05/02/2018, 13:00

Bình luận về câu nói: Lương y như từ mẫu

Đề bài: Bình luận về câu nói: “Lương y như từ mẫu” Bài làm Mỗi người khi trưởng thành đều sẽ lựa chọn cho mình một công việc nhất định. Chắc hẳn khi lựa chọn cho mình công việc, mỗi người đều cần phải tính toán chính xác, phù hợp với sở thích của bản thân. Thực tế trong xã hội, việc ...

Đề bài: Bình luận về câu nói: “Lương y như từ mẫu” Bài làm Mỗi người khi trưởng thành đều sẽ lựa chọn cho mình một công việc nhất định. Chắc hẳn khi lựa chọn cho mình công việc, mỗi người đều cần phải tính toán chính xác, phù hợp với sở thích của bản thân. Thực tế trong xã hội, việc chọn cho mình một chỗ đứng rất khó, đặc biệt đòi hỏi trong nghề nghiệp cần phải có đủ đức, đủ tài. Nghề Y thực tế cũng vậy, mỗi người trong ngành cần phải có cho mình kiến thức nghề nghiệp, trên hết yêu cầu ở mỗi người trong nghề nghiêp cần phải có đạo đức như câu nói “Lương y như từ mẫu”. "Lương y như từ mẫu"[/caption] Trước hết, chúng ta nên tìm hiểu câu nói “Lương y như từ mẫu” là gì? Lương y được hiểu là người thầy thuốc, người bác sĩ chữa bệnh, bốc thuốc cho mọi người. Nghề Y là nghề đặc biệt, xuất hiện sớm và có lịch sử rất lâu đời. Người làm nghề Y là những con người rất khéo léo và cẩn trọng trong chuyên môn. “Từ mẫu” nghĩa là người mẹ rất là hiền lành, rất mực thương yêu con cái. Ở một góc độ nào đó, “Từ mẫu” còn là tình mẫu tử, tình cảm mà người mẹ dành cho con của mình. Câu nói “Lương y như từ mẫu” có thể hiểu theo nghĩa Người làm nghề Y phải luôn đề cao đạo đức của nghề nghiệp. Người thầy thuốc là người phải có lòng nhân ái, thương yêu quý trọng người bệnh như người mẹ hiền chăm sóc thương yêu con mình. Người thầy thuốc trước hết phải là người giỏi, có năng lực, có đạo đức. Người “Lương y” là người không nhất thiết phải chữa hay chẩn đoán được tất cả các bệnh, mà với bệnh nhân cũng như người nhà bệnh nhân phải luôn thân thiện, ân cần, chu đáo. Khi đặt “Lương Y” cạnh “Từ mẫu” và dùng phép so sánh ngang bằng, nghĩa là, có thể hiểu, người thầy thuốc đối với bệnh nhân, cũng như người mẹ, đối với con mình. “Lương y” và “từ mẫu” đặt cạnh nhau cho thấy điểm tương đồng, “lương y như từ mẫu” thể hiện cho đạo đức – y đức của người thầy thuốc, phải luôn đặt đạo đức nghề nghiệp lên trên hết, không nhắm mắt mà làm bừa, đoán bừa. Y đức phải dựa trên nền tảng kiến thức mà mình có. Nghề y là nghề liên quan trực tiếp đến sức khỏe thậm chí là tính mạng của con người. Khi ốm đau, hay thậm chí là đứt tay, người ta cũng luôn mong gặp được bác sỹ. Ngành y là ngành vô cùng cần thiết trong cuộc sống, không một quốc gia, một đất nước nào lại không cần và không có bác sỹ. Nếu một ngày thế giới không có người hành nghề y, thì sẽ không có ai khám bệnh, chữa bệnh cho mọi người. Nghề y và những người hành nghề Y thật là quý, nhưng không phải cứ mặc áo Blue là được mọi người gọi là bác sỹ, gọi là “lương y”. Những người khoác áo Blue phải là những người giỏi trong chuyên môn nghề nghiệp, phải luôn có trí tiến thủ. Song, từng ấy sẽ thiếu nếu vị “lương y” đó không có lòng tận tụy và lòng thương người thì sẽ dễ đi đến lỗi lầm. Trong thời buổi kinh tế thị trường, mỗi người luôn phải gánh trên vai những trách nhiệm khác nhau, chúng chồng chất lên nhau và đòi hỏi một chữ “Tiền”, lấy vợ cần tiền, xây nhà cần tiền, mua xe cần tiền,.. trong khi đó, người bệnh đi khám luôn muốn nhanh chóng, kết quả chính xác,.. chính vì vậy mà một số bác sỹ trong nghề đã không từ thủ đoạn để “kiếm thêm” chút tiền bôi trơn của bệnh nhân, chút quà cáp khiến con người mờ mắt. Một số y bác sỹ mở trung tâm khám chữa bệnh đội đơn, tăng thành phần thuốc để kiếm thêm “chút ít”,.. Thế mới thấy, trong xã hội hiện đại, đồng tiền làm cho con người ta mờ mắt. Mặt khác, một số trường hợp y bác sỹ lơ đãng trong công việc, không tập chung vào nhiệm vụ của mình, quên một số trang thiết bị y tế trong cơ thể của bệnh nhân. Hay những trường hợp chẩn đoán sai dẫn đến bệnh nhân không biết bệnh tình của mình. Hay khi bệnh nhân đi khám da liễu mà chỉ vào phòng khám xương khớp và chẩn đoán đưa ra kết quả về xương khớp. Còn rất nhiều ví dụ về tính tắc trách của y bác sỹ mà dẫn đến hậu quả không lường trước được. Thế mới thấy, đức tính: “Lương y như từ mẫu” cần phải đươc nêu cao. Danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác từng nói: “Không có nghề nào nhân đạo bằng nghề cứu người,không có nghề nào vô nhân đạo bằng thiếu đạo đức” cũng như Bác Hồ từng nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” quả thật đúng. Đức và tài luôn phải song song với nhau tồn tại. Tài và đức của con người giống như hai mặt của đồng tiền, khi tách rời không có giá trị sử dụng. Trong xã hội, nghề nào cũng là nghề đáng quý, nghề Y là một trong những nghề cao quý nhất. Bàn về đạo đức nghề nghiệp không chỉ riêng ngành y cần đề cao “Lương y như từ mẫu” mà tất cả các nghề cần phải có đạo đức nghề nghiệp riêng. Một người bác sỹ, một lương y, luôn cần phấn đấu trở thành từ mẫu. “Lương y như từ mẫu” luôn là kim chỉ nang cho nghề nghiệp, lĩnh vực con người cần hướng đến. Hà Vũ Bình luận về câu nói: Lương y như từ mẫu5 (100%) 1 đánh giá

Đề bài: Bình luận về câu nói: “Lương y như từ mẫu”

Bài làm

Mỗi người khi trưởng thành đều sẽ lựa chọn cho mình một công việc nhất định. Chắc hẳn khi lựa chọn cho mình công việc, mỗi người đều cần phải tính toán chính xác, phù hợp với sở thích của bản thân. Thực tế trong xã hội, việc chọn cho mình một chỗ đứng rất khó, đặc biệt đòi hỏi trong nghề nghiệp cần phải có đủ đức, đủ tài. Nghề Y thực tế cũng vậy, mỗi người trong ngành cần phải có cho mình kiến thức nghề nghiệp, trên hết yêu cầu ở mỗi người trong nghề nghiêp cần phải có đạo đức như câu nói “Lương y như từ mẫu”.

[/caption]

Trước hết, chúng ta nên tìm hiểu câu nói “Lương y như từ mẫu” là gì? Lương y được hiểu là người thầy thuốc, người bác sĩ chữa bệnh, bốc thuốc cho mọi người. Nghề Y là nghề đặc biệt, xuất hiện sớm và có lịch sử rất lâu đời. Người làm nghề Y là những con người rất khéo léo và cẩn trọng trong chuyên môn. “Từ mẫu” nghĩa là người mẹ rất là hiền lành, rất mực thương yêu con cái. Ở một góc độ nào đó, “Từ mẫu” còn là tình mẫu tử, tình cảm mà người mẹ dành cho con của mình.

Câu nói “Lương y như từ mẫu” có thể hiểu theo nghĩa Người làm nghề Y phải luôn đề cao đạo đức của nghề nghiệp. Người thầy thuốc là người phải có lòng nhân ái, thương yêu quý trọng người bệnh như người mẹ hiền chăm sóc thương yêu con mình. Người thầy thuốc trước hết phải là người giỏi, có năng lực, có  đạo đức. Người “Lương y” là người không nhất thiết phải chữa hay chẩn đoán được tất cả các bệnh, mà với bệnh nhân cũng như người nhà bệnh nhân phải luôn thân thiện, ân cần, chu đáo.

