05/02/2018, 13:00

Bình luận về câu nói: Có công mài sắt có ngày nên kim

Đề bài: Bình luận về câu nói: “Có công mài sắt có ngày nên kim” Bài làm: Trong thực tế, không có thành công nào mà không trải qua những cố gắng, những nỗ lực. Không có con đường nào đã trải đầy hoa hồng. Để đạt được thành công, con người luôn phải trải qua một quá trình phấn đấu, có khi ...

Đề bài: Bình luận về câu nói: “Có công mài sắt có ngày nên kim” Bài làm: Trong thực tế, không có thành công nào mà không trải qua những cố gắng, những nỗ lực. Không có con đường nào đã trải đầy hoa hồng. Để đạt được thành công, con người luôn phải trải qua một quá trình phấn đấu, có khi đánh đổi cả nước mắt và máu xương. Câu tục ngữ: “Có công mài sắt có ngày nên kim” như động viên khích lệ con người cần phải rèn luyện tích cực quên mệt nhọc để gặt hái thành công trong tương lai. Bình luận về câu nói: “Có công mài sắt có ngày nên kim” Trong cuộc sống, con người luôn trải qua những thử thách nhất định, qua thử thách, qua thời gian, ý trí và nghị lực của con người sẽ đổi bằng những thành công, những phần thưởng nhất định. Con người thường chỉ chú ý đến kết quả sau cùng chứ không mấy mảy may đến quá trình con người phấn đấu. Song, giai đoạn con người chạm đến thành công là cả quá trình. Có học sinh đi thi học sinh giỏi nhưng không được giải chẳng được mọi người công nhận sự cố gắng, thay vì đó còn nói là học không bằng thực lực. Song, bằng sự cố gắng của em, năm học sau em đõ giải cao nhất, được đi thi những cấp cao hơn. Có thể thấy, những vấp ngã của con người trong cuộc sống giúp con người có ý chí, nghị lực để phấn đấu cho ngày sau. Và cũng để chứng minh cho câu nói: “Có công mài sắt có ngày nên kim” và ý chí “Thắng không kiêu, bại không nản” của con người. “Có công mài sắt có ngày nên kim” nói đến ý chí, nghị lực, lòng quyết tâm của con người trước những thử thách của cuộc sống, nó còn biểu hiện cho ý chí “Giám nghĩ, giám làm” của con người. Từ một mảnh sắt, mài nên cây kim là cả một quá trình lao động cực khổ, kiên trì. Một cây kim có thể sử dụng được khi đạt tiêu chí, nhỏ nhọn, tròn. Vì vậy, người mài sắt phải đặt các tiêu chí ấy lên hàng đầu, các tiêu chí mài kim giống như tiêu chí, mục đích của con người khi hướng đến thành công. Còn cây kim giống mục đích con người đặt ra và chiếm lĩnh nó. Cây kim giống như thành quả lao động của con người qua một quá trình lao động. Để mài được một cây kim quả là một kì công của con người. Trong câu: “Có công màu sắt có ngày nên kim” cây Kim như biểu tượng của quá trình lao động phấn đấu của con người. Từ xưa đến nay, con người luôn phải đối mặt với những khó khăn, vượt qua những khó khăn mới thấy con người có sức mạnh, ý chí phi thường như thế nào. Nó cũng là câu nói minh chứng cho quá trình con người tìm đến thành công, “Lửa thử vàng, gian nan thử sức” có lao động, có cố gắng, con người mới gặt được thành công, hái được những trái ngọt. Trong cuộc sống có biết bao tấm gương biểu hiện rõ cho câu tục ngữ: “Có công mài sắt có ngày nên kim” biết bao người đã lấy tiêu chí này làm kim chỉ nang cho cuộc đời mình. Bạn Khánh Vy là một minh chứng, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, bạn đã biết đến trên 3 ngoại ngữ khác nhau. Không thể không phủ nhận đó là tài năng thiên phú, nhưng cũng không thể phủ nhận đó là sự nỗ lực của bản thân bạn ấy. Việc học rất quan trọng, học đi đôi với hành lại càng quan trọng hơn. Song, điều quan trọng nhất là ý chí, lòng quyết tâm của bạn đặt ra. Bạn cố gắng, nỗ lực phấn đấu để đạt được thành công như ngày hôm nay. Đó là cả một quá trình chứ không phải ngày một, ngày hai mà có được. Câu nói: “Có công mài sắt, có ngày nên kim” thật là đúng. Có thể thấy trong câu nói trên, ta có thể chia thành hai vế, có công mài sắt và có ngày nên kim. Ta đặt mối tương quan trong quan hệ câu để tìm hiểu vấn đề: “Có công mài sắt có ngày nên kim” việc đối xứng giữa các vế của vấn đề giúp việc cắt nghĩa câu trở nên dễ dàng hơn. Ta có thể thấy “Có công” và “Có ngày” là một cặp đối xứng, để ám chỉ khoảng thời gian và công sức nỗ lực đặt ra của con người, dù ngắn, dù dài đó cũng là công sức mà con người đặt vào trong công việc, có công thì sẽ có ngày ám chỉ thành công sẽ đến sau qua trình phấn đấu nỗ lực. Cặp câu: “Mài sắt” và “nên kim” ám chỉ thành công của con người sau nỗ lực bản thân đã đề ra. Câu nói như định hướng cho mỗi con người trong cuộc sống cần phải đề ra mục tiêu và phấn đấu cho mục tiêu của mình – “Có công mài sắt có ngày nên kim” Câu nói: “Có công mài sắt có ngày nên kim” như một kim chỉ nang rọi đường cho mỗi con người, con người trong cuộc sống cần phải đặt ra mục tiêu và phấn đấu để hoàn thành mục tiêu mà mình đề ra. Ai đó đã từng nói: “Theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn” câu nói như cổ vuc tinh thần mỗi người, thức tỉnh mỗi con người trong cuộc sống cần có đam mê, có mục đích rõ ràng. Thành công sẽ đến nếu con người có đam mê, có ước mơ, có hi vọng, sống và cống hiến hết mình là cách mà con người chạm đến ước mơ, đạt đến cảnh giới cao của cuộc sống. Giống như câu noi: “Có công mài sắt có ngày nên kim”. Hà Vũ Bình luận về câu nói: Có công mài sắt có ngày nên kimDánh giá bài viết

