hại một cách lén lút, rồi vất xác xuống giếng để phi tang nên thi hài của Lor-ca bị vùi lấp ở đâu đó “không ai chôn cất”. Câu thơ tô đậm thêm nỗi đau của nhân dân Tây Ban Nha cũng như của những người yêu mến và ngưỡng mộ Lor-ca. Ngôn ngữ cô đúc, không sử dụng những hư từ kết nối giữa các vế câu của Thanh Thảo khiến cho nhà thơ trở thành hiện tượng thơ đa nghĩa. Có thể hình dung không ai nỡ chôn cất “tiếng đàn” hoặc không ai chôn cất nổi tiếng đàn. Cách hiểu môt: gắn với di chúc của Lor-ca trong bài: “ghi nhớ” : “khi tôi chết”… vì quá yên mến Lor-ca nên không ai nỡ thực hiện di nguyện của ông. Cách hiểu hai: Lại mang một hàm nghĩa mới: Kẻ thù sát hại Lor-ca những tưởng khiến tiếng đàn ghi-ta của ông im bặt vậy mà sức sống của tiếng đàn ấy quá mãnh liệt “Tiếng đàn như cỏ mọc hoang”. Đây là một trong những hình ảnh không có một loài cây, loài hoa nào lại có sức sống mãnh liệt như loài cỏ hoang. Dù người ra có cắt xén thế nào nó vẫn mọc lên một cách bền bỉ và mạnh mẽ . Câu thơ thứ 3: Tính chất cô đúc tạo nên một hình ảnh đẹp vào bậc nhất trong loại thơ tưởng niệm. Cái chết của Lor-ca lan truyền đến Phương Đông mang đậm dấu ấn của Thanh Thảo – nhà thơ của “miền cỏ cháy”, “dấu chân qua tràng cỏ”. Hai câu thơ sau: giọt nước mắt mối đồng cảm, sự cảm thương vừa sâu sắc vừa chân thành, vừa thiêng liêng với người đã khuất. Đây vốn là một hình ảnh mang đậm tính cổ điển nhưng đã được lạ hóa qua cái nhìn của Thanh Thảo: “giữa giọt nước mắt và vầng trăng” không có hư từ, khiến cho câu thơ mang nhiều hàm nghĩa: giọt nước mắt (và, cùng) “vầng trăng”… Vầng trăng vốn tượng trưng cho cái đẹp được tỏa sáng. Hai câu thơ từ đó gợi ra ấn tượng về: vầng trăng nơi đáy giếng như giọt nước mắt khổng lồ, giọt nước mắt sáng như vầng trăng bất tử… Dù hiểu theo cách nào thì hai câu thơ trên cũng kết tinh mối đồng cảm chân thành sâu sắc của một nhà thơ Việt Nam nửa cuối thế kỷ XX dành cho người nghệ sĩ thiên tài nơi trời Âu xa xôi. Vả chăng, dù ở đâu, dù thời nào thì khát khao lớn nhất đối với người nghệ sĩ vẫn là có được sự đồng cảm giữ tri kỉ. (giọt nước mắt khóc bạn của Dương Khuê: giọt lệ như sương). Cặp hình ảnh trái ngược: đường chỉ tay và dòng sông, sự đối lập giữa cái nhỏ bé, hữu hạn với cái rộng lớn, vĩnh hằng, đó cũng là sự trái ngược giữa số phận ngắn ngủi của Lor-ca với cái rộng lớn, vĩnh hằng của cuộc sống. Trên dòng sông cuộc đời ấy, Lor-ca đã sang bờ bên kia, đã về với thế giới của những người đã khuất. Nhưng cách ra đi của Lor-ca được nhà thơ diễn tả bằng một hình ảnh thật đẹp, thật nhiều ý nghĩa: Chiếc đàn ghi-ta, vật bất ly thân của Lor-ca đã bạc màu cùng thời gian, nhưng chỉ có người nghệ sĩ đích thực mới ra đi trên chiếc đàn ấy, cùng với cây đàn và tiếng đàn ấy Lor-ca đã sống và chết như một nghệ sĩ chân chính. Khổ thơ thứ 6 được chia làm hai cặp song trùng trong đó hình ảnh lá bùa của cô gái Di-gan tượng trưng cho tình yêu, cũng là sự ràng buộc giữa cô và Lor-ca. Đó là cách Lor-ca muốn mình hoàn toàn được giải thoát, cũng là để trả lại sự tự do, tuổi thanh xuân cho người con gái ấy. Cùng với đó chàng ném trái tim mình vào cõi lặng yên, cũng là cõi vĩnh hằng, cõi vô tận. Giống như trái tim của nhân vật huyền thoại Đan-ko sau khi đã soi sáng con đường đi cho nhân dân mình, trái tim ấy xứng đáng thuộc về cõi bất tử. Nhẫn Đông Phân tích bài thơ Đàn ghi ta của Lor- ca của Thanh ThảoDánh giá bài viết

