Đề bài: Bình luận về câu tục ngữ: “Ở hiền gặp lành” Bài làm Trong cuộc sống, con người luôn tin vào luật nhân quả, ác giả các báo, người sống tốt, sống nghiêm chỉnh, luôn giúp đỡ người khác sẽ luôn gặp những điều tốt. Một trong những câu tục ngữ được dân gian ta đúc kết trong kho tàng của mình đó là: “Ở hiền gặp lành”, biểu hiện cho niềm tin vào cuộc sống luôn công bằng, gieo nhân nào, gặt quả ấy. “Ở hiền gặp lành” là sự ứng xử, hành động của mình đối với người khác. “Ở hiền” nghĩa là trong cuộc sống con người ăn ở hiền lành, không làm hại tối người xung quanh. “Gặp lành” có nghĩa là trong cuộc sống con gặp những điều may mắn, những điều tốt lành. Khi gặp những điều xấu, được hóa giải từ điều xấu sang điều may mắn, an lành. “Ở hiền gặp lành” được hiểu theo nghĩa bóng đó là những người có cách sống hiền lành đúng với luân thường đạo lý sẽ gặp những điều tốt trong cuộc sống. Bình luận về câu tục ngữ: “Ở hiền gặp lành” Thực tế trong cuộc sống, sẽ có hai trường hợp xảy ra trong câu tục ngữ trên: Trường hợp thứ nhất, nhiều người có cách ứng xử tốt trong cuộc sống đã “gặp lành”. Khi đi trên các phương tiện công cộng, tôi thường nhường chỗ cho người già, phụ nữ, trẻ nhỏ, người khuyết tật, có lần mẹ tôi từ quê lên Hà Nội thăm tôi, bà năm nay 50 tuổi, vừa lên xe bus mẹ tôi đã được nhường chỗ luôn. Hay có lần, giúp một bạn trong giờ kiểm tra mượn bút, bữa sau đi học tôi quên ô, gặp đúng bạn hôm trước cho mượn bút và bạn ấy cho về cùng. Đó là một trong những biểu hiện nhỏ của “ở hiền gặp lành” trong cuộc sống mà nó có lẽ hiện hữu mà chúng ta chưa gọi tên được. Mỗi người cần phải tu dưỡng bản thân sống có đạo đức thì trong cuộc sống sẽ gặp nhiều may mắn. Một trường hợp khác điển hình, có những người có những lúc sống rất hiền lành tử tế nhưng những gì nhận về lại khiến chính bản thân mình thất vọng và cảm thấy như mình đã làm những điều xấu, chứ không phải điều tốt vậy. Có người vào can ngăn vụ ẩu đả thì hứng trọn viên gạch, có khi hứng ngay con dao. Đó là những tình huống mà con người không thể lường trước được. Xã hội càng ngày càng phức tạp khiến con người bị kéo theo vòng xoay ấy. Đôi lúc, do con người chưa thích nghi được với cuộc sống nên gặp phải những điều không may trong cuộc sống. Có thể, lúc nào đó “Ở hiền gặp lành” không còn là đúng nữa. Sở dĩ vậy vì nó mới chỉ là những chuyện kể, nó chưa khiến con người ta tin vào luật nhân quả vì thực tế xã hội khắc nghiệt khiến con người bị cuốn theo. Đôi khi con người lại thay đổi vì thiết yếu cuộc sống không cần những ông bụt, bà tiên. “Ở hiền gặp lành” là cách sống hướng thiện, hướng con người ta đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Hướng tới một xã họi văn minh là hướng đến xã hội mà ở đó không còn tồn tại những bất công, không còn tồn tại những người hãm hại người,… mà xã hội chỉ còn là những điều tốt đẹp, văn minh. Để hướng đến xã hội ấy, xã hội không còn những tệ nạn, những thói hư, tật xấu, mà chỉ còn người tương trợ nhau trong lúc khó khăn. “Ở hiền gặp lành” như một đạo lý sống mà con người hướng đến. Cách sống giúp mọi người xích lại gần nhau, các lỗi lầm dễ được tha thứ hơn. “Ở hiền gặp lành” không có nghĩa là nhẫn nhục, nhẫn nhịn luôn tỏ ra sợ hãi, kiêng nể người khác. “Ở hiền gặp lành” ở đây là sống và hành động có đạo đức, để chữ tâm lên trên đầu. Trong cuộc sống, con người sinh ra luôn có luật nhân quả. Người ta thường nói: “Đi với bụt thì mặc áo cà sa, đi với ma thì mặc áo giấy” cũng là biểu hiện cho cách sống thích nghi của con người với hoàn cảnh. “Ở hiền gặp lành” không phải lúc nào cũng đúng, song nó nhắc nhở mỗi người trong cuộc sống cần có thái độ văn minh, lịch sự. Gặp người khó người chẳng may sa cơ lỡ vận có cuộc sống khá hơn trong hiện tại. Chẳng ai nói trước, vẽ trước được tương lai. Ngày hôm nay giàu có chưa chắc 10 năm nữa vẫn giàu có. Con người sống cần phải tích đức để đời. Với lứa tuổi đang ngồi trên ghế nhà trường, là những chủ nhân tương lai của đất nước. Các bạn học sinh cần tu dưỡng đạo đức, kính trên, nhường dưới và hiếu thảo với cha mẹ. Đối với người xung quanh, luôn giữ thái độ hòa đồng,hòa nhã, tránh và hạn chế gây những xích mích gây mất đoàn kết. Tránh các thói: “Gắp lửa bỏ tay người” hay “ném đá dấu tay” để xây dựng xã hội văn minh, lành mạnh. Kính trên nhường dưới cũng là một trong những đạo lý mà con người cần hướng đến để hoàn thiện bản thân. Mỗi người cần nên phấn đấu trở thành một tấm gương sáng trong xã hội. “Ở hiền gặp lành” như một châm ngôn, một cách sống, một đạo lý sống mà con người cần hướng đến. Sống luôn nghĩ đến người khác giúp con người sống tốt hơn, tránh khỏi những tệ nạn, những điều khó tránh trong cuộc sống. “Ở hiền gặp lành” cũng như câu tục ngữ “Một điều nhịn chín điều lành” câu tục ngữ trên đã sẽ và đang hướng con người đến cách sống hướng thiện, hướng con người tới một xã hội văn minh, lành mạnh và công bằng. Hà Vũ Bình luận về câu tục ngữ: Ở hiền gặp lànhDánh giá bài viết
Đề bài: Bình luận về câu tục ngữ: “Ở hiền gặp lành”
Bài làm
Trong cuộc sống, con người luôn tin vào luật nhân quả, ác giả các báo, người sống tốt, sống nghiêm chỉnh, luôn giúp đỡ người khác sẽ luôn gặp những điều tốt. Một trong những câu tục ngữ được dân gian ta đúc kết trong kho tàng của mình đó là: “Ở hiền gặp lành”, biểu hiện cho niềm tin vào cuộc sống luôn công bằng, gieo nhân nào, gặt quả ấy.
“Ở hiền gặp lành” là sự ứng xử, hành động của mình đối với người khác. “Ở hiền” nghĩa là trong cuộc sống con người ăn ở hiền lành, không làm hại tối người xung quanh. “Gặp lành” có nghĩa là trong cuộc sống con gặp những điều may mắn, những điều tốt lành. Khi gặp những điều xấu, được hóa giải từ điều xấu sang điều may mắn, an lành. “Ở hiền gặp lành” được hiểu theo nghĩa bóng đó là những người có cách sống hiền lành đúng với luân thường đạo lý sẽ gặp những điều tốt trong cuộc sống.
Thực tế trong cuộc sống, sẽ có hai trường hợp xảy ra trong câu tục ngữ trên:
Trường hợp thứ nhất, nhiều người có cách ứng xử tốt trong cuộc sống đã “gặp lành”. Khi đi trên các phương tiện công cộng, tôi thường nhường chỗ cho người già, phụ nữ, trẻ nhỏ, người khuyết tật, có lần mẹ tôi từ quê lên Hà Nội thăm tôi, bà năm nay 50 tuổi, vừa lên xe bus mẹ tôi đã được nhường chỗ luôn. Hay có lần, giúp một bạn trong giờ kiểm tra mượn bút, bữa sau đi học tôi quên ô, gặp đúng bạn hôm trước cho mượn bút và bạn ấy cho về cùng. Đó là một trong những biểu hiện nhỏ của “ở hiền gặp lành” trong cuộc sống mà nó có lẽ hiện hữu mà chúng ta chưa gọi tên được. Mỗi người cần phải tu dưỡng bản thân sống có đạo đức thì trong cuộc sống sẽ gặp nhiều may mắn.