Khi đặt “Lương Y” cạnh “Từ mẫu” và dùng phép so sánh ngang bằng, nghĩa là, có thể hiểu, người thầy thuốc đối với bệnh nhân, cũng như người mẹ, đối với con mình. “Lương y” và “từ mẫu” đặt cạnh nhau cho thấy điểm tương đồng, “lương y như từ mẫu” thể hiện cho đạo đức – y đức của người thầy thuốc, phải luôn đặt đạo đức nghề nghiệp lên trên hết, không nhắm mắt mà làm bừa, đoán bừa. Y đức phải dựa trên nền tảng kiến thức mà mình có.

Nghề y là nghề liên quan trực tiếp đến sức khỏe thậm chí là tính mạng của con người. Khi ốm đau, hay thậm chí là đứt tay, người ta cũng luôn mong gặp được bác sỹ. Ngành y là ngành vô cùng cần thiết trong cuộc sống, không một quốc gia, một đất nước nào lại không cần và không có bác sỹ. Nếu một ngày thế giới không có người hành nghề y, thì sẽ không có ai khám bệnh, chữa bệnh cho mọi người.

Nghề y và những người hành nghề Y thật là quý, nhưng không phải cứ mặc áo Blue là được mọi người gọi là bác sỹ, gọi là “lương y”. Những người khoác áo Blue phải là những người giỏi trong chuyên môn nghề nghiệp, phải luôn có trí tiến thủ. Song, từng ấy sẽ thiếu nếu vị “lương y” đó không có lòng tận tụy và lòng thương người thì sẽ dễ đi đến lỗi lầm. Trong thời buổi kinh tế thị trường, mỗi người luôn phải gánh trên vai những trách nhiệm khác nhau, chúng chồng chất lên nhau và đòi hỏi một chữ “Tiền”, lấy vợ cần tiền, xây nhà cần tiền, mua xe cần tiền,.. trong khi đó, người bệnh đi khám luôn muốn nhanh chóng, kết quả chính xác,.. chính vì vậy mà một số bác sỹ trong nghề đã không từ thủ đoạn để “kiếm thêm” chút tiền bôi trơn của bệnh nhân, chút quà cáp khiến con người mờ mắt. Một số y bác sỹ mở trung tâm khám chữa bệnh đội đơn, tăng thành phần thuốc để kiếm thêm “chút ít”,.. Thế mới thấy, trong xã hội hiện đại, đồng tiền làm cho con người ta mờ mắt.

Mặt khác, một số trường hợp y bác sỹ lơ đãng trong công việc, không tập chung vào nhiệm vụ của mình, quên một số trang thiết bị y tế trong cơ thể của bệnh nhân. Hay những trường hợp chẩn đoán sai dẫn đến bệnh nhân không biết bệnh tình của mình. Hay khi bệnh nhân đi khám da liễu mà chỉ vào phòng khám xương khớp và chẩn đoán đưa ra kết quả về xương khớp. Còn rất nhiều ví dụ về tính tắc trách của y bác sỹ mà dẫn đến hậu quả không lường trước được. Thế mới thấy, đức tính: “Lương y như từ mẫu” cần phải đươc nêu cao.

Danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác từng nói: “Không có nghề nào nhân đạo bằng nghề cứu người,không có nghề nào vô nhân đạo bằng thiếu đạo đức” cũng như Bác Hồ từng nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” quả thật đúng. Đức và tài luôn phải song song với nhau tồn tại. Tài và đức của con người giống như hai mặt của đồng tiền, khi tách rời không có giá trị sử dụng. Trong xã hội, nghề nào cũng là nghề đáng quý, nghề Y là một trong những nghề cao quý nhất. Bàn về đạo đức nghề nghiệp không chỉ riêng ngành y cần đề cao “Lương y như từ mẫu” mà tất cả các nghề cần phải có đạo đức nghề nghiệp riêng. Một người bác sỹ, một lương y, luôn cần phấn đấu trở thành từ mẫu. “Lương y như từ mẫu” luôn là kim chỉ nang cho nghề nghiệp, lĩnh vực con người cần hướng đến.

Hà Vũ

0