Đề bài: Phân tích bài thơ: "Đàn ghi ta của Lor- ca" của Thanh Thảo

Bài làm

Những tiếng đàn bọt nước

Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt

li-la li-la li-la

đi lang thang về miền cô độc

với vầng trăng chếnh choáng

trên yên ngựa mỏi mòn

Hình ảnh Lor-ca được đặt trên cái phông nền là bối cảnh chính trị xã hội của đất nước Tây Ban Nha đương thời. Bài thơi mở đầu bằng hình ảnh tiếng đàn, hình ảnh tiếng đàn được lạ hóa mang tính chất tượng trưng siêu thực. Hình ảnh bọt nước mang nhiều ý nghĩa: tròn trặn, tưởng như trọn vẹn; bọt nước còn rất mong manh dễ vỡ. Đây là những tiếng đàn tuyệt đỉnh, tuyệt kỹ của tài năng Lor-ca. Vẻ đẹp và sự mong manh của tiếng đàn cũng là vẻ đẹp sự mong manh của nghệ thuật.

Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt cũng lại gợi ra hai nét nghĩa: vẻ đẹp đặc chưng của văn hóa Tây Ban Nha mang đậm tinh thần thượng võ với hình ảnh các đấu sĩ trong tấm áo choàng đò của bộ môn đấu bò tót nhưng trong hoàn cảnh nước Tây Ban Nha đường thời đó là màu áo choàng đỏ gắt gợi ra khung cảnh những cuộc khủng bố đẫm máu của bọn Phát –xít Phrăng – cô nhằm duy trì một chế độ chính trị xã hội vô cùng bảo thủ và phản động trên đất nước Tây Ban Nha.

Trong khung cảnh ấy nội bật lên là hình ảnh G.Lor-ca. người nghệ sĩ thiên tài cùng với những khát vọng cách tân nghệ thuật mới mẻ, tóa bạo của mình. Hành chình là Lor-ca đã đi là khắp đất nước Tây Ban Nha, chàng hát lên những bài ca với giai điệu tuyệt vời của tiếng đàn ghi-ta. Câu thơ: “li-la li-la li-la” vừa mô phỏng âm thanh của tiếng đàn ghi-ta vừa gợi ra vẻ đẹp đặc trưng của thiên nhiên đất nước Tây Ban Nha với bạt ngàn những cánh đồng hoa Tử Đinh Hương (tên khác của loài hoa li-la).

Con đường Lor-ca đang đi không hề dễ dàng gì bởi mọi khát vọng cách tân, cũng như mọi cuộc cách mạng đều gặp phải những thế lực bảo thủ cản trở. Lor-ca cô đơn, mộng du nơi đồng cỏ trên lưng ngựa chỉ có vầng trăng trên đầu làm bạn. Vầng trăng ấy cũng “chếnh choáng” theo nhịp bước của chú ngựa đã “mỏi mòn” khắp các nẻo đường.

 Với hình ảnh thơ được cấu trúc theo lối lạ hóa kết hợp với tính gián đoạn của ngôn ngữ thơ. Thanh Thảo đã đem đến cho độc giả Việt Nam hình ảnh rất sống động về G.Lor-ca, người nghệ sĩ đấu tranh không mệt mỏi cho khát vọng cách tân nghệ thuật và cho những tiến bộ xã hội của đất nước Tây Ban Nha.

Hai khổ thơ tiếp:

                   Tây Ban Nha

                   Hát nghêu ngao

                   Bỗng kinh hoang

                   Áo choàng bê bết đỏ

                   Lor-ca bị điều về bãi bắn

                   Chàng đi như người mộng du

Tác giả lại đặt Lor-ca trên cái khung cảnh của đất nước Tây Ban Nha. Và nghệ sĩ lãng du ấy vẫn đang hát “nghêu ngao” những bài ca bất tận của mình. Cụm từ “hát nghêu ngao” thê rhieejn rất sinh động chất lãng mạt cốt cách lãng tử của người nghệ sĩ Lor-ca. Câu thơ thứ ba: “bỗng khinh hoàng” là một câu thơ bản lề, khép mở hai thế giới trái ngược nhau. Trước đó hình ảnh Lor-ca lãng tử, hồn nhiên, đeo đuổi không mệt mỏi con đường mình đã chọn. Thời khắc đó: quá bất ngờ không lường trước (với Lor-ca cả với nhân dân Tây Ban Nha, nó tố cáo bọn Phát-xít Prăng – cô hèn nhát tàn bạo.

