05/02/2018, 13:00

Bình luận về câu nói: Khách hàng là thượng đế

Đề bài: Bình luận về câu nói: “Khách hàng là thượng đế” Bài làm Trong kinh doanh, doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều hướng tới mục đích là đưa được hàng hóa của mình đến tay người tiêu dùng. “Khách hàng” là cách gọi của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng. Khách hàng là người ...

Đề bài: Bình luận về câu nói: “Khách hàng là thượng đế” Bài làm Trong kinh doanh, doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều hướng tới mục đích là đưa được hàng hóa của mình đến tay người tiêu dùng. “Khách hàng” là cách gọi của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng. Khách hàng là người tiêu thụ, đánh giá sản phẩm và chất lượng phục vụ của đơn vị kinh doanh. Mọi hoạt động kinh tế đều hướng đến khách hàng của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có tồn tại, phát triển được hay không là nhờ khách hàng – sự tiêu thụ của họ đối với hàng hóa của doanh nghiệp. Khách hàng đóng một vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng. Khách hàng không chỉ tiếp xúc với sản phẩm – kết quả của lao động mà khách hàng còn tiếp xúc với đơn vị cung ứng – người bán hàng. Các doanh nghiệp lớn nhỏ đều đề cao vai trò của khách hàng, họ luôn đề cao châm ngôn, khẩu hiệu: “Khách hàng là thượng đế” lên đầu trong việc sản xuất cung ứng sản phẩm của mình. Bình luận về câu nói: “Khách hàng là thượng đế” “Khách hàng là thượng đế” là tiêu chí được đề cao vì sau cùng sản phẩm của mỗi doanh nghiệp đều hướng đến người tiêu dùng. Tiêu chí được đề cao vì doanh nghiệp sản xuất luôn muốn sản phẩm cảu mình được tiêu thụ, bằng cách này hay cách khác có thể đến với tay của khách hàng. Chính vì vậy, doanh nghiệp phải đề ra tiêu chí sản xuất của mình, coi việc phục vụ nhu cầu của khách hàng như phục vụ những thượng đế, song không vì thế mà hạ thấp mình, mà coi việc phục vụ này là cả hai đều có lợi. Việc nắm được tâm lý cũng như thị hiếu của khách hàng giúp nhà sản xuất nắm được 80 -90% thành công trong việc bán sản phẩm. Chính vì vậy, trong sản xuất, các doanh nghiệp đề cao khách hàng như thượng đế, phục vụ nhu cầu của khách hàng giúp doanh nghiệp nắm chắc phần thắng như câu: “Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng” việc coi “khách hàng là thượng đế” là cần thiết và quan trọng trong sản xuất. Trong sản xuất, việc coi “Khách hàng là thượng đế” là rất quan trọng. sản xuất không chỉ dừng lại ở việc quan trọng về sản phẩm về sau mà còn cần phải quan tâm đến đạo đức nghề nghiệp. Việc đề cao tiêu chí “khác hàng là thượng đế” giúp nhà sản xuất luôn đặt được đạo đức nghề nghiệp, sản xuất hàng hóa nhưng luôn đề cao sức khỏe của khách hàng lên hàng đầu. Tránh sản xuất ồ ạt nhưng lại sử dụng ác chất phụ da, kích thích ảnh hưởng đến sức khỏe của khách hàng. Trong mối quan hệ nhà sản xuất – cầu nối – người tiêu dùng, không phải lấy hàng hóa làm trung tâm mà luôn phải lấy khách hàng là trung tâm của việc sản xuất, đặt tiêu chí phục vụ khách hàng lên hàng đầu. Nắm được nguyên tắc này, doanh nghiệp sẽ sản xuất và phục vụ được những vị thượng đế khó tính của mình. Để đưa sản phẩm của mình đến đưuọc tay người tiêu dùng – khách hàng, cần phải qua một khâu trung gian giữa người cung ứng ban đầu và khách hàng. Có nghĩa là một cửa hàng, một nhóm tiếp thị. Nhóm này nằm giữa trong mối quan hệ và ăn lợi nhuận từ việc cung ứng và giải quyết bà toán của nhà sản xuât. Nhóm này không trực tiếp tạo ra sản phẩm nhưng lại là “đại lý” đứng giữa người sản xuất và tiêu dùng. Đặc biệt sẽ là khâu định giá cuối cùng. Trong nguyên tắc kinh doanh, nhóm này mang tính phi lợi nhuận, càng dìm được giá của doanh nghiệp xuống thấp càng được lợi nhuận nhiều. Đối với khách hàng, giá càng cao cũng càng lợi. Tuy nhiên, việc nghiên cứu thị hiếu của người dân lại do nhóm 1 – nhà sản xuất nghiên cứu. Nhóm này cũng không quan tâm đến thị hiếu, cứ mặt hàng nào bán được chạy, thì nhập về. Chính vậy, cũng không quan tâm đến người tiêu dùng – khách hàng muốn gì. Song, lớp trung gian này cũng rất cần thái độ tôn trọng “Khách hàng là thượng đế” qua các nhân viên cửa hàng, cách giao tiếp ứng xử của con người với nhau. Bán được chạy hàng hay không còn do thái độ phục vụ. Có những cửa hàng treo biển: “Khách hàng là thượng đế” nhưng chính họ cũng chưa hiểu hết nghĩa của câu châm ngôn trên. “Khách hàng là thượng đế” không chỉ quan tâm đến thái độ phục vụ của nhân viên còn quan trọng hơn đó chính là nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. Các cửa hàng vì chạy đua lợi nhuận mà thường bất chấp nhập các loại hàng giả, hàng nhái có giá thấp hơn để bán cao bằng những hàng thật đang ngoài thị trường. Vì suy nghĩ này mà đạo đức bán hàng của các cửa hàng bị hạ thấp, tiếp tay cho hàng giả tràn vào thị trường đánh chết hàng thật – doanh nghiệp sản xuất chính đáng. “Khách hàng là thượng đế” là châm ngôn, là khẩu hiệu trong ngành sản xuất cung ứng hàng hóa, đó là một tiêu chí rõ ràng. Các doanh nghiệp, các tổ chức, các đơn vị bán hàng cần hiểu rõ, nắm bắt rõ và xác định tiêu chí trong phục vụ “thượng đế”. Doanh nghiệp nên đề cao tính tự phục vụ trước, khi sản xuất ra sản phẩm chính mình sẽ là người sử dụng trước. góp phần tạo dựng một thị trường lành mạnh, an toàn. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần đề cao vai trò của khách hàng, đặt mục đích phục vụ khách hàng lên hàng đầu vì không có khách hàng, doanh nghiệp chỉ còn nước đóng cửa. Câu nói: “Khách hàng là thượng” đế đã phải ảnh và nêu lên tiêu chí sản xuất trong công nghiệp sản xuất hàng hóa của Việt Nam nói riêng, của thế giới nói chung, các nhà cung ứng luôn phải đặt khách hàng lên hàng đầu. Sản xuất là để phục vụ cho khách hàng cũng như sự tồn tại của doanh nghiệp. Hà Vũ Bình luận về câu nói: Khách hàng là thượng đếDánh giá bài viết