Đề bài: Bình luận về câu nói: “Có công mài sắt có ngày nên kim”

Bài làm:

Trong thực tế, không có thành công nào mà không trải qua những cố gắng, những nỗ lực. Không có con đường nào đã trải đầy hoa hồng. Để đạt được thành công, con người luôn phải trải qua một quá trình phấn đấu, có khi đánh đổi cả nước mắt và máu xương. Câu tục ngữ: “Có công mài sắt có ngày nên kim” như động viên khích lệ con người cần phải rèn luyện tích cực quên mệt nhọc để gặt hái thành công trong tương lai.


Trong cuộc sống, con người luôn trải qua những thử thách nhất định, qua thử thách, qua thời gian, ý trí và nghị lực của con người sẽ đổi bằng những thành công, những phần thưởng nhất định. Con người thường chỉ chú ý đến kết quả sau cùng chứ không mấy mảy may đến quá trình con người phấn đấu. Song, giai đoạn con người chạm đến thành công là cả quá trình. Có học sinh đi thi học sinh giỏi nhưng không được giải chẳng được mọi người công nhận sự cố gắng, thay vì đó còn nói  là học không bằng thực lực. Song, bằng sự cố gắng của em, năm học sau em đõ giải cao nhất, được đi thi những cấp cao hơn. Có thể thấy, những vấp ngã của con người trong cuộc sống giúp con người có ý chí, nghị lực để phấn đấu cho ngày sau. Và cũng để chứng minh cho câu nói: “Có công mài sắt có ngày nên kim” và ý chí “Thắng không kiêu, bại không nản” của con người.