Ba câu thơ sau: Cảm nhận chủ quan của Thanh Thảo về giây phút bi phẫn nhất của Lor-ca. Lor-ca bị bắt một cách lén lút rồi bị điều về bãi bắn, bị tước đoạt tự do một cách phi lí, nhưng bản thân Lor-ca vẫn chưa kịp hiểu ra là chàng sắp sửa bị sát hại, trạng thái “người mộng du” của chàng chứng tỏ tâm hồn chàng trong sáng, thánh thiện đến mức ngây thơ cho nên chàng không thể ngờ mình bị đối xử một cách phi lí và bất công như vậyHình ảnh “áo choàng bê bết đỏ” là một câu thơ mang ý nghĩa tả thực, nó phơi bày tội ác đẫm máu của bọn độc tài. Tinh thần thượng võ vốn là niềm tự hào của dân tộc Tây Ban Nha đã bị thay thế bằng cái sắc đỏ “bê bết máu”. Những điều đẹp đẽ đã bị trà đạp. Hay nói cách khác cái đẹp và tội ác không thể cùng tồn tại dưới một bầu trời. Cái chết đau đớn và đầy bi phẫn của Lor-ca cũng như sự hy sinh của biết bao chiến sĩ đấu tranh cho sự tự do từ xưa đến nay càng khảng định mạnh mẽ điều đó. 

                   Tiếng đàn ghi-ta nâu

                   Bầu trời cô gái ấy

                   Tiếng đàn ghi-ta lá xanh biết mấy

                   Tiếng đàn ghi-ta tràn bọt nước vỡ tan

                   Tiếng ghi-ta ròng ròng

                   Máu chảy

 Vị trí trung tâm: dụng ý nghệ thuật: nhà thơ đã dùng vị trí trang trọng nhất: thể hiện cao trào cảm xúc của nhà thơ. Đối tượng biểu hiện là tiếng đàn (phù hợp với nhan đề của thi phẩm). Cụm từ tiếng ghi-ta được điệp tới bốn lần kết hợp với phép tương giao – một đặc trưng của trường phái thơ tượng trưng siêu thực. Tiếng đàn ghi-ta mang màu sắc, hình khối, đường nét, màu nâu vừa gợi ra màu của vỏ hộp đàn, cũng là màu sắc giản dị quen thuộc của đồng đất quê hương. Sắc “lá xanh” lại gợi ra sức sống trẻ trung, bất diệt của tiếng đàn. Vậy  là trong tiếng đàn của Lor-ca, Thanh Thảo như cảm nhận được sức sống trẻ trung, tình yêu thiên nhiên, yêu những gì thân thuộc giản dị của quê hương trong tâm hồn Lor-ca. Tiếng ghi-ta còn gợi ra cả một không gian bao la cũng là bầu trời của cô giá Di-gan – bầu trời của tình yêu…. Cũng tiếng đàn ấy lại gắn với vẻ đẹp trọn vẹn lung linh nhưng mong manh như bọt nước. Hình ảnh “tiếng đàn bọt nước” mở đầu bài thơ được nhắc lại ở khổ thơ này với một cung bậc khác. Nó gắn bó với nỗi đau đớn khôn cùng khi tiếng đàn ấy bị dập tắt.  Khi viết “tiếng đàn ghi-ta tràn bọt nước vỡ tan” có cảm giác như trái tim đau đớn của Thanh Thảo “vỡ tan” trước cái chết bi phẫn của Lor-ca. Cuối cùng âm thanh của tiếng đàn lại gợi ra những tiếng nức nở đứt đoạn qua hình ảnh: “Tiếng ghi-ta ròng ròng/máu chảy”. Cách ngắt dòng ở hai câu thơ trên cũng là dụng ý nghệ thuật của Thanh Thảo. Hình ảnh “ròng ròng” máu chảy được ngắt thành hai dòng thơ như muốn diễn tả nỗi đau đến tột cùng của nhà thơi khi tiếng đàn bị dập tắt cũng là khi “con chim họa mi” của đất nước Tây Ban Nha đã ngừng thở. Vậy là tiếng đàn không chỉ là tâm hồn, tình yêu, sự sống. Tiếng đàn đã trở thành số phận, thân phận đầy những trớ trêu và nỗi oan khuất của người nghệ sĩ. Dùng tiếng đàn để bày tỏ mối đồng cảm sâu sắc với Lor-ca, Thanh Thảo đã góp vào nền thơ dân tộc những câu thơ vừa mới lạ vừa rất sâu sắc.         