Đề bài: Bình luận về câu nói: “Khách hàng là thượng đế”

Bài làm

Trong kinh doanh, doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều hướng tới mục đích là đưa được hàng hóa của mình đến tay người tiêu dùng. “Khách hàng” là cách gọi của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng. Khách hàng là người tiêu thụ, đánh giá sản phẩm và chất lượng phục vụ của đơn vị kinh doanh. Mọi hoạt động kinh tế đều hướng đến khách hàng của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có tồn tại, phát triển được hay không là nhờ khách hàng – sự tiêu thụ của họ đối với hàng hóa của doanh nghiệp. Khách hàng đóng một vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng. Khách hàng không chỉ tiếp xúc với sản phẩm – kết quả của lao động mà khách hàng còn tiếp xúc với đơn vị cung ứng – người bán hàng. Các doanh nghiệp lớn nhỏ đều đề cao vai trò của khách hàng, họ luôn đề cao châm ngôn, khẩu hiệu: “Khách hàng là thượng đế” lên đầu trong việc sản xuất cung ứng sản phẩm của mình.


“Khách hàng là thượng đế” là tiêu chí được đề cao vì sau cùng sản phẩm của mỗi doanh nghiệp đều hướng đến người tiêu dùng. Tiêu chí được đề cao vì doanh nghiệp sản xuất luôn muốn sản phẩm cảu mình được tiêu thụ, bằng cách này hay cách khác có thể đến với  tay của khách hàng. Chính vì vậy, doanh nghiệp phải đề ra tiêu chí sản xuất của mình, coi việc phục vụ nhu cầu của khách hàng như phục vụ những thượng đế, song không vì thế mà hạ thấp mình, mà coi việc phục vụ này là cả hai đều có lợi. Việc nắm được tâm lý cũng như thị hiếu của khách hàng giúp nhà sản xuất nắm được 80 -90% thành công trong việc bán sản phẩm. Chính vì vậy, trong sản xuất, các doanh nghiệp đề cao khách hàng như thượng đế, phục vụ nhu cầu của khách hàng giúp doanh nghiệp nắm chắc phần thắng như câu: “Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng” việc coi “khách hàng là thượng đế” là cần thiết và quan trọng trong sản xuất.