“Có công mài sắt có ngày nên kim” nói đến ý chí, nghị lực, lòng quyết tâm của con người trước những thử thách của cuộc sống, nó còn biểu hiện cho ý chí “Giám nghĩ, giám làm” của con người. Từ một mảnh sắt, mài nên cây kim là cả một quá trình lao động cực khổ, kiên trì. Một cây kim có thể sử dụng được khi đạt tiêu chí, nhỏ nhọn, tròn. Vì vậy, người mài sắt phải đặt các tiêu chí ấy lên hàng đầu, các tiêu chí mài kim giống như tiêu chí, mục đích của con người khi hướng đến thành công. Còn cây kim giống mục đích con người đặt ra và chiếm lĩnh nó. Cây kim giống như thành quả lao động của con người qua một quá trình lao động.

Để mài được một cây kim quả là một kì công của con người. Trong câu: “Có công màu sắt có ngày nên kim” cây Kim như biểu tượng của quá trình lao động phấn đấu của con người. 

Từ xưa đến nay, con người luôn phải đối mặt với những khó khăn, vượt qua những khó khăn mới thấy con người có sức mạnh, ý chí phi thường như thế nào. Nó cũng là câu nói minh chứng cho quá trình con người tìm đến thành công, “Lửa thử vàng, gian nan thử sức” có lao động, có cố gắng, con người mới gặt được thành công, hái được những trái ngọt.

Trong cuộc sống có biết bao tấm gương biểu hiện rõ cho câu tục ngữ: “Có công mài sắt có ngày nên kim” biết bao người đã lấy tiêu chí này làm kim chỉ nang cho cuộc đời mình. Bạn Khánh Vy là một minh chứng, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, bạn đã biết đến trên 3 ngoại ngữ khác nhau. Không thể không phủ nhận đó là tài năng thiên phú, nhưng cũng không thể phủ nhận đó là sự nỗ lực của bản thân bạn ấy. Việc học rất quan trọng, học đi đôi với hành lại càng quan trọng hơn. Song, điều quan trọng nhất là ý chí, lòng quyết tâm của bạn đặt ra. Bạn cố gắng, nỗ lực phấn đấu để đạt được thành công như ngày hôm nay. Đó là cả một quá trình chứ không phải ngày một, ngày hai mà có được. Câu nói: “Có công mài sắt, có ngày nên kim” thật là đúng.

Có thể thấy trong câu nói trên, ta có thể chia thành hai vế, có công mài sắt và có ngày nên kim. Ta đặt mối tương quan trong quan hệ câu để tìm hiểu vấn đề: “Có công mài sắt có ngày nên kim” việc đối xứng giữa các vế của vấn đề giúp việc cắt nghĩa câu trở nên dễ dàng hơn. Ta có thể thấy “Có công” và “Có ngày” là một cặp đối xứng, để ám chỉ khoảng thời gian và công sức nỗ lực đặt ra của con người, dù ngắn, dù dài đó cũng là công sức mà con người đặt vào trong công việc, có công thì sẽ có ngày ám chỉ thành công sẽ đến sau qua trình phấn đấu nỗ lực. Cặp câu: “Mài sắt” và “nên kim” ám chỉ thành công của con người sau nỗ lực bản thân đã đề ra. Câu nói như định hướng cho mỗi con người trong cuộc sống cần phải đề ra mục tiêu và phấn đấu cho mục tiêu của mình – “Có công mài sắt có ngày nên kim”

Câu nói: “Có công mài sắt có ngày nên kim” như một kim chỉ nang rọi đường cho mỗi con người, con người trong cuộc sống cần phải đặt ra mục tiêu và phấn đấu để hoàn thành mục tiêu mà mình đề ra. Ai đó đã từng nói: “Theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn” câu nói như cổ vuc tinh thần mỗi người, thức tỉnh mỗi con người trong cuộc sống cần có đam mê, có mục đích rõ ràng. Thành công sẽ đến nếu con người có đam mê, có ước mơ, có hi vọng, sống và cống hiến hết mình là cách mà con người chạm đến ước mơ, đạt đến cảnh giới cao của cuộc sống.  Giống như câu noi: “Có công mài sắt có ngày nên kim”.

Hà Vũ

0