                   Không ai chôn cất tiếng đàn

                   Tiếng đàn như cỏ mọc hoang

                   Giọt nước mắt vầng trăng

                   Long lanh trong đáy giếng     

Hai câu thơ đầu: Hình tượng trung tâm là tiếng đàn: Tiếng đàn tượng chưng chính cho Lor-ca, bởi vì Lor-ca bị sát hại một cách lén lút, rồi vất xác xuống giếng để phi tang nên thi hài của Lor-ca bị vùi lấp ở đâu đó “không ai chôn cất”. Câu thơ tô đậm thêm nỗi đau của nhân dân Tây Ban Nha cũng như của những người yêu mến và ngưỡng mộ Lor-ca. Ngôn ngữ cô đúc, không sử dụng những hư từ kết nối giữa các vế câu của Thanh Thảo khiến cho nhà thơ trở thành hiện tượng thơ đa nghĩa. Có thể hình dung không ai nỡ chôn cất “tiếng đàn” hoặc không ai chôn cất nổi tiếng đàn. Cách hiểu môt: gắn với di chúc của Lor-ca trong bài: “ghi nhớ” : “khi tôi chết”… vì quá yên mến Lor-ca nên không ai nỡ thực hiện di nguyện của ông. Cách hiểu hai: Lại mang một hàm nghĩa mới: Kẻ thù sát hại Lor-ca những tưởng khiến tiếng đàn ghi-ta của ông im bặt vậy mà sức sống của tiếng đàn ấy quá mãnh liệt “Tiếng đàn như cỏ mọc hoang”. Đây là một trong những hình ảnh không có một loài cây, loài hoa nào lại có sức sống mãnh liệt như loài cỏ hoang. Dù người ra có cắt xén thế nào nó vẫn mọc lên một cách bền bỉ và mạnh mẽ . Câu thơ thứ 3: Tính chất cô đúc tạo nên một hình ảnh đẹp vào bậc nhất trong loại thơ tưởng niệm. Cái chết của Lor-ca lan truyền đến Phương Đông mang đậm dấu ấn của Thanh Thảo – nhà thơ của “miền cỏ cháy”, “dấu chân qua tràng cỏ”.

Hai câu thơ sau: giọt nước mắt mối đồng cảm, sự cảm thương vừa sâu sắc vừa chân thành, vừa thiêng liêng với người đã khuất. Đây vốn là một hình ảnh mang đậm tính cổ điển nhưng đã được lạ hóa qua cái nhìn của Thanh Thảo: “giữa giọt nước mắt  và vầng trăng” không có hư từ, khiến cho câu thơ mang nhiều hàm nghĩa: giọt nước mắt (và, cùng) “vầng trăng”… Vầng trăng vốn tượng trưng cho cái đẹp được tỏa sáng. Hai câu thơ từ đó gợi ra ấn tượng về: vầng trăng nơi đáy giếng như giọt nước mắt khổng lồ, giọt nước mắt sáng như vầng trăng bất tử… Dù hiểu theo cách nào thì hai câu thơ trên cũng kết tinh mối đồng cảm chân thành sâu sắc của một nhà thơ Việt Nam nửa cuối thế kỷ XX dành cho người nghệ sĩ thiên tài nơi trời Âu xa xôi. Vả chăng, dù ở đâu, dù thời nào thì khát khao lớn nhất đối với người nghệ sĩ vẫn là có được sự đồng cảm giữ tri kỉ. (giọt nước mắt khóc bạn của Dương Khuê: giọt lệ như sương). Cặp hình ảnh trái ngược: đường chỉ tay và dòng sông, sự đối lập giữa cái nhỏ bé, hữu hạn với cái rộng lớn, vĩnh hằng, đó cũng là sự trái ngược giữa số phận ngắn ngủi của Lor-ca với cái rộng lớn, vĩnh hằng của cuộc sống. Trên dòng sông cuộc đời ấy, Lor-ca đã sang bờ bên kia, đã về với thế giới của những người đã khuất. Nhưng cách ra đi của Lor-ca được nhà thơ diễn tả bằng một hình ảnh thật đẹp, thật nhiều ý nghĩa: Chiếc đàn ghi-ta, vật bất ly thân của Lor-ca đã bạc màu cùng thời gian, nhưng chỉ có người nghệ sĩ đích thực mới ra đi trên chiếc đàn ấy, cùng với cây đàn và tiếng đàn ấy Lor-ca đã sống và chết như một nghệ sĩ chân chính.

Khổ thơ thứ 6 được chia làm hai cặp song trùng trong đó hình ảnh lá bùa của cô gái Di-gan tượng trưng cho tình yêu, cũng là sự ràng buộc giữa cô và Lor-ca. Đó là cách Lor-ca muốn mình hoàn toàn được giải thoát, cũng là để trả lại sự tự do, tuổi thanh xuân cho người con gái ấy. Cùng với đó chàng ném trái tim mình vào cõi lặng yên, cũng là cõi vĩnh hằng, cõi vô tận. Giống như trái tim của nhân vật huyền thoại Đan-ko sau khi đã soi sáng con đường đi cho nhân dân mình, trái tim ấy xứng đáng thuộc về cõi bất tử.

Nhẫn Đông

0