Một trường hợp khác điển hình, có những người có những lúc sống rất hiền lành tử tế nhưng những gì nhận về lại khiến chính bản thân mình thất vọng và cảm thấy như mình đã làm những điều xấu, chứ không phải điều tốt vậy. Có người vào can ngăn vụ ẩu đả thì hứng trọn viên gạch, có khi hứng ngay con dao. Đó là những tình huống mà con người không thể lường trước được.
Xã hội càng ngày càng phức tạp khiến con người bị kéo theo vòng xoay ấy. Đôi lúc, do con người chưa thích nghi được với cuộc sống nên gặp phải những điều không may trong cuộc sống. Có thể, lúc nào đó “Ở hiền gặp lành” không còn là đúng nữa. Sở dĩ vậy vì nó mới chỉ là những chuyện kể, nó chưa khiến con người ta tin vào luật nhân quả vì thực tế xã hội khắc nghiệt khiến con người bị cuốn theo. Đôi khi con người lại thay đổi vì thiết yếu cuộc sống không cần những ông bụt, bà tiên.
“Ở hiền gặp lành” là cách sống hướng thiện, hướng con người ta đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Hướng tới một xã họi văn minh là hướng đến xã hội mà ở đó không còn tồn tại những bất công, không còn tồn tại những người hãm hại người,… mà xã hội chỉ còn là những điều tốt đẹp, văn minh. Để hướng đến xã hội ấy, xã hội không còn những tệ nạn, những thói hư, tật xấu, mà chỉ còn người tương trợ nhau trong lúc khó khăn.
“Ở hiền gặp lành” như một đạo lý sống mà con người hướng đến. Cách sống giúp mọi người xích lại gần nhau, các lỗi lầm dễ được tha thứ hơn. “Ở hiền gặp lành” không có nghĩa là nhẫn nhục, nhẫn nhịn luôn tỏ ra sợ hãi, kiêng nể người khác. “Ở hiền gặp lành” ở đây là sống và hành động có đạo đức, để chữ tâm lên trên đầu.
Trong cuộc sống, con người sinh ra luôn có luật nhân quả. Người ta thường nói: “Đi với bụt thì mặc áo cà sa, đi với ma thì mặc áo giấy” cũng là biểu hiện cho cách sống thích nghi của con người với hoàn cảnh. “Ở hiền gặp lành” không phải lúc nào cũng đúng, song nó nhắc nhở mỗi người trong cuộc sống cần có thái độ văn minh, lịch sự. Gặp người khó người chẳng may sa cơ lỡ vận có cuộc sống khá hơn trong hiện tại. Chẳng ai nói trước, vẽ trước được tương lai. Ngày hôm nay giàu có chưa chắc 10 năm nữa vẫn giàu có. Con người sống cần phải tích đức để đời.
Với lứa tuổi đang ngồi trên ghế nhà trường, là những chủ nhân tương lai của đất nước. Các bạn học sinh cần tu dưỡng đạo đức, kính trên, nhường dưới và hiếu thảo với cha mẹ. Đối với người xung quanh, luôn giữ thái độ hòa đồng,hòa nhã, tránh và hạn chế gây những xích mích gây mất đoàn kết. Tránh các thói: “Gắp lửa bỏ tay người” hay “ném đá dấu tay” để xây dựng xã hội văn minh, lành mạnh. Kính trên nhường dưới cũng là một trong những đạo lý mà con người cần hướng đến để hoàn thiện bản thân. Mỗi người cần nên phấn đấu trở thành một tấm gương sáng trong xã hội.
“Ở hiền gặp lành” như một châm ngôn, một cách sống, một đạo lý sống mà con người cần hướng đến. Sống luôn nghĩ đến người khác giúp con người sống tốt hơn, tránh khỏi những tệ nạn, những điều khó tránh trong cuộc sống. “Ở hiền gặp lành” cũng như câu tục ngữ “Một điều nhịn chín điều lành” câu tục ngữ trên đã sẽ và đang hướng con người đến cách sống hướng thiện, hướng con người tới một xã hội văn minh, lành mạnh và công bằng.
Hà Vũ