Trong sản xuất, việc coi “Khách hàng là thượng đế” là rất quan trọng. sản xuất không chỉ dừng lại ở việc quan trọng về sản phẩm về sau mà còn cần phải quan tâm đến đạo đức nghề nghiệp. Việc đề cao tiêu chí “khác hàng là thượng đế” giúp nhà sản xuất luôn đặt được đạo đức nghề nghiệp, sản xuất hàng hóa nhưng luôn đề cao sức khỏe của khách hàng lên hàng đầu. Tránh sản xuất ồ ạt nhưng lại sử dụng ác chất phụ da, kích thích ảnh hưởng đến sức khỏe của  khách hàng.

Trong mối quan hệ nhà sản xuất – cầu nối – người tiêu dùng, không phải lấy hàng hóa làm trung tâm mà luôn phải lấy khách hàng là trung tâm của việc sản xuất, đặt tiêu chí phục vụ khách hàng lên hàng đầu. Nắm được nguyên tắc này, doanh nghiệp sẽ sản xuất và phục vụ được những vị thượng đế khó tính của mình.

Để đưa sản phẩm của mình đến đưuọc tay người tiêu dùng – khách hàng, cần phải qua một khâu trung gian giữa người cung ứng ban đầu và khách hàng. Có nghĩa là một cửa hàng, một nhóm tiếp thị. Nhóm này nằm giữa trong mối quan hệ và ăn lợi nhuận từ việc cung ứng và giải quyết bà toán của nhà sản xuât. Nhóm này không trực tiếp tạo ra sản phẩm nhưng lại là “đại lý” đứng giữa người sản xuất và tiêu dùng. Đặc biệt sẽ là khâu định giá cuối cùng. Trong nguyên tắc kinh doanh, nhóm này mang tính phi lợi nhuận, càng dìm được giá của doanh nghiệp xuống thấp càng được lợi nhuận nhiều. Đối với khách hàng, giá càng cao cũng càng lợi. Tuy nhiên, việc nghiên cứu thị hiếu của người dân lại do nhóm 1 – nhà sản xuất nghiên cứu. Nhóm này cũng không quan tâm đến thị hiếu, cứ mặt hàng nào bán được chạy, thì nhập về. Chính vậy, cũng không quan tâm đến người tiêu dùng – khách hàng muốn gì. Song, lớp trung gian này cũng rất cần thái độ tôn trọng “Khách hàng là thượng đế” qua các nhân viên cửa hàng, cách giao tiếp ứng xử của con người với nhau.

Bán được chạy hàng hay không còn do thái độ phục vụ. Có những cửa hàng treo biển: “Khách hàng là thượng đế” nhưng chính họ cũng chưa hiểu hết nghĩa của câu châm ngôn trên. “Khách hàng là thượng đế” không chỉ quan tâm đến thái độ phục vụ của nhân viên còn quan trọng hơn đó chính là nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. Các cửa hàng vì chạy đua lợi nhuận mà thường bất chấp nhập các loại hàng giả, hàng nhái có giá thấp hơn để bán cao bằng những hàng thật đang ngoài thị trường. Vì suy nghĩ này mà đạo đức bán hàng của các cửa hàng bị hạ thấp, tiếp tay cho hàng giả tràn vào thị trường đánh chết hàng thật – doanh nghiệp sản xuất chính đáng.

“Khách hàng là thượng đế” là châm ngôn, là khẩu hiệu trong ngành sản xuất cung ứng hàng hóa, đó là một tiêu chí rõ ràng. Các doanh nghiệp, các tổ chức, các đơn vị bán hàng cần hiểu rõ, nắm bắt rõ và xác định tiêu chí trong phục vụ “thượng đế”. Doanh nghiệp nên đề cao tính tự phục vụ trước, khi sản xuất ra sản phẩm chính mình sẽ là người sử dụng trước. góp phần tạo dựng một thị trường lành mạnh, an toàn. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần đề cao vai trò của khách hàng, đặt mục đích phục vụ khách hàng lên hàng đầu vì không có khách hàng, doanh nghiệp chỉ còn nước đóng cửa. Câu nói: “Khách hàng là thượng” đế đã phải ảnh và nêu lên tiêu chí sản xuất trong công nghiệp sản xuất hàng hóa của Việt Nam nói riêng, của thế giới nói chung, các nhà cung ứng luôn phải đặt khách hàng lên hàng đầu. Sản xuất là để phục vụ cho khách hàng cũng như sự tồn tại của doanh nghiệp.

Hà Vũ

0